I. NGHI THỨC CÔNG PHU KHUYA

1. NGUYỆN HƯƠNG
(Chủ lễ quỳ ngay thẳng, xướng bài Nguyện hương. Gia chủ đồng mặc niệm và quán tưởng theo lời nguyện)

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.    O
Trên đài sen báu, trong ánh hào quang,
Đức Năng Nhơn tướng hảo huy hoàng,
Đấng Đại giác từ bi viên mãn,
An vị tôn tượng, cầu Phật chứng tri.
Lòng từ rộng lớn, thương xót chúng sanh,
Gia chủ lòng thành, dâng hương hiến cúng.
Phép màu khó nghĩ, đạo lực khôn bàn,
Xin xuống đạo tràng, chứng minh công đức.
Cúi đầu lễ bái,
Cầu gia đình hạnh phúc, an khương;
Ngửa mặt dâng hương,
Nguyện nước nhà hòa bình, hưng thịnh.
Năm châu được an định,
Bốn biển luôn thanh bình,
Hữu tình và vô tình,
Đồng thành tựu Phật đạo.
Nam-mô Đăng Bảo Tọa Bồ-tát Ma-ha-tát  (3 lần) OOO 

 

2. ĐẢNH LỄ TAM BẢO

Phật là đấng giác ngộ mình,
Độ người thoát khỏi tử sinh bao đời,
Từ bi, trí tuệ rạng ngời,
Là thầy ba cõi trời người xưa nay.
Chí tâm đảnh lễ tất cả Đức Phật ba đời thường trú trong mười phương.  (1 lạy) O
Pháp là phương thuốc diệu thay,
Chữa lành bệnh khổ bao loài chúng sanh,
Như vầng trăng sáng lung linh,
Soi đường ra khỏi u minh mê mờ.
Chí tâm đảnh lễ tất cả Tôn Pháp ba đời thường trú trong mười phương.   (1 lạy) O
Tăng là những bậc chân tu,
Biết đời huyễn mộng, giả từ ra đi,
Thấm nhuần trí tuệ, từ bi,
Độ đời thoát khỏi tham ... si khổ sầu.
Chí tâm đảnh lễ tất cả Hiền Thánh Tăng ba đời thường trú trong mười phương.  (1 lạy) OOO

3. TÁN HƯƠNG
(Đại chúng đứng thẳng và chắp tay trước ngực. Duy-na và Duyệt Chúng khai chuông mõ. Từ đây trở đi, chủ lễ xướng và gia chủ cùng tụng theo).

Lò hương vừa bén chiên đàn
Tỏa xông pháp giới đạo tràng mười phương
Hiện thành mây báu cát tường
Xin Phật chứng giám tâm hương chí thành
Pháp thân các Phật tịnh thanh
Chứng minh hương nguyện, phước lành rưới ban.
 Nam mô Hương Vân Cái Bồ-tát.  (3 lần)  OOO

 

4. TÁN DƯƠNG GIÁO PHÁP

Pháp Phật cao siêu, lý rộng sâu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con gặp được xin trì tụng
Nguyện hiểu chân Kinh nghĩa nhiệm mầu
Nam-mô Khai Pháp Tạng Bồ-tát. (3 lần) OOO

5A. THẦN CHÚ LĂNG NGHIÊM

Nam-mô Lăng-nghiêm Hội thượng Phật Bồ-tát (3 lần) OOO
Tâm thiền định an nhiên chẳng động,
Thủ-lăng-nghiêm mầu nhiệm khó tìm,
Dứt trừ vọng tưởng, đảo điên,
Chứng nên thân pháp, kết duyên niết-bàn.
Nay con nguyện chứng thành chánh giác
Độ chúng sinh như cát sông Hằng,
Ngõ hầu báo Phật thâm ân,
Trải trăm ngàn kiếp hồng trần cũng cam.
Kính cung thỉnh Thế Tôn chứng giám,
Cõi trược nhơ, con nguyện xung phong,
Còn ai giác ngộ chưa xong,
Con nguyền chưa chứng niết-bàn làm chi.
Đại hùng, đại từ bi, đại lực,
Dứt sạch trơn vi tế não phiền.
Chứng vô thượng giác hiện tiền,
Đạo tràng dựng khắp các miền trầm luân.
Hư không dù có tan tành,
Nguyện hùng con giữ vững vàng trước sau.
Nam-mô thường trú mười phương Phật O
Nam-mô thường trú mười phương Pháp O
Nam-mô thường trú mười phương Tăng   O
Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật          O
Nam-mô Phật đảnh Thủ-lăng-nghiêm    O
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát          O
Nam-mô Kim Cang Tạng Bồ-tát           O

Bấy giờ trong Hội, từ nhục kế Phật, trăm hào quang báu chiếu soi sáng ngời, thành sen ngàn cánh. Trong mỗi hoa sen, có một hóa Phật. Đỉnh đầu mỗi Phật đồng loạt phóng ra mười hào quang quý. Từng tia hào quang có vô số thần Kim Cang Mật Tích; có vị cầm chày, có vị bưng núi, cùng khắp hư không. Mọi người nhìn thấy, vừa mừng, vừa sợ, cầu Phật thương xót, bảo hộ, chở che; một lòng lắng nghe Phật nói thần chú:

5.1. ÐỆ NHẤT

Nam-mô tát đát tha tô già đa da a ra ha đế tam-miệu tam-bồ-đà-tỏa. Tát đát tha Phật đà cu-tri sắc ni sam.
Nam-mô tát bà bột đà bột địa, tát đa bệ tệ.
Nam-mô tát đa nẩm tam-miệu tam-bồ-đà cu-tri nẩm. Ta xá ra bà ca tăng-già nẩm.
Nam-mô lô kê a-la-hán đa nẩm.
Nam-mô tô lô đa ba na nẩm.
Nam-mô ta yết rị đà già di nẩm.
Nam-mô lô kê tam-miệu già đa nẩm.

