Chương 6: Phụ lục

MT NGÀY TƯNG BNG TRONG TRI K.20

Bài, ảnh: Hương Trà - Hạnh Phương

Báo Công An

(CATP) Ngày 23-4, Ban từ thiện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do đại đức Thích Nhật Từ - tiến sĩ Phó thư ký Học viện Phật giáo TP.HCM dẫn đầu, phối hợp với Báo Công an TP. Hồ Chí Minh cùng nhóm từ thiện của bà Trang Thị Sương Mai - đã đến thăm và tặng quà cho trại giam K.20.

Về Bến Tre giữa cái nắng gay gắt của những ngày cuối tháng 4, đúng vào thời điểm cả nước đang nô nức chào mừng Quốc lễ Giỗ tổ Hùng Vương và kỷ niệm miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nằm lọt thỏm giữa những cánh đồng đã phô ra gốc rạ úa sau mùa gặt hái, trại giam K.20 thuộc Cục V.26 của Bộ Công an đóng trên địa bàn xã Châu Bình (huyện Giồng Trôm - Bến Tre) gần như thức dậy ồn ã bởi những tiếng hò reo náo nức đón đoàn từ thiện thành phố về thăm. Cùng đi với đoàn còn có các ca sĩ nổi tiếng: Duy Mạnh, Nhất Thiên Bảo, Cindy Thái Tài, Nghi Văn, Hoàng Thiên Long, Việt Hà, Liêu Anh Tuấn, nhóm La Thăng... K.20 hiện giam giữ 1.847 phạm nhân, trong số đó có 119 phạm nhân nữ, với các mức hình phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Phần lớn các phạm nhân trong độ tuổi từ 25 đến 34 bị giam với các tội danh phổ biến như: giết người, mua bán ma túy, cai nghiện, trộm cắp tài sản công dân và nhà nước. Bằng tấm lòng của những người thiện nguyện mang tình thương và sự cảm thông, tất cả đã đem đến cho anh em phạm nhân đang mắc vòng lao lý một ngày đầy ý nghĩa.

Trong bài thuyết giảng của mình, đại đức Thích Nhật Từ đã tặng cho anh chị em những lời động viên tinh thần giá trị. Với chủ đề “Tự do nội tại” Thầy đã giúp các anh chị em quên đi mặc cảm và định kiến xã hội, vượt qua tâm lý về thời gian chờ đợi... Thầy nhắn gởi: “Đừng nghĩ mình bị cầm tù, hãy xem nơi đây như đại gia đình, là cơ hội để kiểm nghiệm lại những hành vi đã gây ra đau khổ cho bản thân và cho người khác... Như thế thì thời gian sẽ trôi qua nhanh, sớm trở về hòa nhập với cộng đồng, trở thành con người mới”.

Chuyến đi cũng là dịp các nghệ sĩ tiếp xúc một thế giới hoàn toàn cách biệt với những nơi chốn hào nhoáng của các sân khấu chuyên nghiệp. Trải lòng, nhiệt tình và hết mình - đó là những gì anh em phạm nhân cảm nhận được. Những bó hoa hồng do Ban quản lý trại chuẩn bị chu đáo được chuyền tay nhau lên tặng, đã cho thấy sự trân trọng đối với anh em nghệ sĩ biết chừng nào. Nhất Thiên Bảo khuấy động trưa nắng với một loạt ca khúc Cho anh ngủ trong trái tim em, Em giờ đâu, Tình yêu tuyệt vời, Tình thôi xót xa; Hoàng Thiên Long nhẹ nhàng với Em ở đâu, Nghi Văn đằm thắm với bản hit Nắng xuân hồng, Việt Hà vừa dẫn chương trình, vừa duyên dáng trong ca khúc Anh còn yêu em không, ca sĩ trẻ Liêu Anh Tuấn trong ca khúc Mồ Côi và nhóm La Thăng với bản hip hop trẻ trung Vì sao may mắn, Trái tim hòa bình đã mang lại không khí sôi nổi cho sân trại - nơi mọi người tập trung lại như một buổi liên hoan vui vẻ. Nắng vẫn hầm hập trên đầu khiến người diễn lẫn người xem mồ hôi túa ra, nhưng không khí vẫn hết sức vui vẻ và thoải mái. Lần đi này đặc biệt Duy Mạnh với loạt ca khúc xã hội: Kiếp đỏ đen, Lời sám hối của kẻ hấp hối, Kẻ tham tiền... đã đem lại sự lắng đọng và nỗi ưu tư trên gương mặt các tội phạm trẻ. Và, phải nói đến Cindy Thái Tài - chị đã làm vỡ tung không gian nóng bức ấy. Giọng mềm mại và ngọt ngào, Cindy hát Hào hoa, Bên em là biển rộng... và giao lưu với phạm nhân trong một thái độ hết sức cởi mở khiến mọi người hoàn toàn bất ngờ. Một ngày tự do và dường như quên đi cái cảm giác của hàng rào thép gai vây quanh. Những thông điệp mà đoàn từ thiện mang đến có thể khiến nhiều người vượt qua những định kiến xã hội, tăng thêm tinh thần để học tập và cải tạo tốt hơn.

