Trung Đạo Phật Giáo

    Phật giáo trong tất cả tôn giáo, thoát khỏi bầu không khí thần giáo. Nói rõ chỗ này một chút, cần phải hiểu rõ tình hình tôn giáo Ấn Độ thời đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Ấn Độ thời kì Phệ-đà(1) đến thời Áo Nghĩa Thư(2), thế lực của Bà-la-môn giáo(3) đã thâm căn cố đế. Tư tưởng của Bà-la-môn giáo, xem vũ trụ này thật tại thần bí, là một loại Bản thể luận siêu hình. Đây là thần được nhân cách hóa mà tức Bản thể của tất cả, hoặc gọi Sinh chủ, Phạm, Ngã, tuy tên gọi mỗi thời mỗi khác, song hàm nghĩa bên trong cùng một trường phái truyền lại. Họ nói: Vũ trụ vạn hữu nương theo Phạm làm Bản thể mà phát hiện, nhân loại cũng không ngoại lệ; nhân loại có tính chất giống với Đại Phạm ngã của Thường trụ, Tự tại và Hỉ lạc, chính là Bản chất của sinh mệnh nhân loại. Tiểu ngã của người này, chính là “linh tính” của tôn giáo thông thường, linh tính và thần vốn dĩ có quan hệ mật thiết. Bà-la-môn giáo xem vũ trụ và bản thể của nhân sinh là bản lai thường trụ tự tại khoái lạc, nhưng trên thực tế, con người tại thế gian, bị tự nhiên, xã hội cho đến thân tâm chính mình vây quanh, cho nên toàn vướng phải thống khổ, loạn động buồn đau, tất cả vô thường huyễn hóa. Bản thể thường hằng tự tại khoái lạc, vì sao lại sản sinh ra hiện thật thế gian vô thường không tự tại? Đây quả là tư tưởng đại mẫu thuẫn. Không biết họ cố tình hay vô ý không đá động gì đến những điều nghịch lí này, lí trí đã bị tình ý trói buộc dẫn dắt, chỉ nghĩ làm thế nào để giải trừ thống khổ, để trở lại thường trụ khoái lạc của Phạm ngã bản lai, do đó sản sinh ra luận giải thoát. Trước sau khi đức Thế Tôn thị hiện, tư tưởng Ấn Độ có sự biến hóa. Vốn dĩ là văn hóa của Ba-la-mật giáo, xuất phát từ Tây Bắc Ấn (đất Ngũ Hà), sau đó trải khắp đất Câu-la thượng lưu sông Hằng. Lúc Ngài đi dọc bờ sông Hằng từ Đông xuống, dân tộc mới xuất hiện của các nước Ma-kiệt-đà, Tì-xá-li, đã hun đúc văn hóa Tây Lai, tự nhiên họ dấy khởi lên nguồn tư tưởng mới, phản đối tư tưởng Bà-la-môn phương Tây. Tôn giáo cổ ở phương Tây bắt đầu có dấu hiệu lung lay, mà tôn giáo mới ở phương Đông (rất nhiều đoàn Sa-môn) lại đại để quá khích hoặc hoài nghi. Giữa lúc Đông Tây xung đột, cũ mới thay thế lẫn nhau, đức Thế Tôn thị hiện ra đời, xây dựng một tôn giáo mới của thời đại. Căn bản lập giáo của đạo Phật, là tiếp nhận thuyết luân hồi và giải thoát mà thời bấy giờ công nhận, từ lập trường thật tiễn, đánh tan thuyết thần ngã huyễn tưởng của Bà-la-môn giáo, kiến lập nó trên cơ sở lí trí. Lí luận và hành vi, đều cách mạng một cách triệt để tôn giáo cũ. Sinh mạng luân hồi và Niết-bàn giải thoát, có thể nói tại Ấn Độ lúc bấy giờ, là một sự thật được công nhận; vấn đề chỉ là vì sao luân hồi? Thế nào mới có khả năng giải thoát? Đối với những vấn đề này, Phật giáo đưa ra một giải đáp hoàn toàn mang tính lí trí, đó chính là giáo thuyết “Trung đạo”. Chúng ta có thể dùng hai chữ “Trung đạo”, để xem xét phân biệt các tôn giáo khác, hiển lộ đặc sắc của Phật giáo.

     “Trung đạo” rất dễ bị người ta hiểu lầm là lấp lửng nước đôi, kì thật Phật giáo tuyệt chẳng phải như vậy. “Trung” là trung chính, trung tâm, tức dùng thái độ và lập trường trung chính bất di bất dịch, làm nòng cốt căn bản của các sự các vật để thậm nhập vào nhân sinh, nghiên cứu cùng tận chân tướng của nó. Giải quyết vấn đề gì, cần phải lấy lập trường trung chính bất di bất dịch, khảo cứu từ những vấn đề liên quan đến các phương diện, từ các phương diện này kết hợp với những vấn đề trên để đào sâu nghiên cứu, hiểu rõ triệt để chân tướng của vấn đề, như vậy mới có thể giải quyết hợp lí được. Cho nên Trung đạo của Phật giáo, không phải là thiên kiến (cách nhìn thiên lệch) của cố chấp một phương diện, mà cũng không phải là nhận thức nông cạn của thế tục. “Trung đạo” đại biểu cho phương pháp chung của lí luận và thật tiễn Phật pháp. Phật giáo là tôn giáo tôn sùng và đề cao đức của sự thực tập chính pháp, cho nên có quan hệ trong tự nhiên, xã hội, tự ngã nhân loại, chú trọng ở tư tưởng và hành vi của nhân loại: Có tư tưởng như thế nào, sẽ dẫn đến hành vi như thế nào, hành vi như thế nào, nhất định sẽ gặp kết quả như thế đó. Đức Phật ở trong cuộc sống hiện thật của con người, nắm rõ qui định sống của nhân loại. Như vậy, Ngài chỉ ra hai loại Trung đạo, là Duyên khởi trung đạo và Bát chính đạo trung đạo. Pháp Duyên khởi, chỉ ra qui luật sinh hoạt của cuộc sống người bình thường; Bát chính đạo, chỉ ra phép tắc thực tiễn hướng thượng tốt đẹp.