Tam miệu già ba ra để ba đa na nẩm.
Nam-mô đề bà ly sắt nỏa.
Nam-mô tất đà da tỳ địa da đà ra ly sắt nỏa.     
Xá ba noa yết ra ha ta ha ta ra ma tha nẩm.
Nam-mô bạt ra ha ma ni.
Nam-mô nhơn đà ra da.
Nam-mô bà già bà đế, lô đà ra da. Ô ma bát đế, ta hê dạ da.
Nam-mô bà già bà đế.
Na ra dả noa da. Bàn-giá ma-ha tam mộ đà ra.
Nam-mô tất yết rị đa da.
Nam-mô bà già bà đế, ma ha ca ra da. Ðịa rị bác lặc na già ra. Tỳ đà ra ba noa ca ra da. A địa mục đế. Thi ma xá na nê bà tất nê. Ma đát rị già noa.
Nam-mô tất yết rị đa da.
Nam-mô bà già bà đế. Ða tha già đa cu ra da.
Nam-mô bát đầu ma cu na da.
Nam-mô bạt xà ra cu ra da.
Nam-mô ma ni cu ra da.
Nam-mô già xà cu ra gia.
Nam-mô bà già bà đế, đế rị trà du ra tây na, ba ra ha ra noa ra xà dà, đa tha già đa da.
Nam-mô bà già bà đế.
Nam-mô a di đa bà da, đa tha dà đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam-bồ-đà da.
Nam-mô bà già bà đế, a sô bệ da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam-bồ-đà da.
Nam-mô bà già bà đế, bệ sa xà da cu lô phệ trụ rị da, bát ra bà ra xà da, đa tha già đa da.
Nam-mô bà già bà đế, tam bổ sư bí đa, tát lân nại ra lặc xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam-bồ-đà da.
Nam-mô bà già bà đế, xá kê dã mẫu na duệ, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam-bồ-đà da.
Nam-mô bà già bà đế, lặc đác na kê đô ra xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam-bồ-đà da, đế biều nam-mô tát yết rị đa, ế đàm bà già bà đa, tát đác tha già đô sắc ni sam, tát đác đa bác đác lam.
Nam-mô a bà ra thị đam, bác ra đế dương kỳ ra, tát ra bà bộ đa yết ra ha, ni yết ra ha yết ca ra ha ni, bạc ra bí địa da sất đà nể, a ca ra mật rị trụ, bát rị đát ra da nảnh yết rị, tát ra bà bàn đà na mục xoa ni, tát ra bà đột sắc tra đột tất phạp bát na nể phạt ra ni, giả đô ra thất đế nẫm, yết ra ha ta ha tát ra nhã xà. 
Tỳ đa băng ta na yết rị, a sắc tra băng xá đế nẫm, na xoa sát đác ra nhã xà, ba ra tát đà na yết rị, a sắc tra nẫm, ma ha yết ra ha nhã xà, tỳ đa băng tát na yết rị, tát bà xá đô lô nể bà ra nhã xà, hô lam đột tất phạp nan giá na xá ni, bí sa xá tất đác ra, a kiết ni ô đà ca ra nhã xà, a bát ra thị đa cu ra ma ha bác ra chiến trì, ma ha điệp đa, ma ha đế xà, ma ha thuế đa xà bà ra, ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể, a rị da đa ra, tỳ rị cu tri, thệ bà tỳ xà da, bạc xà ra ma lễ để, tỳ xá lô đa, bột đằng dõng ca, bạt xà ra chế hắt na a giá, ma ra chế bà bác ra chất đa.
Bạc xà ra thiện trì, tỳ xá ra giá, phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa, tô ma lô ba, ma ha thuế đa, a rị da đa ra, ma ha bà ra, a bác ra, bạt xà ra thương yết ra chế bà, bạt xà ra cu ma rị, cu lam đà rị, bạt xà ra hắc tát đa giá tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca, khuất tô mẫu bà yết ra đá na, bệ lô giá na cu rị da, dạ ra thố sắc ni sam, tỳ chiết lam bà ma ni giá, bạt xà ra ca na ca ba ra bà, lô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá, thuế đa giá ca ma ra sát xa thi ba ra bà, ế đế di đế, mẫu đà ra yết noa, ta bệ ra sám, quật phạm đô, ấn thố na mạ mạ tỏa.

5.2. ÐỆ NHỊ

Ô hồng, rị sắt yết noa, bác lặc xá tất đa, tát đát tha già đô sắc ni sam. Hổ hồng, đô lô ung chiêm bà na. Hổ hồng, đô lô ung tất đam bà na. Hổ hồng, đô lô ung ba ra sắc địa da tam bác xá noa yết ra. 
Hổ hồng, đô lô ung, tát bà dược xoa hắt ra sát ta, yết ra ha nhã xà, tỳ đằng băng tát na yết ra. Hổ hồng, đô lô ung, giả đô ra thi để nẫm, yết ra ha, ta ha tát ra nẫm, tỳ đằng băng tát na ra. 
Hổ hồng, đô lô ung, ra xoa, bà già phạm tát đát tha già đô sắc ni sam, ba ra điểm xà kiết rị, ma ha ta ha tát ra, bột thọ ta ha tát ra thất rị sa, cu tri ta ha tát nê đế lệ, a tệ đề thị bà rị đa, tra tra anh ca ma ha bạt xà lô đà ra, đế rị bồ bà na, man trà na, ô hồng, ta tất đế bạc bà đô, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.

5.3. ÐỆ TAM

Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ, a kỳ ni bà dạ, ô đà ca bà dạ, tỳ xa bà dạ, xá tát đa ra bà dạ, bà ra chước yết ra bà dạ, đột sắc xoa bà dạ, a xá nể bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ, đà ra ni bộ di kiếm ba già ba đà bà dạ, ô ra ca bà đa bà dạ, lặc xà đàng trà bà dạ, na già bà dạ, tỳ điều đát bà dạ, tô ba ra noa bà dạ, dược xoa yết ra ha, ra xoa tư yết ra ha, tất rị đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu-bàn trà yết ra ha.
Bổ đơn na yết ra ha, ca tra bổ đơn na yết ra ha, tất kiền độ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, ô đàn ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, hê rị bà đế yết ra ha, xã đa ha rị nẩm, yết bà ha rị nẩm, lô địa ra ha rị nẩm, mang ta ha rị nẩm, mê đà ha rị nẩm, ma xà ha rị nẩm, xà đa ha rị nữ, thị tỷ đa ha rị nẩm, tỳ đa ha rị nẩm, bà đa ha rị nẩm, a du giá ha rị nữ, chất đa ha rị nữ, đế sam tát bệ sam, tát bà yết ra ha nẩm.
Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ba rị bạt ra giả ca hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, trà diễn ni hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha bát du bác đát dạ, lô đà ra hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na ra dạ noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, đát đỏa già lô trà tây hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma-ha ca ra ma đát rị già noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ca ba rị ca hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, xà dạ yết ra, ma độ yết ra tát bà ra tha ta đạt na hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di.
Giả đốt ra bà kỳ nể hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ rị dương hất rị tri, nan đà kê sa ra dà noa bác đế, sách hê dạ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na yết na xa ra bà noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di.
A-la-hán hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ đa ra già hất rị đởm, tỷ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, bạt xà ra ba nể, cu hê dạ, cu hê dạ, ca địa bát đế hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ra thoa vỏng, bà dà phạm, ấn thố na mạ mạ tỏa.