Trong chuyến đi lần này, đoàn đã trao tặng cho các anh chị em phạm nhân những món quà vật chất bao gồm: 2.100 phần quà (mì gói, đường) tổng trị giá: 31 triệu đồng - do Ni sư Huệ Từ đóng góp. 30 cái TV 21 inches hiệu Darling, mái dù che sân sinh hoạt (dài 24 mét, rộng 48 mét), tủ sách Phật học (hơn 2.000 quyển sách dạy đạo làm người) tổng trị giá 78,5 triệu đồng do đại đức Thích Nhật Từ và Hội từ thiện Đạo Phật ngày nay trong nước và hải ngoại đóng góp. Ngoài ra, hành trình của đoàn còn tiếp tục với việc đi trao tặng phân nửa số tiền xây dựng cầu Bình An nối với ấp 3 xã Châu Bình là 75 triệu đồng (trong đó nhóm cô Sương Mai: 30 triệu, thầy Thích Như Niệm 20 triệu và chùa Giác Ngộ 25 triệu).

Trong những chuyến đi dài như thế đến các trại giam, hầu như ai cũng có thể cảm nhận được rằng, dù đang ở giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời nhưng các tội phạm vẫn không bi quan, chán nản. Như lời thuyết pháp của đại đức Thích Nhật Từ trước đám đông lỡ lầm cùng khổ: “Sông có khúc, người có lúc”, đó là quy luật của vô thường nhưng lại là một thông điệp rất cởi mở và đầy tính nhân văn.

 

 


 

BN TRE, MÙA XUÂN LI V...

Bài, ảnh: Hương Trà

Báo Công An, số ra ngày 2-8-07

Ngày 5-2-2007. Phải hơn hai tháng kể từ lúc cơn bão Durian bất ngờ đổ bộ trực tiếp vào vùng ven biển Bến Tre, khiến nhiều xã huyện biến thành bình địa - xếp thứ hai trong danh sách các tỉnh bị thiệt hại nặng nề sau bão, chúng tôi mới có dịp trở lại.

Trong những tia nắng ấm áp ngày đầu xuân, với các nghệ sĩ: Đàm Vĩnh Hưng, Lan Ngọc, Thy Dung, Tiến Đạt, nhóm The Bells, Lọ Lem, Anh Thúy, Ngân Huệ, Phương Dung, Lâm Minh Chi, Long Nhật, Đăng Tuấn, nhóm hài Khánh Nam, MC La Thoại Phi... đặc biệt cùng đi có Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký GHPGVN và tiến sĩ Thích Nhật Từ, Phó thư ký HVPGVN tại TPHCM; kết hợp với Báo Công an TPHCM đã đến thăm và tặng quà cho các phạm nhân và cán bộ tại trại giam K.20 đóng trên địa bàn xã Châu Bình (huyện Giồng Trôm - Bến Tre).