    “Như Lai rời xa nhị biên(4) giảng nói Trung đạo, cái gọi là cái này có cho nên cái kia có, cái này sinh cho nên cái kia sinh; cái gọi là Vô minh duyên Hành… Sinh duyên lão tử, như vậy toàn là khổ lớn tụ tập. Cái này không cho nên cái kia không, cái này diệt cho nên cái kia diệt; cái gọi là Vô minh diệt thì Hành diệt… Sinh diệt thì Lão tử diệt, như vậy toàn là khổ lớn tụ tập lại diệt.” (kinh Tạp Hàm quyển 12). “Đây có kia có, đây sinh kia sinh”, là nguyên tắt của pháp Duyên khởi; Vô minh duyên Hành… là nội dung của pháp Duyên khởi. Dựa theo Trung đạo nói Duyên khởi, có thể rời xa nhị biên tà chấp, điều này có thể thấy rất nhiều trong kinh Tạp A-hàm. Như quyển 12  y theo Duyên khởi mà nói Bất nhất bất nhị, Bất thường bất đoạn, quyển 13 y theo Duyên khởi mà nói Bất lai bất khứ, quyển 7 y theo Duyên khởi mà nói Bất hữu bất vô (Bát bất Trung đạo của luận Trung Quán, chính là tập hợp lại và thêm vào những gì Tạp A-hàm đã nói). Định luật căn bản của pháp Duyên khởi: “Đây có cho nên kia có, đây sinh cho nên kia sinh. Đây không cho nên kia không, đây diệt cho nên kia diệt”. Đối với tất cả phát sinh, tiêu diệt, tồn tại của sự vật, nói rõ lí do không sinh diệt của nó. Thống khổ của kiếp người, vì sao mà nó phát sinh tồn tại? Đức Như Lai dạy: Đây chẳng phải nó đến từ hư không “vô nhân”, cũng chẳng phải “nhân tà” do Thượng đế Phạm thiên tạo ra, mà nó có nhân duyên cả. Tất cả tồn tại của quan hệ nhân quả, nhân sinh khởi quả thì sinh khởi, nhân tồn tại quả thì tồn tại, hết thảy sự sinh khởi và tồn tại, hoàn toàn do nhân duyên quyết định, cho nên nói: “Đây (nhân) có cho nên kia (quả) có, đây sinh cho nên kia sinh”; đây là qui luật lưu chuyển của Duyên khởi, nói rõ sở dĩ như vậy của hiện tượng nhập thế. Ngược lại, muốn giải trừ thống khổ của nhân sinh, nói theo lí Duyên khởi thì cần phải dứt trừ từ nguyên nhân, cho nên nói: “Đây không cho nên kia không, đây diệt cho nên kia diệt”. Có nhân ắt có quả, có tư tưởng xằng bậy, gian tà, tất nhiên sẽ phát sinh hành vi sai lầm, cũng đương nhiên sẽ dẫn đến hậu quả không tốt, thống khổ. Ngược lại, không nhân thì không quả, làm mới tư tưởng xằng bậy, gian tà, đình chỉ hành vi sai lầm, hậu quả của thống khổ đương nhiên sẽ bị tiêu diệt. Sự vật do nhân duyên mà sinh do nhân duyên mà có, đương nhiên nhân duyên cũng có khi li tán, cho nên sự vật cũng tùy nhân duyên mà không, tùy nhân duyên mà diệt. Hễ có sinh ắt có diệt, có ắt không, sinh khởi và có của mọi sự mọi vật, tất nhiên trong bản thân nó đã mang sẵn cho mình mầm huỷ diệt và không. Giống như sóng biển dâng trào, trong nó nhất định đã mang sẵn sự tiêu diệt, cho nên đương lúc “đó có thì đây có, kia sinh thì đây sinh”, ngay lập tức nhìn thấu “đó không đây không, kia diệt đây diệt”. Do đó, thống khổ của nhân sinh, dưới qui tắc của pháp Duyên khởi, không những chỉ ra tính khả năng giải thoát của nó, mà còn chỉ con đường đưa đến giải thoát, con đường này không ngoài pháp nhân quả. “Có sinh ắt có tử, tối cao ắt sẽ hạ xuống”, đây là qui định hết sức hiển nhiên của nhân quả thế gian; cũng là sự dấy khởi của tính tương đối trong pháp Duyên khởi, đây có thể gọi luật hoàn diệt(5)  của Duyên khởi.

