Bài 4: TẠI SAO UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI CHẾT NHANH ?

1. HÃY SỐNG LẠC QUAN

Bệnh nhân ung thư đến bác sĩ, sau khi được thăm khám kỹ lưỡng và làm đủ các xét nghiệm máu, chụp X Quang cắt lớp (CTscan), bác sĩ thường tuyên bố hết sức ngắn gọn, cho biết đây là ung thư giai đoạn cuối và khuyên cho về nhà, còn nói “muốn ăn gì thì cho ăn thoải mái!”. Bệnh nhân về nhà trong tâm trạng kinh hoàng và đã chết nhanh chóng vài ngày sau (xem bài 1). Bác sĩ khi tuyên bố như vậy có phải là vô lương tâm, thiếu trách nhiệm, không muốn cứu bệnh nhân? Hoàn toàn không phải như thế. Vì chiến lược điều trị của y học hiện đại là tấn công và tiêu diệt khối u bằng các vũ khí tối tân, rất mạnh, hiệu quả cao, nhưng luôn đi kèm tác dụng phụ, có hại cho bệnh nhân thậm chí đôi khi rất nặng, dẫn đến tử vong sớm. Trên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, khối u đã phát triển rộng, xâm lấn xung quanh, di căn xa đa cơ quan, gây nhiều rối loạn chức năng toàn thân, sức khỏe suy sụp trầm trọng. Nếu nhận điều trị, bác sĩ phải dùng thuốc mạnh, liều cao kết hợp nhiều phương pháp (phẫu – hóa – xạ) thì mới tiêu diệt nổi U nhưng tác dụng phụ cũng sẽ rất nhiều, vô cùng khốc liệt. Liệu bệnh nhân có chịu nổi không? Thật ra dù U có to cách mấy, xâm lấn cỡ nào, di căn tới đâu cũng có thể mổ lấy ra được dù thời gian mổ có kéo dài bao lâu, bác sĩ cũng sẵn lòng. Còn hóa và xạ trị rất mãnh liệt, đủ sức xóa sổ mọi khối u di căn→ tiêu diệt được khối u nhưng có khi phải trả giá bằng sinh mệnh bệnh nhân, nếu còn sống sót thì chất lượng sống sẽ vô cùng tồi tệ, thà chết sướng hơn! 
Vậy điều trị làm gì cho tốn thuốc, tốn công mà chẳng có lợi bao nhiêu, hại là chính. Bệnh nhân đến gặp bác sĩ để tiếp tục sống, mà sống khỏe chứ không phải nhất định phải tiêu diệt khối u, bất kể hậu quả ra sao. Do đó khi đối diện với một ung thư giai đoạn cuối đầy hóc búa, trên nền sức khỏe đã suy sụp, bác sĩ điều trị phải cân nhắc giữa cái lợi đạt được và cái hại sẽ đến. Nếu lợi nhiều hơn hại, tức là khối u sẽ bị tiêu diệt một phần, bệnh nhân khỏe hơn để kéo dài cuộc sống thì tiến hành điều trị, còn nếu hại nhiều hơn lợi (tác dụng phụ quá nhiều do phải điều trị mạnh tay trên bệnh nhân đã suy sụp) thì thôi thà không điều trị, để yên vậy mà bệnh nhân có thể sống lâu hơn → Bác sĩ từ chối điều trị là như thế, chứ không phải không thương bệnh nhân. Bệnh nhân về nhà trong tinh thần hoảng loạn, kinh sợ nên sức đề kháng càng cạn kiệt vì không được điều trị cộng thêm khối u ác tính tiếp tục phát triển vì không có gì chặn nó lại, tiếp tục tàn phá cơ thể ngày càng mãnh liệt. Tinh thần và thể xác bệnh nhân đều suy sụp trầm trọng thì không chết nhanh sao được. Tình trạng tử vong sớm còn do bệnh nhân và thân nhân chưa hiểu biết đầy đủ nguyên nhân gây U và cách điều trị theo y học cổ truyền. Khả năng y học cổ truyền là không tiêu diệt khối u mà chủ yếu là ngăn chận, kiềm chế nó bằng cách tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của tế bào ung thư (liệu pháp T2), bằng tập dưỡng sinh (T3 )và bằng thuốc (T4) để cải thiện lưu thông máu huyết, tăng sức đề kháng chống U. Liệu pháp 4T chỉ có lợi cho bệnh nhân mà không có tác dụng phụ, không có hại cho bệnh nhân, tức là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối dù nặng cách mấy, sức khỏe kém cũng có thể điều trị bằng liệu pháp y học cổ truyền (liệu pháp 4T), chắc chắn sẽ có lợi ít nhiều.