Trại giam K.20 thuộc cục V.26 của Bộ Công an hiện giam giữ 1.847 phạm nhân, trong số đó có 119 phạm nhân nữ, với các mức hình phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Phần lớn các phạm nhân trong độ tuổi từ 25 đến 34 với các tội danh phổ biến như: giết người, mua bán ma túy, trộm cắp tài sản. Chương trình bắt đầu bằng bài thuyết trình của thầy Nhật Từ với chủ đề “Quay đầu là bờ” như một liệu pháp tinh thần nhằm giúp cho các phạm nhân chuyển hóa tư tưởng, thay đổi nhân cách và làm mới cuộc đời. Có người trong lúc nghe đã không cầm được xúc động. Anh Nguyễn Văn Bé (SN 1974) tâm sự: “Khi thấy Báo Công an cùng với đoàn Phật giáo đến thăm, tôi thực sự cảm động khi biết rằng vẫn còn tấm lòng quan tâm và muốn giúp cho chúng tôi vượt qua mặc cảm tội lỗi. Trong tinh thần hồi đầu, chúng tôi sẽ không tái phạm vào con đường cũ. Tình thương của anh em trong ban quản trại sẽ giúp chúng tôi có thêm niềm tin và sức mạnh cải tạo, sớm trở thành người tốt bằng sức lao động chân chính”.

Thức dậy từ tờ mờ sáng, vượt qua gần 130km để mang lời ca tiếng hát của mình đến cho các số phận đặc biệt sống trong vòng lao lý, tinh thần của các nghệ sĩ rất đáng biểu dương. Tiếng cười reo vui từ phía phạm nhân nổ ran suốt bốn giờ liền, vỡ òa buổi sáng mùa xuân. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thay mặt anh em trong đoàn nghệ sĩ thiện nguyện phát biểu: “Đã đi hát rất nhiều nơi, nhưng đây quả thật là nơi chốn đặc biệt nhất mà chúng tôi đến. Nghệ sĩ có rất nhiều người luôn sẵn sáng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, vừa bằng của cải vật chất vừa đóng góp công sức và lòng nhiệt tình của mình. Và thật sự rất hào hứng khi biết rằng trong này có rất nhiều fan của chúng tôi. Mong các anh chị mau sớm cải tạo tốt để trở về với cộng đồng, tái sinh một cuộc sống khác”.

Những nét mặt vốn đau khổ, sầu lo trở nên rạng rỡ hơn và giảm bớt những căng thẳng của người mang mặc cảm tội lỗi. Ban giám thị và cán bộ quản lý trại giam cũng hòa vào niềm vui, thưởng thức chương trình cho đến giờ phút cuối. Thượng tá Phùng Văn Yến, Tổng giám thị trại giam cho biết: “Đây là chương trình đặc sắc nhất từ trước đến giờ, đã phối hợp ba yếu tố giáo dục - văn nghệ - từ thiện, nhằm giúp các phạm nhân được hạnh phúc trước thềm năm mới”. Gần 14 giờ, đoàn rời khỏi trại giam để lại những ấn tượng đẹp trong tâm trí của các phạm nhân và các cán bộ quản lý trại. Tại đây, đoàn đã tặng 2.100 phần quà do nhóm từ thiện Sương Mai và các Phật tử do thầy Nhật Từ và Ni sư Từ Nhẫn vận động bảo trợ, tổng trị giá 140 triệu đồng.

Sau khi rời khỏi trại giam, đoàn lại tiếp tục lên đường. Lúc 15 giờ, bà Trang Thị Sương Mai, ủy viên thường trực Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi TPHCM và tiến sĩ Nhật Từ phối hợp với TT. Thiện Chiếu đã đến tặng 180 mái nhà tole cho các gia đình nạn nhân của cơn bão Durian tại tỉnh Bến Tre (60 mái cho huyện Giồng Trôm, 60 mái cho huyện Ba Tri, 30 mái cho xã Tân Hào và 30 mái cho xã Hưng Lễ). Mỗi mái nhà tole gồm 8 tấm diện tích lợp 36m2, trị giá 1.600.000 đồng và một phần quà trị giá 150.000đ; tổng trị giá 320 triệu đồng. Trong đó, thầy Nhật Từ và các Phật tử chùa Giác Ngộ đóng góp 4700 usd (Báo ghi lộn là 47 triệu), Ni sư Lệ Phát và các Phật tử chùa Châu An - Gò Vấp 45 triệu, nhóm bạn bè của chị Trịnh Vĩnh Tâm 40 triệu, nhà thuốc Mỹ Châu 30 triệu, Công ty Kinh Đô 30 triệu, chị Lê Thị Yến (Công ty sắt thép Phú Thọ) 15 triệu, Công ty Vina- capitol 15 triệu, cô Hoàng Long và Ngọc Diệp 15 triệu, anh em Phú Quí (nhà hàng Sinh Đôi) 10 triệu... Thay mặt đoàn phát biểu cảm tưởng, thầy Nhật Từ chia sẻ: “Hạnh phúc vật chất của con người gắn liền ngôi nhà với chức năng an ninh, sức khoẻ, hạnh phúc lứa đôi và quan hệ cha mẹ con cái. Cơn bão thịnh nộ đã cướp đi ngôi nhà của nhiều gia đình. Những người thiện tâm xin góp phần giúp cho bà con có được mái nhà đơn sơ, để có chỗ cúng ông bà tổ tiên, chăm sóc cho con cháu và ăn Tết dân tộc sắp tới”.