5.4. ÐỆ TỨ

Bà già phạm, tát đát đa bác đá ra, Nam-mô tý đô đế, a tất đa na ra lặc ca, ba ra bà tất phổ tra, tỳ ca tát đát đa bát đế rị, thập Phật ra thập Phật ra, đà ra đà ra, tần đà ra tần đà ra, sân đà sân đà. Hổ hồng. Hổ hồng, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, ta ha, hê hê phấn, a mâu ca da phấn, a ba ra đề ha đa phấn, ba ra bà ra đà phấn.
A tố ra tỳ đà ra ba ca phấn, tát bà đề bệ tệ phấn, tát bà na già tệ phấn, tát bà dược xoa tệ phấn, tát bà kiền thát bà tệ phấn, tát bà bổ đơn na tệ phấn, ca tra bổ đơn na tệ phấn, tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn, tát bà đột sáp tỷ lê hất sắc đế tệ phấn, tát bà thập bà lê tệ phấn, tát bà a bá tất ma lê tệ phấn, tát bà xá ra bà noa tệ phấn, tát bà địa đế kê tệ phấn, tát bà đát ma đà kê tệ phấn.
Tát bà tỳ đà da ra thệ giá lê tệ phấn, xà dạ yết ra ma độ yết ra, tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn; tỳ địa dạ giá lê tệ phấn, giả đô ra phược kỳ nể tệ phấn, bạt xà ra cu ma rị, tỳ đà dạ ra thệ tệ phấn, ma ha ba ra đinh dương xoa tỳ rị tệ phấn, bạt ra xa thương yết ra dạ, ba ra trượng kỳ ra xà da phấn, ma ha ca ra dạ, ma ha mạt đát rị ca noa.
Nam-mô ta yết rị đa dạ phấn, tỷ sắc noa tỳ duệ phấn, bột ra ha mâu ni duệ phấn, a kỳ ni duệ phấn, ma ha yết rị duệ phấn, yết ra đàn trì duệ phấn, miệc đát rị duệ phấn, lao đát rị duệ phấn, giá văn trà duệ phấn, yết la ra đát rị duệ phấn, ca bác rị duệ phấn, a địa mục chất đa ca thi ma xá na, bà tư nể duệ phấn, diễn kiết chất, tát đỏa bà tỏa, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.

5.5. ÐỆ NGŨ

Ðột sắc tra chất đa, a mạt đát rị chất đa, ô xà ha ra, già bà ha ra, lô địa ra ha ra, ta bà ha ra, ma xà ha ra, xà đa ha ra, thị tỷ đa ha ra, bạc lược dạ ha ra, kiền đà ha ra, bố sử ba ha ra, phả ra ha ra, bà tỏa ha ra.
Bác ba chất đa, đột sắc tra chất đa, lao đà ra chất đa, dược xoa yết ra ha, ra sát ta yết ra ha, bế lệ đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, tất kiền đà yết ra ha, ô đát ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, trạch khê cách trà kỳ ni yết ra ha, rị Phật đế yết ra ha, xà di ca yết ra ha, xá cu ni yết ra ha, lao đà ra nan địa ca yết ra ha, a lam bà yết ra ha, kiền độ ba ni yết ra ha.
Thập Phật ra yên ca hê ca, trụy đế dược ca, đát lệ đế dược ca, giả đột thác ca, ni đề thập phạt ra, tỷ sam ma thập phạt ra, bạc để ca, tỷ để ca, thất lệ sắt mật ca, ta nể bác đế ca, tát bà thập phạt ra, thất lô kiết đế.
Mạt đà bệ đạt lô chế kiếm, a ỷ lô kiềm, mục khê lô kiềm, yết rị đột lô kiềm, yết ra ha yết lam, yết na du lam, đản đa du lam, hất rị dạ du lam, mạt mạ du lam, bạt rị thất bà du lam, tỷ lật sắc tra du lam, ô đà ra du lam, yết tri du lam, bạt tất đế du lam, ô lô du lam, thường già du lam, hắc tất đa du lam, bạt đà du lam, ta phòng án già bác ra trượng già du lam, bộ đa tỷ đa trà.
Trà kỳ ni thập bà ra, đà đột lô ca kiến đốt lô kiết tri, bà lộ đa tỳ, tát bác lô, ha lăng già, du sa đát ra, ta na yết ra, tỳ sa dụ ca, a kỳ ni ô đà ca, mạt ra bệ ra, kiến đa ra, a ca ra mật rị đốt đát liểm bộ ca, địa lật lặc tra, tỷ rị sắc chất ca, tát bà na cu ra, tứ dẫn già tệ yết ra, rị dược xoa, đác ra sô, mạt ra thị phệ đế sam, ta bệ sam, tất đát đa bác đát ra, ma ha bạc xà lô sắc ni sam, ma ha bác lặc trượng kỳ lam, dạ ba đột đà xá dụ xà na, biện đát lệ noa, tỳ đà da bàn đàm ca lô di, đế thù bàn đàm ca lô di, bát ra tỳ đà, bàn đàm ca lô di, đác điệc tha.
Án, a na lệ, tỳ xá đề, bệ ra bạt xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra báng ni phấn. Hổ hồng, đô lô ung phấn, ta bà ha.    (3 lần) O

 

CHÚ ÐẠI-BI

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. 
Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. 
Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. OOO

 

THẬP CHÚ
1. NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ÐÀ LA NI

Nam-mô Phật-đà-da.
Nam-mô Ðạt-ma-da.
Nam-mô Tăng-dà-da.
Nam-mô Quán Tự Tại Bồ-tát ma-ha-tát, cụ đại-bi tâm giả. Ðát điệt tha.
Án chước yết ra phạt để chấn đa mạc ni, ma ha bát đẳng mế, rô rô rô rô, để sắc tra thước ra a yết rị, sa dạ, hồng phấn ta ha.
Án, bát đạp ma chấn đa mạt ni, thước ra hồng.
Án bát lặc đà, bát đẳng mế hồng.          O

2. TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ

Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẩm. Á bát ra để, hạ đa xá ta nẳng nẩm. Ðát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca thất rị duệ, ta phạ ha.           O

3. CÔNG ÐỨC BẢO SƠN THẦN CHÚ

Nam-mô Phật-Ðà-da.
Nam-mô Ðạt-Ma-da.
Nam-mô Tăng-Dà-da.
Án, tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.   O

4. PHẬT MẪU CHUẨN ÐỀ THẦN CHÚ

Khể thủ quy-y Tô-tất-đế, đầu diện đảnh lễ thất cu chi. Ngã kim xưng tán Ðại Chuẩn Ðề, duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Nam-mô tát đa nẩm tam-miệu tam-bồ-đề, cu chi nẩm, đát điệt tha.
Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn Ðề, ta bà ha.    O

5. THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUYẾT ÐỊNH QUANG MINH VƯƠNG ÐÀ LA NI

Án, nại ma ba cát ngỏa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tả ra tể dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.
Án, tát rị ba, tang tư cát rị, bót rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngỏa, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt.                           O

 

6. DƯỢC SƯ QUÁN ÐẢNH CHƠN NGÔN

Nam-mô bạt dà phạt đế, bệ sát xả, lụ rô thích lưu ly, bát lặt bà, hắt ra xà dã, đát tha yết đa da, a ra hắt đế, tam miệu tam bột đà da. Ðát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tá ha. O

 

7. QUÁN ÂM LINH CẢM CHƠN NGÔN

Án, ma ni bác di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát nạp, bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết, thuyết ra da, tá ha.                                                       O

 

8. THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN

Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha.                  O

 

9. VÃNG SANH TỊNH ÐỘ THẦN CHÚ

Nam-mô a di đa bà dạ, 
Ða tha dà đa dạ, 
Ða địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ,
A di rị đa tất đam bà tỳ,
A di rị đa tì ca lan đế,
A di rị đa, tì ca lan đa,
Dà di nị dà dà na,
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.                           O

 

10. THIỆN NỮ THIÊN CHÚ

Nam-mô Phật-đà.
Nam-mô Ðạt-mạ.
Nam-mô Tăng-dà.
Nam-mô thất lỵ, ma ha để tỷ da, đát nể dã tha, ba lỵ phú lầu na giá lỵ, tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã, ba nể ba ra, ba nể tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha Di-Lặc đế, lâu phã tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a nậu, đà-la-ni.           O

