Bồ Tát Quảng Đức

Chương VIII: Ngôi Chùa Mang Tên Bồ Tát Quảng Ðức Trên Đất Úc

     Là người Phật tử Việt Nam không ai lại không nghe về vị Bồ Tát sống, thiêu thân vì đạo, vì quê hương, vì chân lý, đó là Bồ Tát Thích Quảng Ðức (1897 – 1963). Sự kiện từ bi và trí tuệ của Ngài đánh thức tánh linh con người quay về với chân thiện trong đức tính hiếu sinh hòa bình nhân ái. Chính thế hình ảnh ngồi kiết già nhập định hòa vào ngọn lửa thiêng trở nên bất tử, và tên Ngài đã đi vào lịch sử đến nay. 

Phần IV: PGS.TS. Nguyễn Công Lý - Sau 50 Năm Nhìn Lại Phong Trào Phật Giáo Miền Nam 1963 (Báo Cáo Tổng Kết Hội Thảo)

Kính thưa Quý vị Khách Quý!

Kính thưa Chư Tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni!

Kính thưa Quý vị Giáo sư; Kính thưa các nhà khoa học!

Phần III: GS.TS. Cao Huy Thuần - Bản Chất Văn Hóa Của Cuộc Đấu Tranh Phật Giáo Trong Pháp Nạn 1963

    Hội thảo mà tôi được hân hạnh tham dự hôm nay mang tên: “Năm mươi năm phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam, 1963-2013”. Tên gọi đó lập tức gợi lên một bình luận đáng chú ý: Nên gọi sự kiện lịch sử 1963 là “đấu tranh” hay “pháp nạn?” Người bình luận, tác giả Minh Thạnh, giải thích: “Trong sự kiện đó, phần “đấu tranh” chỉ là phần phụ, phần “pháp nạn” mới là phần chính. Vì có “pháp nạn” nên mới phải đấu tranh. Đấu tranh chỉ là phần hệ quả của pháp nạn.

Phần III: TS. Trần Nam Tiến & Huỳnh Tâm Sáng - Tác Động Của Phong Trào Đấu Tranh Phật Giáo Ở Miền Nam Việt Nam 1963 Đến Quan Hệ Mỹ - Ngô Đình Diệm

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHẬT GIÁO Ở MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963

Phần III: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung - Phong Trào Đấu Tranh Của Phật Giáo Miền Nam 1963 - Đỉnh Cao Của Sự Nhập Thế

    Ra đời cách nay trên 2.500 năm, ngay từ đầu, đạo Phật đã là một giáo lý nhập thế. Nhưng không phải ai cũng đồng tình với quan điểm này. Một số ý kiến dựa trên những kinh điển và lối sống của Phật giáo Nguyên thủy đã nhìn Phật giáo như một tôn giáo xa lánh trần tục. Những quan điểm như thế, rõ ràng phản ánh nhận thức không đầy đủ về đạo Phật. 

Phần III: TS. Trần Thuận - Sức Mạnh Truyền Thống Trong Phong Trào Phật Giáo Năm 1963

     Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam đã hơn 2.000 năm. Từ khi vào nước ta đến nay, Phật giáo luôn song hành cùng dân tộc và có những đóng góp lớn lao. Sức mạnh truyền thống của Phật giáo đã góp phần đưa dân tộc ta vượt qua nhiều thử thách nghiệt ngã, có lúc như ngọn sóng trào quét sạch những nguy cơ làm tổn thương tinh thần dân tộc, đem lại sự yên bình cho đất nước.  

Phần III: TT.TS. Thích Viên Trí - Bài Học Lịch Sử Từ Ngọn Lửa Quảng Đức

    Có thể không sai khi phát biểu rằng Phật giáo là một trong những tôn giáo yêu chuộng hòa bình nhất trong lịch sử tôn giáo nhân loại; vì suốt gần 3.000 năm tồn tại và phát triển, đạo Phật chưa từng gây ra cảnh chiến tranh, giết chóc, đổ máu vì mục đích truyền đạo hay tranh giành tín đồ. Du nhập đến Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, giáo lý Phật giáo sớm trở thành lý tưởng sống cho đại đa số người Việt vì tính chất nhân bản, nhân văn và thiết thực của nó.

Phần III: Nguyễn Văn Bắc - Ảnh Hưởng Của Phong Trào Phật Giáo Đến Cục Diện Chính Trị Miền Nam (1963)

    Lấy học thuyết nhân vị làm nền tảng tư tưởng, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thành lập Đảng Cần lao Nhân vị rồi đổi tên thành Đảng “Cần lao Thiên Chúa giáo” (1957). Công giáo là nòng cốt đào đạo hệ tư tưởng cho cán bộ, chuẩn mực để định vị chính sách nhân sự. “Cần lao là con đường duy nhất đưa người Công giáo, và chỉ người Công giáo mà thôi vào chính quyền(1).

Twitter icon
Facebook icon
Google+ icon
RSS icon
Close menu
Site navigation mobile menu