    Hai luật của Duyên khởi trung đạo, là hai đại định luật một chính và một phản, nói rõ luật tất nhiên của lưu chuyển và hoàn diệt. Duyên khởi này là khởi diệt của nhân quả, hay là tục số pháp, hoặc nói trên bề mặt hiện tượng, vẫn chẳng phải thuyết pháp thâm nhập, cứu cánh chân thật, đệ nhất nghĩa đế(6). Nhưng đệ nhất nghĩa vẫn nương theo pháp Duyên khởi, tức là tính không tịch(7) của pháp Duyên khởi. Cho nên nói: “Thuyết pháp hiền thánh xuất thế không tướng nên tùy thuận cho Tì-kheo” (Tạp Hàm quyển 12). Trong tính tướng đối Duyên khởi của một chính một phản, thấu suốt, hiển rõ tính Không, mới là đệ nhất nghĩa. Kinh “Đệ Nhất Nghĩa Không” của Tạp Hàm quyển 13 nói: “Lúc nhãn sinh không có từ đâu đến, lúc nhãn diệt cũng không đi về đâu, như vậy nhãn sinh không thật, trong sinh đã có diệt… trừ tục số pháp. Tục số pháp nghĩa là đây có cho nên kia có, cái này sinh cho nên cái kia sinh…” Đức Thiện Thệ ở trong sinh diệt không thật của thế tục đế, nói đệ nhất nghĩa không(8), hết sức rõ ràng. Trong đệ nhất nghĩa không, tức rời xa Hữu Vô, đoạn thường… nhị biên. Như thầy Ca-chiên-diên nói thiền chân thật (thiền quán thể ngộ đệ nhất nghĩa không): “Quán xét đó đều là hư dối, đều không thấy chân thật… nhưng lấy hai chữ nhân duyên giả gọi hòa hợp có nhiều tên, quán cái này không tịch, không thấy hữu pháp (có thấy) và phi pháp (không thấy)” (Tạp Hàm). Hết thảy các pháp đều là pháp giả danh nhân duyên hòa hợp thế tục, chư thánh đệ tử ở trong nhân duyên này, pháp danh tướng thế tục, thể quán không tịch, rời xa cái thấy hai bên “hữu pháp”, “phi pháp”, chứng đắc đệ nhất nghĩa đế. Cho nên nói: “Chư Phật nói pháp Không, vì rời xa các kiến.” Đức Như Lai lại nói: “Như người có quán xét thế gian chân chính chân thật là tập hợp, thì không khởi Vô kiến(9) thế gian; như thật quán xét thế gian chân chính chân thật là diệt, thì không khởi Hữu kiến(10) thế gian; đức Như Lai rời xa Nhị biên nói Trung đạo, cho nên cái gọi là cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh…” (Tạp Hàm quyển 12). Người đời, thấy kiến sinh, liền cho rằng có pháp sinh khởi thật tại, thấy kiến diệt, liền cho có pháp hủy diệt thật sự. Hữu là cái có thật sự, Vô là cái thủ tiêu thật sự, như vậy sẽ rơi vào kiến chấp nhị biên. Chư thánh đệ tử không như vậy, thấy pháp sinh khởi, rời xa kiến Không, nhưng lại không chấp trước cho là thật Có; thấy pháp tiêu diệt, rời xa kiến Có, nhưng chẳng chấp trước cho đoạn diệt thật Không. Bởi vì dựa vào nhân sinh quả sinh, nhân diệt quả diệt của pháp Duyên khởi, hết thảy các pháp đều biến chuyển có thể có có thể không, có thể sinh có thể diệt. Giả như nếu là tính thật tại, thật có, thì không đến lượt diệt mà không; thật không, thì không đến lượt diệt mà có. Cho nên ở trong pháp có thể sinh có thể diệt, có thể có có thể không, nòng cốt căn bản để thâm nhập vào sự vật, thể hội thấy rõ tất cả đều có quan hệ với nhau, chẳng phải có, không, sinh, diệt của thật tính, hết thảy là giả danh không thật, bản tính là cứu cánh không tịch. Vì thế cứu cánh không tịch, không phải xóa hết hiện tượng của tất cả sinh, diệt, có, không mà phá hoại các pháp; ngược lại, không tịch chính là làm hiển lộ tướng chân thật của các pháp sinh, diệt, có, không. Đây là ý nghĩa chân thật mà đức Thế Tôn muốn truyền dạy cho chúng ta, bằng không chỉ có thấy hai mặt lưu chuyển hoàn diệt, một chính một phản, rất dễ sinh ra hiểu lầm dẫn đến cắt ra làm hai thể. Đây là từ trong hiện tượng quan hệ có không sinh diệt của hai cửa lưu chuyển, hoàn diệt, trực tiếp thể hiện không tịch của bản tính các pháp, có thể gọi đây là luật không tịch của Trung đạo. Đây là giáo thuyết Trung đạo đệ nhất nghĩa, cũng là đặc chất của Phật pháp  chân nghĩa sở tại của Duyên khởi tính Không. Các học giả Đại thừa thường nói “Đương thể tức không(11)”, chính đây vậy.  