5B. KINH DI GIÁO

Chính tôi được nghe, lần chuyển bánh xe chánh pháp đầu tiên, đức Thế Tôn độ tôn giả Kiều-trần-như và lần thuyết pháp sau cùng, Ngài độ tôn giả Tu-bạt-đà-la. Những người có thể hóa độ, Ngài đã hóa độ tất cả. Vào đêm cuối trước ngày Niết-bàn vô dư, giữa rừng Sa-la, dưới cây song thọ, không gian thật vắng lặng, yên tĩnh, đức Phật đã nhắn nhủ những điều cốt lõi của chánh pháp như sau.                          O

 

ĐẠO ĐỨC THANH CAO

Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt. Phải biết rằng giới luật là bậc Thầy tối thượng. Dẫu có sống thêm ở đời bao nhiêu năm nữa, Như Lai cũng không ngoài mục đích răn dạy các vị về giới luật ấy thôi.        O
Người giữ giới thì không được kinh doanh, thương mại, xây dựng nhà cửa, cày cấy ruộng vườn, đầu tư nông nghiệp, thuê người giúp việc, theo kiểu thế tục. Không được chặt đốn cây cối, đào đất, móc hang, điều chế dược liệu, đoán quẻ tốt xấu, xem sao đoán mạng, nghiên cứu địa lý, tìm tòi hưng suy, hay coi lịch đoán số.      O
Các vị nên sống tiết chế thân mạng, ăn uống điều độ, duy trì nếp sống thanh cao, giải thoát. Không tham dự chính trị, lãnh sứ mạng liên lạc, thông tin. Không được luyện bùa chú, chế linh dược, giao hảo người quyền quý, kết thân kẻ ngạo mạn. Cần phải giữ tâm chân thật, sống chánh niệm và tỉnh thức trong từng phút giây, mong cầu đạo quả giải thoát. Không được che giấu lỗi lầm, bày điều mê hoặc để thu hút quần chúng. Phải sống ít muốn, biết đủ đối với bốn phẩm vật cúng dường. Sống vừa đủ để hành đạo, không cất chứa tài sản và tiền bạc.      O
Như Lai vừa nói tóm tắt về sự giữ giới. Giới luật đó là căn bản, là gốc rễ của đạo giải thoát. Nhờ giữ giới trang nghiêm, thiền định và trí tuệ phát sanh, có thể tiêu diệt tất cả đau khổ. Thế nên các vị hãy giữ gìn giới luật một cách trọn vẹn. Người giữ giới thanh tịnh sẽ nuôi lớn pháp lành. Người thiếu mất giới thì không thể phát sinh công đức.    O

LÀM CHỦ GIÁC QUAN

Này các đệ tử, các vị phải chế ngự năm giác quan không để chúng dong ruổi theo trần cảnh, dục lạc. Người tu phải như chú mục đồng cầm roi chăn, không để trâu giẫm đạp lúa mạ của người. Một khi các vị buông lung năm giác quan, không những các vị không chế ngự được năm thứ dục lạc, mà các vị cũng không thể dừng được vòng cương tỏa của phóng túng, như con ngựa chứng nếu không dây cương, nó sẽ lao xuống hầm hố. Nạn khổ của giặc cướp chỉ có một đời, trong khi nạn giặc giác quan làm chúng sanh đau khổ nhiều kiếp. Tai họa của nó vô cùng nguy hiểm. Các vị phải cẩn thận.          O
Thế nên, người có trí cần phải chế ngự các giác quan chứ không phục tùng nó, giữ  gìn chúng như là canh chừng giặc cướp, không để chúng hoành hành, thao túng.
Này các đệ tử, trong các giác quan của con người, ý là quan trọng nhất. Các vị phải thận trọng chế ngự tâm ý mình. Tâm ý rất đáng sợ, nguy hiểm còn hơn thú dữ, rắn độc, thậm chí nguy hại hơn cả nạn hỏa hoạn. Cũng như có người mải mê cầm giữ chén mật trên tay và quên đi hầm hố trên đường, sẽ bị vấp ngã. Cũng như voi say mà không có móc sắt, như khỉ vượn gặp được cây rừng tha hồ mà chuyền nhảy, muốn chế ngự chúng thì thật là khó. Vì vậy các vị siêng năng chế ngự tâm mình, để giữ gìn tất cả các pháp thiện. Khi tâm được chế ngự một chỗ thì không việc gì không thành.           O

KHÔNG MÀNG HƯỞNG THỤ

Này các đệ tử, khi thọ dụng phẩm vật cúng dường, các vị nên quan niệm như uống thuốc. Ngon không ham, dở không chê. Ăn uống chỉ để cho khỏi đói khát. Như ong hút mật trong hoa, chỉ lấy mùi vị, không làm tổn thương hương sắc. Người xuất gia cũng vậy: Thọ dụng sự cúng dường để đủ sức khỏe tu tập, không được ham cầu quá nhiều, làm tổn thất tín tâm của tín thí. Hãy như người trí biết lượng sức kéo và chịu đựng của trâu, không nên dùng trâu quá sức, đến nỗi kiệt lực.          O

VƯỢT QUA THÓI QUEN

Này các đệ tử, ban ngày thì nỗ lực tu tập pháp lành, không để thời gian trôi qua uổng phí. Đầu hôm, cuối đêm cũng không luống bỏ. Giữa đêm tụng niệm, tu trì. Đừng vì chuyện ngủ nghỉ mà để cuộc đời trôi qua vô ích. Hãy tâm niệm rằng ngọn lửa vô thường đang đốt cháy thế gian, để tự tinh tấn độ mình, khắc phục sự lười biếng, ngủ nghỉ. Giặc phiền não luôn rình rập giết các vị, còn nguy hiểm hơn kẻ thù, làm sao các vị có thể mặc tình ngủ nghỉ mà không cảnh giác! Phiền não ngủ trong tâm người cũng như rắn độc nằm trong nhà, phải dùng móc sắt giới hạnh mà lôi kéo nó ra gấp. Rắn độc ra rồi ta mới an tâm ngủ nghỉ. Rắn độc chưa ra mà mải mê ngủ nghỉ thì thật là người không biết hổ thẹn.            O

TRANG SỨC HỔ THẸN

Này các đệ tử, sự hổ thẹn là trang sức đẹp nhất trong mọi trang sức. Sự hổ thẹn có khả năng chế ngự mọi thứ bất thiện và phi pháp của con người. Thế nên hãy sống với tâm niệm hổ thẹn, đừng bao giờ lãng quên đức tính ấy. Mất tâm hổ thẹn là mất tất cả công đức. Có hổ thẹn là có tất cả thiện pháp. Không hổ thẹn thì có khác chi loài cầm thú.     O

