phong trào

Phần III: Nguyễn Văn Bắc - Ảnh Hưởng Của Phong Trào Phật Giáo Đến Cục Diện Chính Trị Miền Nam (1963)

    Lấy học thuyết nhân vị làm nền tảng tư tưởng, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thành lập Đảng Cần lao Nhân vị rồi đổi tên thành Đảng “Cần lao Thiên Chúa giáo” (1957). Công giáo là nòng cốt đào đạo hệ tư tưởng cho cán bộ, chuẩn mực để định vị chính sách nhân sự. “Cần lao là con đường duy nhất đưa người Công giáo, và chỉ người Công giáo mà thôi vào chính quyền(1).

Phần III: TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh - Nhìn Lại Phong Trào Đấu Tranh Của Phật Giáo Miền Nam Năm 1963 - Những Giá Trị Và Ý Nghĩa Lịch Sử

I. PHẬT GIÁO TRONG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP 

    Để tìm hiểu về phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963, cần điểm lại những nét chính trong phong trào đấu tranh của Phật giáo từ khi Pháp mới xâm lược để thấy được những thành quả mà Phật giáo miền Nam đã kế thừa từ tinh thần đấu tranh chống xâm lược của giai đoạn trước đó.

Phần III: TT.TS. Thích Nhật Từ - Nguyên Nhân Và Ý Nghĩa Tự Thiêu Của Bồ-Tát Thích Quảng Đức

    Trong suốt gần hai nghìn năm hiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện với những đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷ thứ XX. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảng lớn.

Phần II: GS.TS. Nguyễn Tri Ân - Bồ-tát Quảng Đức: Cuộc đời và hạnh nguyện nhìn qua các văn bản và khảo cứu

    Trong lịch sử cận đại, Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ XX được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ Tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật Giáo Việt Nam.

Phần II: NNC. Tâm Diệu - Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Trong Ngày 11-6-1963 Đã Bị Mạo Hóa

    Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. 

Phần II: ThS. Phan Văn Cả - Chính Sách Của Mỹ Đối Với Chính Quyền Ngô Đình Diệm Trong Cuộc Khủng Hoảng Phật Giáo 1963

    Với mục tiêu giữ vững một miền Nam Việt Nam không cộng sản nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô ở Đông Nam Á, chính quyền John F. Kennedy đã gia tăng đều đặn viện trợ của Mỹ cho VNCH. Trong suy nghĩ của Washington, Mỹ chỉ có thể làm chiến tranh thành công với Ngô Đình Diệm. Nhưng đến đầu 1963, lòng tin của Mỹ đối với bản thân Diệm đã bắt đầu giảm sút. Câu hỏi: Chúng ta có thể thắng cuộc chiến ở Việt Nam với Diệm không?

Phần II: ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Vai Trò Quần Chúng Nhân Dân Trong Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Năm 1963

    Nghiên cứu phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, từ trước tới nay, hầu hết các công trình, bài nghiên cứu tập trung đề cập về nguyên nhân, phương pháp đấu tranh, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của nó; rồi sự ủng hộ của lực lượng cách mạng, của miền Bắc và của cộng đồng quốc tế đối với phong trào; song vai trò của quần chúng nhân dân trong phong trào này thực tế còn là một sự hụt hẫng. Góp phần khỏa lấp vấn đề đã đặt ra, chính là nội dung của tham luận này. 

Phần II: NNC. Lê Chính Tâm & TS. Lê Thành Nam - Cộng Đồng Quốc Tế Với Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Việt Nam Năm 1963

    Trong lịch sử phát triển 2.000 năm của Phật giáo Việt Nam, phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 được xem là một mốc son chói lọi: “Từ sau thời đại Lý - Trần đến nay, trong nhiệm vụ phục vụ Dân tộc và Đạo pháp của Phật giáo Việt Nam chưa có sự kiện nào có qui mô và có tiếng vang rộng lớn như phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963(1).

Twitter icon
Facebook icon
Google+ icon
RSS icon
Close menu
Site navigation mobile menu