    Chúng ta chớ hiểu lầm đây là điều mà Lão Tử thương nói, cần biết Phật pháp siêu việt hơn tất cả các pháp thế gian thông thường, chính là điểm này. Bởi vì người đời và ngoại đạo, họ muốn giống như “thần” của bản thể vũ trụ, “ngã” của thật chất nhân sinh, đều đã đầy đủ thường trụ khoái lạc, được quyết định dưới bản thể luận, tất nhiên truy cầu tín ngưỡng của tình cảm. Song, đức Như Lai của chúng ta lại dùng hiện thật để hiển lộ, hết thảy được hiển bày từ tất cả của đạo chân thật, đều ở trong quá trình biến động không ổn định, tuyệt chẳng có tính thường trụ bất biến “có sinh không có diệt”. Mà tất cả đều là sự sinh khởi, tồn tại của quan hệ nhân duyên, tiêu diệt, không vô của quan hệ nhân duyên, tuyệt chẳng có tính tồn tại độc lập rời bỏ nó mà lại được chủ tể sáng tạo (ngã). Trong tình cảm của thế giới muốn giống như thần ngã của tính tồn tại độc lập thường trụ, điều này vô tình đã bị phủ định!

    Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau quán xét chư pháp không tịch dựa vào pháp Duyên khởi, đức Như Lai dựa vào đây (pháp Duyên khởi) kiến lập Tam pháp ấn(12). Cho nên kinh ghi: “Các hành Không, thường hằng bất biến dị pháp Không, vô ngã và ngã sở.” (Tạp Hành quyển 11). Bởi vì tất cả pháp (các hành) là bản tính không tịch, cho nên dị pháp thường hằng bất biến” không thể thành lập, thần ngã thường trụ, tồn tại độc lập mà được tự tại, cũng không có khả năng kiến lập. Vì trong bản thân của tất cả pháp luôn biến đổi liên tục, hết thảy chúng đều nương tựa vào nhau để tồn tại. Nương tựa vào pháp duyên khởi ngộ nhập tính Vô thường, tính Vô ngã, tức thông đạt bản tính không tịch của các pháp, không tịch chính là Niết-bàn tịch tĩnh, tức rời xa thường ngã… hí luận tà kiến, đạt giải thoát ngay trong giây phút hiện tại. Cho nên kinh ghi: “Vô thường tưởng, có khả năng kiến lập Vô ngã tưởng; chư thánh đệ tử an trú trong Vô ngã tưởng, tâm xa lìa ngã mạn, tức tốc đạt được Niết-bàn giải thoát.” (Tạp Hàm quyển 10). Dùng lập trường Trung đạo, ở trong pháp tính không tịch Duyên khởi, kiến lập Tam pháp ấn: chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết-bàn tịch tĩnh, đây chính là tư tưởng căn bản của Phật pháp. Song những người thiên về tri kiến hiện tượng thế tục, cho rằng vô thường chỉ biến hóa hiện tượng mà thôi, cho nên lại muốn giống thường trụ của bản thể. Cho rằng vô ngã chỉ là không có thật pháp hòa hợp mà nhất hợp tương của hiện thôi, cho nên muốn giống như pháp hữu ngã vô. Kì thật bản nghĩa của A-hàm, vô thường vô ngã, tức nghĩa Không, nói theo pháp tính vốn không. Bởi pháp tính không, thường tính không thể được, vì thế các pháp đều biến chuyển liên tục; giả như bản thể (pháp tính) thật có tự tính mà chẳng Không, thế thì hiện tượng biến động không ổn định như thế nào? Bởi pháp tính không, cho nên ngã tính không thể được; giả sử vẫn có thật pháp thường hằng, bất luận thật pháp này là tinh thần hay vật chất, thì có thể làm chỗ an trú yên ổn cho ngã tính. “Nhãn… Không, thường hằng bất biến dị pháp không, ngã và ngã sở không, cho nên ra sao? Tự tính nhĩ.” (Tạp Hàm quyển 9). Bản nghĩa của A-hàm, chẳng phải nói rõ nương theo bản tính không tịch an lập vô thường vô ngã rồi sao? Không tịch là “pháp tự tính nhĩ”, mà người thông thường không có khả năng thấy biết rõ ràng, do đó vô minh điên đảo, chấp thường chấp ngã dẫn đến phải bị xoay chuyển! Trong hiện tượng Duyên khởi có thể có có thể không có thể sinh có thể diệt, phá trừ tính tự chủ tồn tại độc lập tuyệt đối, tính cố định bất biến, thể nghiệm không tịch của bản tính, liền được giải thoát. Nương Duyên khởi thấy tự tính không, không phải biểu hiện trên bề mặt, mà nó ăn sâu vào cốt tủy sự tướng, đây là thật tướng mà đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai chỉ dạy lưu chuyển hoàn diệt cho chúng ta. Không luận xây dựng tôn phái riêng cho mình, hoặc xem xét phân biệt ngoại đạo, đây đều là yếu nghĩa thực tại của Phật pháp.