CHUYỂN HÓA SÂN HẬN

Này các đệ tử, nếu có ai xúc phạm, thương tổn thân thể các vị, các vị nên kiềm chế tâm mình, đừng để lửa sân hận thiêu đốt. Lại phải giữ lời ăn, tiếng nói, đừng buông lời ác độc để trả đũa ai. Tâm sân hận trỗi dạy sẽ làm băng hoại đạo nghiệp, cháy hết công đức tu tập. Đức tánh của kham nhẫn, ngay cả giữ giới và khổ hạnh cũng không thể sánh bằng. 
Thực hành đức nhẫn mới xứng danh là bậc thượng nhân có sức mạnh. Người nào chưa có thể chịu đựng sự nhục mạ một cách hoan hỷ, như uống cam lộ, thì chưa thể xứng danh là người vào đạo có trí. Sự sân hận sẽ thiêu hủy tất cả pháp lành, nó nguy hiểm hơn lửa dữ. Các vị phải canh phòng cẩn mật, đừng cho sân hận xâm nhập. 
Trong các loại giặc cướp công đức thì sân hận là nguy hiểm bậc nhất. Người thế gian sống thọ hưởng dục lạc, thiếu phương pháp chế ngự, nếu có sân hận còn có thể tha thứ được. Người xuất gia hành đạo loại bỏ mọi thứ vui của đời mà không loại bỏ được sân hận thì thật đáng trách, cũng giống như bầu trời quang đãng mà có sấm sét nổi lên là điều không thích hợp.       O

TỪ BỎ KIÊU MẠN VÀ DUA NỊNH

 Này các đệ tử, các vị hãy tự xoa đầu mình và ghi nhớ rằng: Các vị đã bỏ tất cả các mỹ phẩm và trang sức của thế gian, khoác trên mình chiếc áo cà-sa hoại sắc, sống bằng cách khất thực. Khi nào tâm lý kiêu mạn, cao ngạo nổi lên thì lập tức chế ngự nó. Kiêu ngạo là tánh xấu mà thế nhân còn không nên có, huống chi là người xuất gia vì đạo giải thoát, sống bằng khất thực hay sao!      O
Này các đệ tử, tâm lý dua nịnh trái ngược hoàn toàn với đạo giải thoát. Thế nên, các vị hãy huấn luyện tâm cho thật chất trực. Nên biết rằng: Dua nịnh là điều dối trá mà người xuất gia không nên có. Phải làm cho tâm ý đoan chánh, phát huy đức tánh trung trực. Đó là con đường vào đạo.      O

ÍT MUỐN, BIẾT ĐỦ

Này các đệ tử, các vị nên biết rằng người nào tham muốn nhiều thì nhu cầu lợi dưỡng cũng nhiều, do vậy mà đau khổ càng tăng. Người ít muốn thì không ham cầu, không đắm nhiễm nên không có tệ hại ấy. Chỉ với lợi ích ấy thôi cũng đủ để các vị phải trau dồi, thực tập, huống là khi hạnh này còn có công năng phát triển các công đức! Người ít muốn thì không lấy lòng người bằng cách dua nịnh, lòn cúi và cũng không bị các giác quan sai sử, thao túng. Hành giả ít muốn, tâm ý được thanh thản, không còn những ưu tư, phiền muộn, gặp việc thì đủ nghị lực để ứng phó, không việc gì không làm được. Nói chung, sống hạnh ít muốn tất gần Niết-bàn.    O
Này các đệ tử, nếu các vị muốn giải thoát mọi đau khổ thì nên thường xuyên tu tập quán biết đủ. Pháp biết đủ là cơ sở của sự an lạc, hạnh phúc và sung mãn. Người biết đủ dẫu nằm trên đất vẫn thấy an lạc. Người không biết đủ dẫu sống ở thiên đường vẫn chưa thấy toại nguyện. Không biết đủ tuy giàu mà rất nghèo. Biết đủ thì tuy nghèo nhưng rất giàu có. Người không biết đủ là kẻ nô lệ của năm thứ dục lạc thấp kém và còn là tấm bia đời đáng thương xót đối với hành giả biết đủ.     O

TÂM HẠNH THOÁT TỤC

Này các đệ tử, muốn đạt đạo tịch tịnh, vô vi, an lạc, các vị phải xa lìa những chốn huyên náo, sống một mình ở những nơi an nhàn, thanh vắng. Người ở chỗ yên tĩnh thì trời Đế-thích và chư Thiên đều kính trọng. 
Vì thế, các vị nên xa lìa hội chúng, sống đơn độc thư thái và cắt đứt gốc rễ đau khổ bằng tư duy trí tuệ. Người thích hội chúng thì bị hội chúng nhiễu loạn, như cây cổ thụ mà có nhiều chim tụ tập thì có thể bị hư cành. Thế gian trói buộc con người trong đau khổ cũng giống như con voi già bị sa lầy, khó mong thoát khỏi. Đó là hạnh siêu thoát, các vị cần ghi tâm.    O

TINH TẤN KHÔNG DỪNG

Này các đệ tử, nỗ lực tinh tấn thì không việc gì khó khăn. Thế nên các vị phải siêng năng, tinh tấn như giọt nước thường nhỏ có thể xuyên thủng đá. Người tu hành mà biếng nhác thì khác nào như người cọ cây lấy lửa, cây chưa kịp nóng đã nghỉ, dầu tha thiết muốn có được lửa, lửa cũng không vì thế mà có được. Hãy siêng năng tinh tấn không dừng.   O

THẮP SÁNG CHÍNH NIỆM

Này các đệ tử, thực ra cầu cạnh thiện tri thức hay người trợ lực không bằng tự mình đề cao chánh niệm, tỉnh thức. Có chánh niệm thì giặc phiền não không thể xâm nhập được. Thế nên các vị phải sống trong sự nhiếp niệm. Mất chánh niệm là đồng nghĩa với mất công đức. Có được chánh niệm vững chãi thì dù sống trong môi trường ngũ dục cũng chẳng hề gì, như người chiến sĩ vào trận có áo giáp thì không còn sợ gì nữa.   O

THỂ NGHIỆM CHÁNH ĐỊNH

Này các đệ tử, nhiếp phục được tâm ý là làm cho tâm an trụ vào định. Tâm trụ thiền định thì sẽ thấu triệt được trạng thái sinh diệt, chuyển biến của thế giới. Các vị phải tinh tấn tu tập thiền định. Tâm định thì trạng thái chao động, tán loạn sẽ tiêu mất cũng như người biết cách giữ nước thì phải bảo vệ tốt đê điều. Cũng vậy, muốn có nước trí tuệ, các vị phải khéo tu tập thiền định, không để cho rỉ chảy.      O

NUÔI LỚN TRÍ TUỆ

Này các đệ tử, có trí tuệ thì không có tham trước, luôn luôn tự tỉnh thức và tự dò xét, nhờ đó người ấy có khả năng giải thoát trong giáo pháp của Như Lai. Nếu không có trí tuệ thì không xứng danh là bậc xuất gia. 
Trí tuệ là chiếc thuyền vững chắc vượt qua biển sanh tử, là ngọn đèn sáng chói trong hắc ám vô minh, là dược liệu thần y của mọi bịnh tật và là lưỡi búa bén chặt đứt cây phiền não. Vì thế, các vị cần trau dồi tuệ giác “văn, tư, tu” để tăng trưởng lợi ích. Người có trí tuệ soi chiếu thì dẫu là mắt thịt vẫn là người chánh kiến, thấy rõ bản chất mọi vật.     O