Chuyến đi đầy tình nghĩa đã kết thúc với những tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Trong không khí giao mùa rộn rã, gió thổi lay trên những tán dừa và Bến Tre đang đón chờ một mùa xuân an lành...

 

 


 

 

THUYẾT PHÁP TRONG TRẠI GIAM

Đỗ Thiền Đăng

Báo Giác Ngộ

Buổi thuyết pháp trong trại giam với chủ đề “Quay đầu là bờ” đã được ĐĐ.Thích Nhật Từ thực hiện dưới sự chứng minh, giới thiệu của HT.Thích Hiển Pháp - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, GHPGVN - diễn ra vào ngày 5-2-2006, tại trại giam K.20, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre cho 1.847 phạm nhân thuộc nhiều đối tượng phạm pháp.

Trong lời phát biểu chào mừng đoàn Phật giáo đến với trại, Thượng tá Phùng Văn Yến - Bí thư Đảng ủy, Giám thị trại giam Châu Bình - nhấn mạnh: “Là những người trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân trong những năm qua, chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng, việc giáo dục cải tạo con người không phải là tường cao, hào sâu, không phải chỉ lo cho họ ăn đủ, mặc ấm là được, mà trước hết phải giáo dục, động viên họ bằng cái tâm trong sáng của người cán bộ trại giam, giúp họ tự cải tạo, gột hết tội lỗi đã gây ra để trở thành người lương thiện, có ích cho gia đình và xã hội. Đồng thời, qua ng- hiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy rằng giáo lý của nhà Phật, đặc biệt là Ngũ giới, đạo lý Duyên khởi… rất phù hợp với công cuộc cải tạo xã hội và việc xây dựng hòa bình, trong đó Đức Phật được gọi là Vua Hòa bình…”.

HT.Thích Hiển Pháp cũng đã gửi lời chia sẻ, động viên đến với toàn thể phạm nhân. HT mong mỏi các phạm nhân luôn luôn cố gắng phấn đấu, thực hiện tốt phần việc của mình để sớm nhận được sự ân xá trở về cùng gia đình, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán này.

Buổi thuyết giảng nằm trong chương trình giáo dục, hỗ trợ cho 1.847 phạm nhân với ba phần chính: thuyết pháp, giao lưu văn nghệ và tặng quà cho các phạm nhân. Trong bài giảng kéo dài 60 phút, gợi hứng từ câu chuyện Đức Phật giáo hóa Angulimala, ĐĐ.Thích Nhật Từ đã khéo vận dụng giáo lý của Đức Phật thành một bài nói chuyện đạo đức nhẹ nhàng, sâu lắng, giúp cho các phạm nhân ý thức về sự “hồi đầu”. “Quay đầu là bờ” không bao giờ muộn đối với những ai có ý thức hướng thiện. Nhiều phạm nhân đã không cầm được nước mắt sau khi nghe bài giảng.

ĐĐ.Nhật Từ cho biết: “Mặc dù luật pháp và nhà tù có khả năng cải tạo và ngăn chặn tội phạm, để tội phạm không được nhân rộng, song chúng không làm được công việc chuyển hóa các hành vi và tâm ý xấu xa, bất thiện của con người. Do vậy, chương trình thuyết pháp trong các trại giam có thể giúp cho các phạm nhân nhận ra được bản chất và gốc rễ tội phạm của bản thân, sau đó hướng dẫn họ tìm ra các giải pháp đạo đức và thiền quán để chuyển hóa, thay đổi các hành vi bất thiện, thay đổi vận mệnh và làm mới cuộc đời”.

Buổi thuyết giảng mặc dù mang tính cá nhân, tuy nhiên vẫn có thể được xem là sự tiếp nối chương trình hoằng pháp trong các trại giam vốn đã bị gián đoạn hơn 32 năm qua tại Việt Nam.