    Ngoài ra, vẫn còn một loại Trung đạo, là thực tập Bát chính đạo trung đạo. Bát chính đạo, cũng là pháp Duyên khởi, nó không nói rõ sinh tử tạp nhiễm có thể giải thoát, cho nên không nói định luật “cái này có cho nên cái kia có, cái này không cho nên cái kia không…” Nó chỉ cho người chân thật tu tập giải thoát cần phải nắm vững Trung đạo không khổ không vui. Lúc bấy giờ chúng ngoại đạo ở Ấn Độ, có người ăn chơi phè phỡn, ra sức hưởng thụ dục lạc của thế gian. Lại có người, chuyên ròng tu tập khổ hạnh không có ý nghĩa, chịu mọi thống khổ, chuyện này đối với việc giải thoát chẳng có ích lợi gì cả. Đức Như Lai cho đây là việc làm nhị biên hưởng thụ dục lạc, và hành xác không chính đáng, Ngài chỉ bày con đường Trung đạo Bát chính đạo, cũng là nghĩa chính thấy rất nhiều trong kinh A-hàm. Phương thức lời nói, hành động, cảm tình, ý chí, sinh hoạt của con người, tất cả mọi thức, đều qui nạp về con đường chính, giúp anh có được hợp lí hóa; hết thảy đều giữ không cho thiên lệch, chính đáng hợp lí, cho nên gọi “Trung đạo”. Các pháp đều từ duyên khởi, tự tính của các pháp là Không, hành vi của Bát chính đạo, đương nhiên cũng không thể ngoại lệ. Thế thì, hành vi của Trung đạo này, làm sao lại tương hợp với nghĩa Không duyên khởi được? Nên biết rằng “thực tập” điều này, cũng vẫn từ nhân duyên hòa hợp mà thành; kinh Thất Dụ Xa của Trung A-hàm quyển 2 nói rất hay: Vua Ba-tư-nặc đi từ thành Vương-xá đến Bà-kê-đa, lộ trình rất xa, song chỉ đi trong một ngày. Thì ra trên suốt lộ trình ông đều cho thiết trí những trạm dừng chân, mỗi trạm đều có chuẩn bị sẵn ngựa tốt, khi đến trạm không cần nghỉ, chỉ đổi ngựa và tiếp tục lên đường, cho nên mới mau như vậy. Từ thành Vương-xá đến Bà-kê-đa, chẳng phải dựa vào sức của một con ngựa có thể kéo xe được, mà ngựa ngựa xe xe phải dựa nương lẫn nhau, nhiều duyên hòa hợp mới được. Thực tập phương pháp giải thoát của Phật-đà cũng giống như vậy, từ khi phát tâm đến khi đạt được mục đích, không phải chỉ dựa vào một pháp có thể đạt được, mà cần phải nhiều pháp hỗ trợ bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhân duyên cho nhau. Phương pháp tu hành cần nhiều duyên mà thành, cũng đương nhiên là bản tính không tịch. Cho nên trong kinh Phiệt Dụ đức Như Lai dạy: “Pháp còn phải xả bỏ, huống gì chẳng phải pháp (phi pháp).” “Pháp” là hành vi đạo đức hợp lí, “phi pháp” là hành vi không đạo đức. Trong quá trình thực tập Trung đạo, đầu tiên cần phải hành vi (pháp) đạo đức, để làm mới hành vi không đạo đức. Nhưng pháp lành đạo đức này, cũng là pháp do nhân duyên sinh, cũng là tịch tính không tịch; giả sử như vọng chấp của người không hoặc thực tập phương pháp giải thoát của Phật-đà chưa được khéo, dính mắc nơi tướng cho là thật, như vậy không tương ưng với tính Không, rốt cuộc không có khả năng giải ngộ chứng đắc tính Không đạt được giải thoát. Cho nên “Bách Luận” ghi: Đầu tiên nương tựa vào phước xả bỏ tội, thứ đến bắt buộc phải dùng “xả” để xả phước, như vậy mới có khả năng chứng đắc ngộ nhập vô tướng. “Tạp A-hàm” quyển 7 ghi: “Ta không thấy nắm giữ một pháp nào mà không có phiền não chướng ngại; nếu ta dính mắc vào sắc…, liền có phiền não chướng ngại… Biết được như vậy, thì sẽ không dính mắc bất cứ pháp thế giới nào.” Chỉ cần cho tất cả các pháp là thật có, thì liền không thể hội được không tịch, chính là chướng ngại con đường giải thoát. Qua đây có thể thấy pháp lành pháp công đức, không thể có được nếu còn tâm niệm dính mắc; cho nên không dính mắc, tức là nhân sinh ra bản tính không tịch của pháp lành. Bồ-tát Long Thọ nói: “Công đức pháp giống như vàng bị nung đỏ, mặc dù vàng đó có giá trị bao nhiêu đi nữa, nhưng không tài nào lấy được.” Cho nên thực tập Trung đạo Bát chính đạo này, bản tính vẫn không tịch, nó cùng với lí tính Trung đạo, rất tương ưng. Lí tính và thực tiễn, ở trong không tịch hòa hợp không hai.

     Trung đạo của Duyên khởi không, rời xa tất cả tư tưởng sai trái (nhị biên tà kiến); thực tập Trung đạo Bát chính đạo, rời xa nhị biên khổ vui không dính mắc tướng chấp trước. Hai vấn đề lớn này của pháp Trung đạo, hỗ trợ nhau thành tựu mà tròn đầy không thiếu khuyết. Bởi vì giả như chỉ nói pháp tính Duyên khởi như thế nào như thế nào, song không thể đưa ra sự tu chứng thể ngộ của chính thân tâm họ, thì không làm cho nhân loại phá bỏ tôn giáo tình cảm một cách triệt để tự do, điều này đồng nghĩa với việc xóa bỏ ý nghĩa tôn giáo của Phật giáo. Giả sử chỉ nói phương pháp thực tập, song không chỉ dẫn lí tính, như vậy không thể tiếp xúc được lí trí; nhưng cần phải phá vỡ học vấn thế giới, thì tự mình phải vượt qua con đường sai lầm của thần giáo. Thực tập Trung đạo Bát chính đạo, lấy việc thực hành đạo đức, làm thỏa mãn yêu cầu tôn giáo của nhân loại, đặt nó vào lí tính của Duyên khởi không, sẽ đầy đủ chính sát, khảo cứu suy nghiệm tất cả tư tưởng. Trung đạo trí tín hợp nhất này, tức là đặc thù ngay trong hiện tại của giáo lí căn bản mà đức Thích-ca Mâu-ni Thế Tôn đã nói.

