Bài 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.  TIN TỨC TỪ BÁO CHÍ

Ai cũng sợ bị ung thư? Nhưng thực tế không phải tất cả chúng ta đều bị ung thư, tại sao vậy?

* Khoảng cuối năm 2010 trên 1 tờ báo có đăng “ăn bưởi bị ung thư!”. Rất nhiền người dân không cần biết tin sét đánh trên xảy ở ra quốc gia nào, ăn bưởi loại nào, ăn bao nhiêu? Và đồng loạt tẩy chay ăn bưởi! Và hậu quả bưởi đã trở nên ế nhệ một cách khủng khiếp! Nhiều vườn bưởi dù chín rục cũng không được thu hái vì không ai mua để ăn, bưởi lỡ hái xuống phải bỏ đi, thả trôi đầy sông! Nông dân trồng bưởi lâm vào cảnh khốn đốn vô cùng! Thật ra bưởi gây ung thư theo tin trên là loại bưởi đắng (ở Việt Nam là bưởi ngọt). Cho rằng có một số người bị ung thư sau khi ăn bưởi đắng trên, nhưng chắc chắn cũng có rất nhiều người ăn bưởi đắng, nhưng không bị ung thư. Tại sao vậy?

* Báo tuổi trẻ ngày 11/06/2010 có đăng trên trang nhất một tin chấn động “Ăn gì cũng sợ bị ngộ độc, ung thư !!!”. 

Như vậy chỉ còn cách nhịn ăn, nhịn uống? Thật hoang đường. Hay là phải lựa chọn thật cẩn thận thực phẩm, nhưng vẫn lo sợ vì thị trường thực phẩm vô cùng phong phú phức tạp, thay đổi liên tục, khó có thể kiểm soát được 100%. Thế nào cũng có ngày ăn phải thực phẩm gây ung thư. Vậy là “dính chấu”? Cho dù bị “dính chấu” nhưng chắc chắn không phải tất cả bị ung thư. Chỉ một số người bị thôi (xuất độ ung thư là 480,4/100.000 dân ở Mỹ, trong đó 568,2 cho nam và 424 cho nữ, ở Việt Nam thấp hơn, 144,94 cho nam và 91 cho nữ). Như vậy ắt là phải có yếu tố gì đó bảo vệ cơ thể trước nguy cơ lỡ bị thực phẩm độc hại gây ung thư xâm nhập. Đó là yếu tố gì?

* Hút thuốc lá bị ung thư phổi? Điều này chính xác, không ai phủ nhận. Nhưng thực tế trên bệnh nhân bị ung thư phổi có một vấn đề khiến ai cũng thắc mắc. Đó là một số bệnh nhân nữ bị ung thư phổi rõ ràng nhưng không hề hút thuốc. Còn ông chồng thân yêu lại là dân nghiện thuốc lá nặng, luôn phì phèo điếu thuốc trên môi lại không bị ung thư! (đúng ra là chưa bị ung thư). Tại sao vậy? Hút thuốc lá gây ung thư đã được công nhận nhưng nếu ung thư chưa phát triển, chắc là trong cơ thể còn yếu tố gì đó ngăn chận khối u hình thành. Yếu tố gì vậy?

2. UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI CHẾT NHANH, TẠI SAO ?

Nhân một trường hợp có thật. Bệnh nhân Nguyễn Văn N., 80 tuổi, quê An Giang. Cách đây 3 năm (2008) bị u hắc tố bàn chân phải, đã điều trị bằng cách đoạn chi dưới (cưa chân, dưới đầu gối 1 tấc) và hóa trị đủ liều. Một năm sau u tái phát ngay trên đầu gối và tại hạch bẹn. Đi tái khám được bác sĩ đề nghị tiếp tục đoạn chi đến tận khớp háng và hóa trị. Nhưng bệnh nhân và thân nhân từ chối vì sợ sức  khỏe không cho phép. Bệnh nhân về điều trị bằng đông y từ 2009 cho kết quả khả quan là u không phát triển, có lúc bé lại, sức khỏe tốt (ăn ngủ tiêu tiểu bình thường, đi lại không đau, tươi tỉnh vui vẻ). Đến tháng 9/2011 sức khỏe có yếu đi nhất là yếu chân đi lại khó khăn. Bệnh nhân xin vào Viện Y dược dân tộc để điều trị nội trú, được chẩn đoán u hắc tố tái phát nghi di căn não. Để xác định chẩn đoán bệnh nhân được chỉ định chụp CT (chụp cắt lớp não). Sáng trước khi đi làm CT bệnh nhân vẫn còn tươi tỉnh, tiếp xúc vui vẻ với bác sĩ, còn ăn ngủ bình thường. Tại khoa chụp X quang-CT, khi được bác sĩ báo kết quả là ung thư giai đoạn cuối di căn não, không thể điều trị được và cho về! Nghe tin này bệnh nhân tưởng chừng như sắp chết (mất hồn, thẫn thờ bất động, câm lặng, tay chân yếu hẳn so với lúc chưa đi CT, không ăn uống gì), và tai hại hơn khi thân nhân không kịp tham vấn bên y học cổ truyền đã vội vã chở bệnh nhân về quê, càng làm cho cú sốc thêm trầm trọng. Về quê bệnh nhân càng suy sụp, không chịu ăn uống nói năng vận động, tiêu tiểu tại chỗ và chết hẳn một tuần sau. Tại sao bệnh nhân chết nhanh chóng như vậy? Bệnh ung thư tuy ở giai đoạn cuối cũng không giết bệnh nhân nhanh như thế. Vì trước khi chụp CT bệnh nhân vẫn còn tương đối khỏe, trò chuyện vui vẻ với bác sĩ, ăn ngủ còn khá. Chính tâm lý lo buồn và nhất là sợ đã giết bệnh nhân nhanh chóng, chết vì sợ! Sự từ chối điều trị của y học hiện đại và thái độ của thân nhân (tức tốc chở về quê) như sắp chết đến nơi khiến bệnh nhân lâm vào đường cùng, chờ chết, vì không còn con đường nào khác. Nhưng thật ra vẫn còn con đường khác, đó là con đường theo y học cổ truyền với liệu pháp 4T. Vậy liệu pháp 4T là gì ,tuy không chữa hết bệnh nhưng tại sao có thể kéo dài cuộc sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối?

Tóm lại, phòng bệnh hơn chữa bệnh, để khối U hình thành rồi thì điều trị vô cùng khó khăn dù là phát hiện sớm, phải ngăn chận khi nó còn là trứng nước, muốn vậy đầu tiên là phải biết rõ tất cả nguyên nhân gây bệnh, cần biết thực phẩm như bưởi đắng, ăn gì cũng sơ bị ngộ độc-ung thư……– vi trùng – môi trường độc hại, độc chất như khói thuốc lá, mới chỉ là nguyên nhân đầu tiên – cần có nhưng chưa đủ để khối U hình thành, từ rất bé - to dần gây đau khổ - tử vong. Cần phải nắm được các nguyên nhân còn lại thì cuộc chiến phòng chống ung thư mới đạt hiệu quả cao nhất.

***
 

 
00:00