TỪ BỎ HÝ LUẬN

Này các đệ tử, hý luận chỉ làm cho tâm trí rối loạn. Người xuất gia mà sống hý luận thì không thể đạt được tuệ giác giải thoát. Vì thế các vị phải nhanh chóng từ bỏ vĩnh viễn tâm lý hý luận, vô ích. Diệt trừ các hý luận tạp loạn mới có thể đạt được an lạc tịch diệt.   O

TỰ MÌNH CẤT BƯỚC

Này các đệ tử, hãy thường xuyên nhớ đến các công đức để từ bỏ tất cả mọi phóng dật, như là tránh xa bọn giặc cướp tài sản thánh. Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã tuyên nói chánh pháp lợi ích rốt ráo. Về phần mình, các vị hãy nỗ lực tinh tấn thường xuyên, đừng để cuộc đời trôi qua vô ích, sau này ăn năn, hối hận đã muộn. Như Lai như là vị lương y, rõ biết bịnh lý, cho toa thuốc hợp bịnh trạng từng người. Uống hay không uống không phải là lỗi của lương y. Như Lai lại cũng như người chỉ đường, chỉ rõ đâu là con đường nên đi và hướng đến giải thoát. Biết rõ đường lành mà không chịu cất bước lên đường không phải là lỗi của vị đạo sư!   O

BỐN CHÂN LÝ THÁNH

“Này các đệ tử, đối với bốn chân lý thánh, nếu có chỗ nào chưa thấu đáo, thì nên thưa hỏi, Như Lai sẽ chỉ bày cho các con.” Thế Tôn khuyên nhắc ba lần như vậy, bốn chúng đều im lặng, không ai còn thắc mắc.   O
Lúc ấy, tôn giả A-nậu-lâu-đà bạch Phật rằng: 
- Bạch Thế Tôn, dù cho mặt trăng có thể trở nên nóng, mặt trời có trở nên lạnh, nhưng Bốn Chân Lý Thánh mà Như Lai đã dạy không thể nào thay đổi được. Khổ đế là thực trạng đau khổ của cuộc đời: Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, mong muốn mà không được toại nguyện, thù ghét mà phải gặp mặt là khổ, thương yêu mà phải chia lìa là khổ, chấp vào năm nhóm nhân thể là khổ. Tập đế là nguyên nhân của khổ đau, bao gồm dục ái, hữu ái, vô hữu ái; tham, sân, si và chấp thủ. Diệt đế là trạng thái hết sạch mọi đau khổ và nguyên nhân đau khổ, là an lạc, Niết-bàn. Đạo đế là con đường dẫn đến an lạc, là tám chánh đạo, là trung đạo, không có con đường nào khác, đó là tầm nhìn chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, việc làm chân chính, nghề nghiệp chân chính, tinh tấn chân chính, chính niệm hiện tại và thiền định chuyển hóa. Bạch Thế Tôn, cả bốn chúng đều không còn thắc mắc gì về bốn chân lý cao thượng nầy nữa.   O

SINH TỬ AN NHIÊN

Lúc bấy giờ trong chúng, hàng đệ tử hữu học phải đối diện sự kiện đức Phật sẽ vô dư Niết-bàn, đều bi cảm, đau xót. Hàng đệ tử mới vào đạo nghe những lời dạy cuối cùng đều được hóa độ, như trong đêm tối nhờ có ánh sáng, nên thấy đường đi. Các hàng đệ tử vô học đã dứt sạch các phiền não, vượt ra khỏi sanh tử, vẫn không ngăn được sự ngậm ngùi: “Tại sao đức Thế Tôn vô dư Niết-bàn quá sớm!” Lúc đó, đức Phật vì thương bốn chúng nên dạy thêm rằng:                                    O
- Này các đệ tử, chớ có thảm sầu, đau xót. Dẫu Như Lai có sống thêm ở đời một kiếp nữa, rồi cũng phải đến ngày Niết-bàn. Hội ngộ mà không chia tay, kết hợp mà không tan rã là điều không thể có được.             O
Đối với Như Lai, kinh nghiệm và pháp thức lợi mình, lợi người, Như Lai đều đã tuyên bố. Thật chẳng có lợi ích gì, nếu Như Lai sống lâu nơi đời mà các vị không thực hành chánh pháp. 
Những chúng sanh đáng độ, Như Lai đã độ hết. Những chúng sanh chưa được độ, Như Lai cũng đã tạo nhân duyên để họ được hóa độ. Từ nay trở đi, đệ tử của Như Lai hãy noi theo truyền thống chánh pháp mà thực hành. Đó là cách làm cho pháp thân Như Lai thường còn, và mãi mãi bất diệt ở thế gian. Như Lai vô dư Niết-bàn hay không, việc đó không quan trọng. O
Này các đệ tử, các vị nên nhận thức rằng mọi vật thể, hiện tượng trên thế gian này đều chuyển biến, vô thường, có kết hợp thì phải có tan rã, chẳng có gì để quyến luyến, thương tâm. 
Cuộc đời là như thế, các vị phải nỗ lực tinh tấn để tự giải thoát. Dùng ánh sáng trí tuệ để tiêu diệt bóng tối si mê. Đời là một sự vận hành không kiên định. 
Như Lai vô dư Niết-bàn như bỏ đi một căn bệnh dữ. Đó là năm nhóm nhân tính, mang tính tội lỗi, tạm gọi là thân, vì thế, nó phải chịu sự chi phối không thương tiếc của già, bệnh và chết. Bậc tuệ trí khi thoát khỏi nó có cảm tưởng như là dẹp xong được bọn cướp. Như vậy, chết không đáng để hoan hỷ, an lạc hay sao?    O
Này các đệ tử, các vị phải tha thiết tìm kiếm con đường giải thoát. Toàn thể thế giới từ những vật thể đang vận động cho đến các vật thể không vận động cũng đều không thường còn, và không có thực thể, rồi phải đến lúc hoại diệt. 
Thôi, các vị hãy yên lặng, đừng nói thêm lời nào nữa! Đã đến lúc Như Lai vô dư Niết-bàn. 
Đó là những lời dạy cuối cùng của Như Lai. O
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.    (3 lần, xá 3 xá) OOO

 