 


    (1). Phệ-đà (吠陀 tiếng Phạn Veda): Từ gọi chung cho các thánh điển Bà-la-môn giáo Ấn Độ. Nguyên nghĩa là trí thức, tức là kho báu trí thức thần thánh, là văn hiến căn bản của Bà-la-môn giáo.

Có rất nhiều thuyết khác nhau về niên đại hình thành các sách này. Phần lớn đều cho rằng kinh điển Phệ-đà được hình thành sau thời kì người Aryan từ Tây Bắc xâm nhập và định cư ở Ngũ Hà thuộc lưu vực sông Ấn Độ. Thánh điển Phệ-đà nguyên có ba loại: Lê-câu Phệ-đà, Sa-ma Phệ-đà và Dạ-nhu Phệ-đà, ba bộ kinh điển xưa này gọi là Tam minh, Tam Phệ-đà…, thêm A-thát-bà Phệ-đà tức là thành 4 bộ Phệ-đà.

    1. Lê-câu Phệ-đà: Kinh điển có liên quan đến tán, ca. Thời thái cổ, người Aryan đi đến vùng Ngũ Hà, Ấn Độ, sùng bái thần tự nhiên, góp nhặt những bài tán ca làm thành Lê-câu Phệ-đà. Đây là kinh điển căn bản trong bộ Phệ-đà, về sau trở thành kinh điển tế tự của Khuyến thỉnh tăng, sách này là thánh điển xưa nhất của thế giới, xuất hiện vào khoảng năm 1.400 đến 1.000 TCN; gồm 10 quyển tán ca với 1.017 thiên (thêm 11 thiên Bổ-di-ca là 1.028 thiêng), 10.580 bài tụng.

    2. Sa-ma Phệ-đà: Thánh điển có liên quan đến ca tụng và toàn luật, là thánh điển dùng cho tế tự, gồm những ca khúc và những bài tán ca trong lễ tế tự do Ca vịnh tăng xướng lên; gồm 2 quyển, 1.810 bài tụng, toàn bộ đều được sao chép trong Lê-câu Phệ-đà, chỉ có 78 bài tụng mới.

    3. Dạ-nhu Phệ-đà: Kinh điển về cúng tế, gồm những văn chú và chú thích văn chú mà Hành tế tăng xướng đọc.

Dạ-nhu Phệ-đà được biên chép vào sau thời Lê-câu Phệ-đà, có hai loại:

a. Hắc Dạ-nhu Phệ-đà: Do bản văn Phệ-đà (tán ca, tế tự, chú từ…) và Phạn thư (sách chú thích Phệ-đà) hợp thành 13 quyển.

b. Bạch Dạ-nhu Phệ-đà: Tách rời bản văn và Phạn thư, sửa lại Hắc Dạ-nhu và xếp lại sự giải thích chú văn mà thành.

    4. A-thát-bà Phệ-đà: Kinh điển gom chép những câu thần chú chiêu phước, trù ếm (nguyền rủa), nhương tai… Trong đó, những câu chú chiêu phước do những Tế hỏa tăng; nguyền rủa, nhương tai do Ương-chi-la tăng chủ trì, gồm 20 quyển.                     

    (2). Áo Nghĩa Thư (奧義書 tiếng Phạn Upaniṣad): Sách triết học của Ấn Độ. Nội dung ghi giáo nghĩa bí huyền giữa thầy và trò, nên gọi là Áo Nghĩa Thư, sách viết bằng chữ Phạn, ghi chép, tường thuật những tư tưởng nguyên gốc của triết học Ấn Độ.

Tôn giáo của Ấn Độ được bắt đầu từ những bài tán tụng trong kinh Veda. Sau đó, để thuyết minh cách sử dụng tán tụng và nghi thức tán tụng của kinh này mà người ta biên tập Phạm Thư trong đó có chương A-lan-nhã-ca. Lời giảng trong chương này mầu nhiệm sâu xa, lấy nghĩa từ những người trốn đời trong rừng rậm đọc tụng mà có tên là Sâm Lâm Thư. Áo Nghĩa Thư chủ yếu giải thích tư tưởng triết học của chương này, nó hàm chứa ý nghĩa rốt ráo của toàn kinh Veda. Áo Nghĩa Thư vốn là bộ phận sau cùng của Veda, về sau theo cách nhìn mới, người ta phát huy rộng ý nghĩa cứu cánh của Veda mà biên tập thành kinh Vedanta.

Áo Nghĩa Thư chứa đựng tư tưởng triết học cội nguồn của Ấn Độ, do vậy bộ sách này rất được xem trọng và trở thành chỗ y cứ cho các phái triết học đời sau. Bộ này được hoàn thành vào khoảng năm 800-600 TCN.

Tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ Áo Nghĩa Thư, cho rằng: Phạm (bản thể của đại vũ trụ ) và Ngã (bản chất cá nhân) là đồng một thể (Phạm ngã đồng nhất). Đây là nguyên lí căn bản của vũ trụ vạn hữu và cũng là quan niệm của Nhất nguyên quán. Căn cứ vào nguyên lí căn bản này thì sự sinh khởi, phát triển và huỷ diệt của vạn sự vạn vật ắt phải theo một qui luật nhất định. Mạng sống của con người là do Nghiệp, tùy theo hành vi đạo đức và quả báo thiện ác của con người khiến cho chúng sinh luân hồi, từ đó phát triển thành tư tưởng chuyển sinh luân hồi. Nhờ trải qua thiền định và khổ hạnh để nhận thức chân lí “Phạm Ngã nhất như”, tức giải thoát sự trói buộc sinh tử luân hồi, đạt đến cảnh giới Phạm thường trụ bất diệt, đây là mục đích cao nhất của nhân sinh. Tư tưởng này chỉ rõ tất cả hiện tượng giới đều là hư vọng, chỉ có “Phạm” là thật tại duy nhất và cho “Phạm, Ngã” là đại biểu cho hai mặt Tâm và Vật mà sinh thành ra vũ trụ vạn vật.

Do tư tưởng này, trong triết học Ấn Độ cổ đại sinh ra các hệ phái Hữu thần luận. 

    (3). Bà-la-môn giáo (婆羅門教 tiếng Phạn Brahmanism): Một tôn giáo cổ đại ở Ấn Độ lấy giai cấp Bà-la-môn làm hạt nhân để phát triển.

Tôn giáo này bắt nguồn từ sự thay đổi tín ngưỡng Phệ-đà cổ, hình thành vào khoảng thế kỉ thứ VII TCN, kính tin kinh Phệ-đà, tín ngưỡng đa thần, tuân thủ chế độ 4 giai cấp, trong đó chủ trương Bà-la-môn cao thượng hơn hết, xem trọng việc cúng tế và cầu mong sinh lên Niết-bàn ở cõi trời. Về sau tôn giáo này phát triển thành Ấn Độ giáo.

Chủng tộc Aryan từ Trung Á chuyển sang Ấn Độ, định cư ở vùng Punjab thuộc thượng lưu sông Ấn Độ khoảng 100 năm TCN; những vị thần mà họ sùng bái đương thời, đa số là thần tự nhiên. Người ta tin rằng qua sự ban phước của đa thần, con người sẽ được hạnh phúc.  

    (4). Nhị biên (二邊): Hai cực đoan. Về thuyết này, các luận đều giải thích khác nhau.

- Luận Trung Quán: Nhị biên chỉ cho có, không hoặc thường, vô thường.

- Luận Thuận Trung: Nhị biên chỉ cho thường và đoạn.

- Luận Nhiếp Đại Thừa: Do thầy Huyền Trang dịch, thầy Thế Thân giải thích: Nhị biên chỉ cho tăng ích và tổn giảm.

- Chỉ quán phụ hành: Nhị biên là không và giả.

    (5). Hoàn diệt (還滅): Chuyển mê lầm để trở về tịch diệt.

Theo luận Tì-bà-sa, luận Hiển Dương Thánh Giáo, do công hạnh tu hành, đoạn trừ phiền não, thoát li sinh tử trở về cội nguồn Niết-bàn. 

    (6). Đệ nhất nghĩa đế (第一義諦 tiếng Phạn Paramārtha-satya): Chân lí sâu xa huyền diệu, vượt hơn tất cả pháp; một trong hai đế.

Các tông phái Phật giáo định nghĩa Đệ nhất nghĩa đế khác nhau. Như Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ của Tiểu thừa thì cho sự nhận thức tồn tại trên đối tượng đơn nhất không còn phân giải được nữa là “Thắng Nghĩa đế”. Học phái Trung Quán thì cho rằng các bậc thánh hiền hiểu rõ lí Duyên khởi “tính Không” và thấu suốt cả sự nhận thức điên đảo của thế tục và Chân đế.

Theo tư tưởng Đại thừa thì “Đệ nhất nghĩa đế” (Trung đạo) là dung hợp cả Chân đế lẫn Tục đế.

Còn theo Thiền tông thì “Đệ nhất nghĩa đế” là cảnh giới dứt bặt mọi đối đãi, lời ra lời nói, đoạn tuyệt tướng.           

    (7). Không tịch (空寂): Trạng thái vắng lặng xa lìa hình tướng các pháp.

Theo phẩm Tín Giải kinh Pháp Hoa, tất cả các pháp đều vắng lặng, không sinh cũng không diệt, không lớn cũng không nhỏ, vô lậu vô vi.

Phẩm Phật Quốc kinh Duy-ma Cật ghi: “Không nhiễm thế giới như hoa sen, thường khéo nhập vào hạnh không tịch.”

Ngoài ra, từ ngữ “Không tịch, linh tri tâm” được Thiền tông dùng để chỉ cho tâm linh vi diệu hiển hiện, khi đã dứt bặt mọi đối đãi.              

     (8). Đệ nhất nghĩa không (第一義空 tiếng Phạn Paramārtha-śūnyatā): nghĩa Không tột cùng của các pháp, là một trong tám Không.