Trở lại bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối do bác sĩ phải từ chối điều trị (phẫu hóa xạ) vì nếu điều trị thì có hại nhiều hơn lợi, nhưng nếu kịp thời chuyển qua y học cổ truyền thì có thể kéo dài cuộc sống hơn. Tại sao vậy? Được tham vấn kỹ lưỡng, tinh thần bệnh nhân đỡ suy sụp vì biết rằng không phải hết đường điều trị, mà còn một con đường khác => liệu pháp 4T. Liệu pháp này tuy không tiêu diệt được u nhưng ít ra cũng ngăn chận sự tàn phá của u được một thời gian. Từ tác dụng bồi dưỡng hệ miễn dịch là chính, ngăn chận phần nào sự phát triển của u, lại không tác dụng phụ, tinh thần bệnh nhân được cải thiện, sức khỏe tăng tiến hơn, khối u bị ức chế một phần nên cũng bớt tàn phá cơ thể => bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối vẫn còn có thể cầm cự với ung thư một thời gian nữa, ngắn hay dài tùy nghị lực của bệnh nhân, có sự hỗ trợ đầy nhiệt tình và kiên trì của thầy thuốc cùng với sự chăm sóc đầy yêu thương của thân nhân.

2. KẾT LUẬN

Để ung thư không còn đáng sợ nữa, điều đầu tiên mà cũng là quan trọng nhất là biết cách phòng ngừa bằng thay đổi lối sống và chế độ ăn (=> liệu pháp 4T), biết cách phát hiện sớm bệnh ung thư, được điều trị bệnh ung thư một cách toàn diện (cả tinh thần lẫn thể xác + thuốc đông- tây y). Nếu ung thư giai đoạn cuối, không thể tiêu diệt được khối u bằng phẫu hóa xạ thì cần biết rằng ngành y học cổ truyền có thể giúp kéo dài cuộc sống của bệnh nhân ung thư.

Để phòng ngừa ung thư, đơn giản nhất là hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư (tà khí- ngoại nhân như không hút thuốc lá, không uống nhiều rượu, hạn chế tiếp xúc với các độc chất của môi trường sống, không khí ô nhiễm, bức xạ mặt trời – phóng xạ, thực phẩm ô nhiễm…) và cần thiết nhất là củng cố duy trì tốt hệ miễn dịch-sức khỏe-sức đề kháng với bệnh tật => liệu pháp 4T; tiêm ngừa vacxin nếu không chống chỉ định.

Để phát hiện sớm thì không được bỏ qua những triệu chứng, rối loạn chức năng kéo dài lâu ngày trên cơ thể (ho, sụt cân, bón, yếu tay chân, xuất huyết…) hay những nốt ruồi, u - hạch nhỏ ngày càng lớn, mà nên nhanh chóng đến bác sĩ để khám và xác định bản chất là bệnh gì.

Khi phẫu-hóa-xạ trị khối u thì thực sự chỉ là loại bỏ thể hiện của bệnh ung thư chứ chưa phải điều trị hết bệnh ung thư, vì sau khi xóa sổ khối U, nếu các nguyên nhân ung thư còn tồn tại thì vẫn còn nguy cơ tái phát-di căn. Do đó cần phải luôn luôn, tiếp tục kiên trì loại bỏ tất cả nguyên nhân gây bệnh ung thư ( = liệu pháp 4T) thì kết quả điều trị sẽ cao hơn (chất lượng cuộc sống được cải thiện sớm, hạn chế tái phát –di căn) => điều trị toàn diện.

***
 

 
00:00