6. BÁT NHÃ TÂM KINH

Quán Tự Tại thực hành trí tuệ, 
Bát-nhã ba-la-mật sáng ngời, 
Bấy giờ Bồ-tát quán soi, 
Thấy rằng năm uẩn ba đời đều không. O 
Vượt tất cả các vòng khổ ách, 
Hãy nghe này, Xá-lợi-phất ông! 
Sắc nào có khác gì không, 
Không nào khác sắc, sắc không vốn đồng. O 
Cả thọ, tưởng, thức, hành cũng thế, 
Tánh chân không các pháp viên thành 
Thảy đều chẳng diệt, chẳng sanh, 
Chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng tăng giảm gì. O 
Trong chân không chẳng hề có sắc, 
Chẳng thọ, tưởng, hành, thức trong không. 
Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân, 
Sắc, thanh, vị, xúc, pháp, hương không còn. O 
Không nhãn thức đến không ý thức, 
Không vô minh hoặc hết-vô-minh, 
Không điều già chết chúng sanh, 
Hết già, hết chết thực tình cũng không. 
Không trí huệ cũng không chứng đắc, 
Bởi có gì là chỗ đắc đâu. 
Bấy lâu Bồ-tát dựa vào, 
Trí ba-la-mật, thẳm sâu thực hành, 
Mọi chướng ngại quanh mình tan biến, 
Mọi việc đều chẳng khiến hoảng kinh, 
Xa lìa mộng tưởng đảo điên, 
Niết-bàn rốt ráo an nhiên thanh nhàn.O 
Bát-nhã ấy rõ ràng trí tuệ, 
Mà ba đời chư Phật nương vào, 
Chứng thành quả giác tối cao, 
Nên xem Bát-nhã thâm sâu đó là:       O 
Lời thần chú sâu xa bậc nhứt, 
Lời chú thần rất mực quang minh, 
Chú thần cao cả anh linh, 
Là lời thần chú thật tình cao siêu, 
Trừ dứt được mọi điều đau khổ, 
Đúng như vầy muôn thuở không sai. 
Ngài liền tuyên nói chú này,
Để người trì niệm sáng bày chơn tâm:  O 
Ga-tê ga-tê Pa-ra-ga-tê Pa-ra-san-ga-tê Bô-dhi Sva-ha. (3 lần) OOO

 

 7. TÁN DƯƠNG

Chúng đệ tử giữ tâm thanh tịnh,
Tụng Lăng-nghiêm mầu nhiệm chú thần.
Nguyện xin Tam bảo, trời, rồng,
Bốn hàng bậc Thánh tòng lâm giữ gìn.
Dứt tám nạn, ba đường khổ ải,
Đền bốn ân, sáu cõi không cùng.
Chiến tranh chấm dứt, thái bình,
Mưa hòa, gió thuận, muôn dân an lành.
Khắp mọi giới thực hành, tiến bộ,
Mười tâm linh chứng ngộ dễ dàng.
Cửa thiền thanh tịnh, sạch phàm,
Đời tăng phước huệ, chí thành quy y.
Triệu tâm niệm trôi đi đếm được,
Nước đại dương uống sạch dễ thôi,
Hư không tỏ rõ nguồn khơi,
Bạt ngàn công đức Như Lai khó bàn.
Trong trời đất không ai bằng Phật,
Khắp mười phương tuệ giác vô song,
Xem trong ba cõi bụi hồng,
Phật là số một, ngộ thông đạo mầu.
Nam-mô Ta-bà giáo chủ, tam giới Đạo sư, tứ sinh Từ phụ, nhân thiên Giáo chủ, thiên bá ức hóa thân, Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.
Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật (18 lần) O
Nam-mô Đại trí Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát O
Nam-mô Đại hạnh Phổ-hiền Bồ-tát    O
Nam-mô Hộ pháp chư Tôn Bồ-tát       O
Nam-mô Đạo tràng Hội thượng Phật Bồ-tát (3 lần) OOO

8a. SÁM MƯỜI NGUYỆN PHỔ HIỀN

Đệ tử chúng con quyết lòng tu tập
Mười hạnh nguyện lớn Bồ-tát Phổ Hiền:
Một là kính lạy Như Lai,
Hai là tán thán bậc Thầy nhơn thiên, 
Ba là bố thí mọi miền,
Bốn là chuyển nghiệp oan khiên khổ sầu,
Năm là tuỳ hỷ lẫn nhau,
Sáu là chuyển pháp nhiệm mầu, thảnh thơi,
Bảy là thỉnh Phật ở đời,
Tám là học Phật an vui tuyệt vời, 
Chín là luôn thuận mọi người
Mười là hồi hướng muôn nơi an lành.  O 

8b. SÁM QUY MẠNG

Con nương tựa mười phương đức Phật,
Pháp cao siêu tuệ giác, tịnh thanh,
Tăng đoàn chứng quả thánh nhân,
Từ bi cứu độ chúng sinh thoát nàn.
Đã bao kiếp bỏ quên chân tánh
Luỵ cõi mê, nhiễm đắm tham, sân
Bập bềnh sinh tử bao lần
Chạy theo thanh, sắc vướng chân bụi trần.
Mười trói buộc làm nhân hữu lậu, 
Sáu giác quan gây tạo tội khiên. 
Sông sầu, bể khổ đắm chìm,
Vướng vòng nhân ngã, bỏ quên đạo lành.
Bao kiếp sống lằng nhằng dây nghiệp,
Rồi kiếp này oan trái dùng dằng.
Ngưỡng cầu Tam bảo xót thương,
Cho con sám hối lỗi lầm bấy lâu.   O
Nhờ Phật lực nhiệm mầu soi chiếu,
Bạn đồng tu nhiệt huyết chỉ nhau,
Thoát ra vực thẳm khổ sầu,
Đến bờ giác ngộ nhiệm mầu xưa nay.  O
Gieo phước đức kiếp này sống thọ,
Trồng trí nhân, sáng tỏ tâm linh.
Sanh ra ở chốn đô thành,
Minh sư dẫn dắt, thực hành đạo chơn.
Vì chính tín, phát tâm xuống tóc,
Theo đạo mầu, thể đắc huyền vi.
Sáu căn lanh lợi hành trì,
Giữ gìn ba nghiệp hành vi mạnh lành.
Duyên thế tục tịnh thanh, không nhiễm,
Đời thanh cao, chẳng dính bụi trần.
Giữ gìn đạo đức, lương tâm,
Oai nghi, tế hạnh trang nghiêm trong, ngoài.
Tám nạn lớn không tày xâm phạm,
Cùng bốn duyên chẳng dám bủa giăng.
Liễu thông trí tuệ sâu ngần,
 Tâm bồ-đề ấy chưa từng thoái lui.       O
Nương Phật pháp, an vui tu học,
Ngộ Đại thừa, lập cước tánh “không,”
Thực hành lục độ pháp môn,
Vượt bao kiếp sống trầm luân biển dài.
Xây chùa tháp khắp nơi tu học,
Phá lưới nghi, ba độc trùng trùng,
Tà ma hàng phục đến cùng,
Trùng hưng Tam bảo, khơi nguồn tâm linh.
Noi gương Phật, dấn thân không mệt,
Các pháp môn thông suốt ngày đêm,
Rộng tu phước huệ thâm huyền,
Cứu người, giúp vật trọn nên đạo vàng.
Sớm chứng đắc thần thông sáu loại,
Rồi viên thành quả Phật hiện đời,
Ngay trong pháp giới chẳng rời,
Ra vào sanh tử, cứu người trầm luân.   O
Tập thương xót Quan Âm quảng đại,
Noi Phổ Hiền hạnh nguyện không cùng,
Cõi này, chốn khác hiện thân,
Xiển dương Phật pháp, cứu nhân, độ đời.
Đem tuệ giác chiếu soi cõi dữ,
Dùng thần thông hóa độ quỷ ma,
Nơi nào nghe tiếng, gặp ta,
Cũng đều giác ngộ, vượt qua khổ sầu.
Chốn ngục lạnh, lửa màu đỏ rực,
Thành rừng hoa, thơm phức mùi hương.
Ngục đồng nuốt sắt thảm thương,
Biến thành Tịnh độ, thiên đường nhân gian.
Loài chở nặng, khổ hờn bao nỗi,
Giống mang lông, đầu đội sừng dài,
Không còn khổ luỵ, nạn tai,
   Hưởng bao lợi lạc, tháng ngày bình an.   O
Trong dịch bệnh, phát minh thuốc thánh
Cứu bao người khỏi bệnh trầm kha
Đói nghèo đều được ấm no,
Cho tiền, giúp vốn, bần cơ không còn.
Bao lợi ích hưng sùng tất cả,
Lòng vị tha chẳng kể oán, thân,
Người xa rồi lại kẻ gần,
Xem như quyến thuộc, ban ân đồng đều.
Cắt lưới ái nổi chìm nhiều kiếp,
Cạn sông mê, bao hiệp tử sinh,
Quyết tâm cứu giúp hàm linh,
Lên đường giác ngộ, chứng thành Như Lai.
Hư không dù có chuyển dời, 
Nguyện con muôn kiếp không hề rung rinh.
Nguyện cầu tất cả chúng sinh, 
Chứng nên Phật trí, tâm linh rạng ngời.    OOO 