Niết-bàn Đại thừa và Thật tướng các pháp là vô thượng đệ nhất nghĩa, chẳng thường chẳng diệt, không thọ, không chấp trước, chẳng phải xưa không mà nay có, tạm nói trả về không, vì hoàn toàn không như thế nên gọi Đệ nhất nghĩa không. Niết-bàn của Tiểu thừa tuy cũng nói không, nhưng là Niết-bàn Thiên chân đãn không.

Niết-bàn của Đại thừa là cái Không của Thật tướng trung đạo, cái Không của Đệ nhất nghĩa, cũng là thật nghĩa của chữ (A) trong chân ngôn. Diệu lí của Đệ nhất nghĩa Không này, gọi Pháp Đệ Nhất Không.

Kinh Tạp A-hàm ghi: “Nay thầy sẽ nói pháp cho các con, khởi đầu, giữa, cuối đều rốt ráo, thiện nghĩa, thiện vị, thuần nhất, mãn tịnh, phạm hạnh trong sạch, đó là Đệ nhất nghĩa Không.”

Luận Đại Trí Độ ghi: “Trong Niết-bàn cũng không có tướng Niết-bàn, đó là Đệ nhất nghĩa không (…); hay khiến thật tướng các pháp đều không, đó là Đệ nhất nghĩa Không.”

     (9). Vô kiến (無見): Đoạn kiến. Vì đoạn kiến phủ định lí nhân quả, chủ trương không có quả báo thiện ác, nên gọi Vô kiến

Luận Đại Trí Độ ghi: “Pháp vô kiến, sinh, trụ, lão, vô thường, nên nói Vô kiến hay Hữu kiến? Đáp: Nên nói Vô kiến.

Lại nữa, Pháp vốn Bất hữu, gượng chất là Vô hữu, cũng gọi Vô kiến.

Uyển Lăng Lục ghi: “Pháp vô phàm thánh, cũng vô trầm tịch. Pháp vốn Bất hữu, chớ sinh Vô kiến; Pháp vốn Bất vô, chớ sinh Hữu kiến. Hữu và Vô, đều là tình kiến.

     (10). Hữu kiến (有見 tiếng Phạn Astiva-niśrita): Cũng gọi Thường kiến. Kiến chấp vạn vật ở thế gian đều có thật thể thường hằng bất biến.

Như chủ trương: Người mãi mãi là người, súc sinh mãi mãi là súc sinh, nghèo giàu thường hằng không biến đổi… đều thuộc loại hữu kiến.

Pháp Hoa Huyền Tán ghi: “Hữu là chấp ngã có thân sau, thuộc về thường kiến. Vô là chấp ngã không có thân sau, thuộc về đoạn kiến.”

     (11). Đương thể tức không (當體即空): Bản thể của các pháp vốn không.

Không đợi phân tích, hay hoại diệt sự thể của tất cả pháp hữu vi mà thấu hiểu được đương thể của nó vốn không. Vì các pháp do nhân duyên sinh, như mộng như huyễn đều không có thật tính. Quán “Đương thể tức không” gọi là Thể không quán.

    (12). Tam pháp ấn (三法印): Ba dấu ấn Phật pháp dùng để ấn chứng giáo pháp của Phật, tức là ba giáo nghĩa căn bản: Các hành vô thường, các pháp vô ngã và Niết-bàn tịch tĩnh. Ba thứ nghĩa lí này được dùng để ấn chứng xem các pháp giảng nói có chính xác hay không, nên gọi Tam pháp ấn. Nếu kinh điển Đại thừa được ấn định bởi ba dấu ấn “Vô thường, Vô ngã và Niết-bàn” này thì đó chính là do Phật nói, nếu không như thế chính do ma nói. Từ ngữ Tam pháp ấn này không thấy trong kinh điển thuộc hệ Pàli, còn trong kinh Tạp A-hàm (bản Hán dịch) có thuyết giống với thuyết Tam pháp ấn này. Tam pháp ấn là:

a. Các hành vô thường: Tất cả các pháp hữu vi ở thế gian nói chung đều vô thường, chúng sinh không rõ biết, cho nên đối với vô thường chấp là thường, vì thế đức Thế Tôn nói pháp vô thường để phá chấp thường của chúng sinh.

b. Các pháp vô ngã: Tất cả các pháp hữu vi, vô vi ở thế gian nói chung đều vô ngã, chúng sinh không rõ biết cho nên đối với tất cả pháp gượng lập chủ tể, vì thế Đức Phật nói vô ngã để phá trừ chấp ngã của chúng sinh.

c. Niết-bàn tịch tĩnh: Tất cả chúng sinh không rõ biết khổ sinh tử, cho nên khởi hoặc (phiền não) tạo nghiệp, trôi lăn trong ba cõi, vì thế đức Như Lai nói pháp Niết-bàn tịch tĩnh.

Đến đây, các hành vô thường chỉ nói về hữu vi, Niết-bàn tịch tĩnh chỉ nói về vô vi, còn các pháp vô ngã thì nói về hữu vi và vô vi. Tam pháp ấn thêm “Tất cả hành là khổ” gọi là Tứ pháp ấn, Tứ pháp bản mạt. Ngoài ra, nếu thêm “tất cả pháp là không” thành Ngũ pháp ấn.

 
00:00