chấn hưng

Phần III: TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh - Nhìn Lại Phong Trào Đấu Tranh Của Phật Giáo Miền Nam Năm 1963 - Những Giá Trị Và Ý Nghĩa Lịch Sử

I. PHẬT GIÁO TRONG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP 

    Để tìm hiểu về phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963, cần điểm lại những nét chính trong phong trào đấu tranh của Phật giáo từ khi Pháp mới xâm lược để thấy được những thành quả mà Phật giáo miền Nam đã kế thừa từ tinh thần đấu tranh chống xâm lược của giai đoạn trước đó.

Phần III: ThS. Huỳnh Thị Cận - Mục Tiêu Công Bằng Xã Hội Nhìn Từ Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Miền Nam Năm 1963

    Công bằng xã hội đã được đức Thế Tôn khẳng định như là một quy luật xã hội, cô đọng lại trong lời dạy nổi tiếng, mang tính vượt thời gian: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn”. 

Phần III: PGS.TS. Lê Cung - Năm Mươi Năm Nhìn Lại Phong Trào Phật Giáo Miền Nam (1963 - 2013)

    Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 đi qua với thời gian đã tròn 50 năm. Trong khoảng thời gian đó, phong trào đã là nguồn hứng cảm, thu hút sự chú ý nghiên cứu của các ngành sử học, văn học, tôn giáo học, chính trị học, v.v... kể cả trong nước và ngoài nước.

Phần II: PGS.TS. Lê Giang - Con Đường Thơ Đi Đến “Lửa Từ Bi” Của Vũ Hoàng Chương

    Vũ Hoàng Chương xuất hiện trên thi đàn sau khi những tên tuổi lớn của Phong trào thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu… đã đi qua thời đỉnh cao. Ông xuất hiện với một giọng thơ lạ: Vừa cổ kính xưa cũ vừa hiện đại đến táo bạo; vừa thanh cao phiêu dật vừa nhục thể đến trần trụi rã rời… Ông tự nhận và cũng được không ít người xưng tụng là “Ông hoàng thơ ca”, bậc “Thi vương” (Hoàng Chương), “Thi bá”... Trước 1945 ông có Thơ say (1940), Mây (1943).

Phần II: NNC. Tâm Diệu - Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Trong Ngày 11-6-1963 Đã Bị Mạo Hóa

    Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. 

Phần II: ThS. Phan Văn Cả - Chính Sách Của Mỹ Đối Với Chính Quyền Ngô Đình Diệm Trong Cuộc Khủng Hoảng Phật Giáo 1963

    Với mục tiêu giữ vững một miền Nam Việt Nam không cộng sản nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô ở Đông Nam Á, chính quyền John F. Kennedy đã gia tăng đều đặn viện trợ của Mỹ cho VNCH. Trong suy nghĩ của Washington, Mỹ chỉ có thể làm chiến tranh thành công với Ngô Đình Diệm. Nhưng đến đầu 1963, lòng tin của Mỹ đối với bản thân Diệm đã bắt đầu giảm sút. Câu hỏi: Chúng ta có thể thắng cuộc chiến ở Việt Nam với Diệm không?

Phần II: ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Vai Trò Quần Chúng Nhân Dân Trong Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Năm 1963

    Nghiên cứu phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, từ trước tới nay, hầu hết các công trình, bài nghiên cứu tập trung đề cập về nguyên nhân, phương pháp đấu tranh, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của nó; rồi sự ủng hộ của lực lượng cách mạng, của miền Bắc và của cộng đồng quốc tế đối với phong trào; song vai trò của quần chúng nhân dân trong phong trào này thực tế còn là một sự hụt hẫng. Góp phần khỏa lấp vấn đề đã đặt ra, chính là nội dung của tham luận này. 

Phần II: NNC. Lê Chính Tâm & TS. Lê Thành Nam - Cộng Đồng Quốc Tế Với Phong Trào Phật Giáo Miền Nam Việt Nam Năm 1963

    Trong lịch sử phát triển 2.000 năm của Phật giáo Việt Nam, phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 được xem là một mốc son chói lọi: “Từ sau thời đại Lý - Trần đến nay, trong nhiệm vụ phục vụ Dân tộc và Đạo pháp của Phật giáo Việt Nam chưa có sự kiện nào có qui mô và có tiếng vang rộng lớn như phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963(1).

Twitter icon
Facebook icon
Google+ icon
RSS icon
Close menu
Site navigation mobile menu