9. TÁN LỄ

    Kính lễ Thế Tôn,
    Vô thượng Năng Nhơn,
    Trải qua nhiều kiếp tu nhân,
    Đâu-suất giáng thần,
    Giả từ ngôi vị quốc vương.
    Dưới cội Bồ-đề,
    Chiến thắng ma quân,
    Sao mai vừa mọc đạo thành,
    Chuyển pháp luân.
    Ba thừa quy hướng nhất tâm,
    Vô sanh sẽ chứng.
    Muôn loài quy hướng nhất tâm,
    Vô sanh nguyện chứng.
    Bốn loài, chín cõi
    Cùng vào biển tánh Tỳ-lô;
    Tám nạn, ba đường
    Đồng đến cửa mầu Hoa tạng.           O

10. HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC

Tụng kinh tu tập, phước tăng,
Xin đem hồi hướng xa gần, khắp nơi.
Nguyện cho tất cả trời người,
Đều vào cõi Phật, sáng ngời chân tâm. O
Nguyện trừ ba chướng trầm luân,
Sống trong trí tuệ, tịnh thanh cõi lòng.
Nguyện cho tội nghiệp tiêu mòn,
Noi theo Bồ-tát làm tròn tấm gương.   O
Nguyện sanh cõi tịnh Tây Phương,
Mẹ cha: Chín phẩm sen vàng nêu danh,
Hoa cười, chứng ngộ vô sanh,
Cùng hàng Bồ-tát đồng hành tâm linh. O
Nguyện đem công đức tạo thành,
Hướng về tất cả chúng sanh mọi loài,
Rải ban hạnh phúc muôn nơi,
Giúp người giác ngộ, an vui đạo mầu.  (3 xá) OOO

 

11. LỜI NGUYỆN CUỐI
(Chủ lễ quỳ chắp tay, tha thiết nguyện; đại chúng mặc niệm) 

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật  O
Nguyện đem công đức này hồi hướng về: 
Trời giác ngộ muôn nơi sáng tỏ, 
Bánh xe pháp vận chuyển không dừng. 
Mong hoa Đàm lại nở giữa mùa xuân, 
Nguyện cây Giác trổ hoa đầu tháng hạ.   O 
Tái hiện đạo tràng Pháp Hoa, Bát-nhã, 
Dựng nên pháp hội Phương Đẳng, A-hàm. 
Vẻ vang dòng họ Thế Tôn, 
Rạng rỡ tông môn Ca-diếp. 
Nghìn thu vàng son Tổ nghiệp, 
Muôn thuở rạng rỡ tông phong.      O 
Tăng ni, đạo lực thậm thâm, 
Phật tử, tín tâm kiên cố. 
Nguyện nhà nhà hạnh phúc, an khang, 
Đời đời làm bà con Phật pháp,
Kiếp kiếp làm quyến thuộc từ bi.
Mọi người biết tu học điều lành,
  Bốn biển được mưa hòa, gió thuận.    O
Chúng con phát nguyện:    
Tạo thêm công đức, dứt hết lỗi lầm,
Phủi sạch não phiền, trau dồi tuệ giác.
Học theo Trung đạo, tu hạnh nhất thừa,
Tinh tấn sớm trưa, sớm thành Phật đạo.   O
 (Đại chúng cùng niệm) 
 Nam-mô Thường Trụ Tam Bảo.   (3 xá)  OOO 

12. ĐẢNH LỄ BA NGÔI BÁU

    Con xin nương tựa Phật,
    Bậc Phước Trí Viên Thành,
    Cầu tất cả chúng sanh
    Giác ngộ, phát tâm lành.       (1 lạy) O
    Con xin nương tựa Pháp,
    Nguồn tuệ giác, từ bi,
    Cầu tất cả chúng sanh
    Hiểu đạo, tỏ nguồn tâm.        (1 lạy) O
    Con xin nương tựa Tăng,
    Đoàn thể sống an vui,
    Cầu tất cả chúng sanh
    Hòa hợp, thương mến nhau.  (1 lạy) O

13. TÁN DƯƠNG THIÊN LONG BÁT BỘ

Trời, thần, quỷ, dạ xoa, các chúng
Nghe pháp mầu, tâm nguyện chí thành,
Giúp xe chánh pháp lăn nhanh,
Siêng năng tu niệm, pháp lành dựa nương.
Người các cõi, mười phương tụ hội,
Trên đất liền hoặc tại hư không,
Gieo trồng hạt giống tình thương,
Đêm ngày, thân thể sống trong pháp mầu.
Nguyện các cõi trước sau an ổn,
Phước trí này nuôi lớn quần sanh.
Bao nhiêu tội chướng tan nhanh,
Xa lìa khổ ách, niết-bàn thảnh thơi.
Hương đạo đức tô bồi vóc dáng,
Áo định thiền tỏa sáng thân tâm.
Hoa mầu tuệ giác trang nghiêm,
Tuỳ theo chỗ ở, tâm thường an vui.
Nam-mô Tồi tà, Phụ Chánh Hộ Pháp chư Tôn Bồ-tát ma-ha-tát.     (3 lần) OOO

14. TÁN DƯƠNG HỘ PHÁP

Nam-mô Phật-đà. Nam-mô Đạt-mạ. Nam mô Tăng-già. Nam-mô thất lỵ, ma ha để tỷ da, đát nể dã tha, ba lỵ phú lầu na giá lỵ, tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã, ba nể ba ra, ba nể tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha Di-Lặc đế, lâu phã tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a nậu, đà-la-ni. 
Nam-mô Tam Châu Cảm Ứng Hộ Pháp Vi-đà Tôn Thiên Bồ-tát   (3 lần) O
Đức Vi-đà, tướng trời hiển thánh,
Là hoá thân Bồ-tát độ đời,
Làm cho Phật pháp rạng ngời,
Giúp đời biết đạo, thật dầy thâm ân.
Cầm chày tuệ xua tan ma chướng,
Giúp nước dân được hưởng thái bình,
Nguyện lành sẽ ứng theo tâm,
Ngập tràn công đức, sáng danh đạo đời.  O
Nam-mô Phổ Nhãn Bồ-tát Ma-ha-tát  (3 lần)  O
Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật.            OOO

 
00:00