Trong những thập niên gần đây, tại nhiều nước trên thế giới, hình ảnh các tu sĩ Phật giáo đến với phạm nhân trong các trại giam không còn là hình ảnh xa lạ. Vì vậy, GHPGVN, cụ thể là Ban Hoằng Pháp và Đoàn Giảng sư nên chăng cần quan tâm xây dựng lại chương trình hoằng pháp đối với những phạm nhân - những đối tượng cần được đón nhận ánh sáng Phật pháp hơn cả.

Phỏng vấn hòa thượng Thích HIển Pháp bên ngoài trại giam:

- Phóng viên: Kính bạch Hòa thượng! Mặc dù tuổi cao, lại bận rất nhiều Phật sự trong dịp cuối năm, nhưng Hòa thượng vẫn dành thời giờ để đến với chương trình hoằng pháp trong trại giam. Điều gì đã khiến Hòa thượng không quản ngại khó khăn để đến với chương trình này?

- HT.Thích Hiển Pháp: Là người tu Phật, Tăng Ni cũng như Phật tử, có hai bổn phận mà chúng ta cần phải chú trọng, đó là tu tập và đem ánh sáng tâm linh đến với mọi người. Chính điều này sẽ giúp cho mọi người đón nhận được ánh sáng Phật pháp nhằm ngăn chặn tội lỗi, luôn làm điều tốt lành giúp ích cho bản thân và xã hội. Vì nghĩ như vậy mà tôi đã đến với chương trình theo sự thỉnh cầu của ĐĐ. Nhật Từ và Ni sư Từ Nhẫn. Tôi cũng muốn có đôi lời chia sẻ, khuyến khích các anh chị em phạm nhân luôn phấn đấu làm tốt công việc của mình để sớm được đoàn tụ cùng gia đình.

- Phóng viên: Chương trình thuyết pháp trong các trại giam vốn là một chương trình đặc biệt, song đã bị gián đoạn hơn 30 năm qua. Thưa Hòa thượng, trong kế hoạch sắp đến, Giáo hội có tiếp tục triển khai chương trình này như là một chiến lược hoằng pháp?

- HT.Thích Hiển Pháp: Vấn đề này chúng tôi chưa dám hứa. Song đây là lần đầu chúng ta đến với các phạm nhân, đem vật chất cũng như tinh thần an vui đến với các anh chị em nhằm giúp họ hướng thiện; chúng tôi rút kinh nghiệm, nếu thấy ích lợi thì sẽ đề nghị Ban Giám thị tiếp tục tổ chức. Nếu Ban Giám thị không quyết định được thì họ có thể đề nghị lên các cấp lãnh đạo. Trước đây, trong chương trình hoằng pháp những năm 1951-1973, chúng tôi là giảng sư trong Giáo hội Tăng Già và GHPGVNTN, vào những dịp lễ Phật giáo, quản lý các trại giam cũng đã mời chúng tôi đến thuyết giảng, như trại Chí Hòa, Cần Thơ hay Bến Tre. Giáo pháp của Đức Phật có thể giúp cho các phạm nhân có một đời sống tốt đẹp hơn, để họ sớm trở về với cộng đồng xã hội.

- Xin cảm ơn Hòa thượng!

 

 


 

 

ĐẾN TRẠI GIAM CHIA SẺ

YÊU THƯƠNG VỚI PHẠM NHÂN

Huỳnh Diệu

Báo Giác Ngộ: Nơi những con người sống tách biệt, sống trong vòng lao lý và từng ngày nuôi hy vọng lớn nhất là đến ngày về lại, đoàn tụ với gia đình và hòa nhập xã hội, làm lại cuộc đời. Và hôm nay, họ đã chia sẻ với tất cả mọi điều...trại giam K.20

Đứng dậy sau vấp ngã

Sau những ngày tất bật cùng với công việc tổ chức đại lễ Vesak 2008 tại Hà Nội, Đại đức Thích Nhật Từ và đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay  Ni sư Thích Nữ Huệ Liên, TX Ngọc Hòa (Q.6) cùng Phật tử đã đến chia sẻ 2.100 phần quà trị giá 102 triệu đồng cho gần 2.000 phạm nhân tại trại giam K.20 thuộc Bộ công an tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, Bến Tre.

Chúng tôi nhận thấy niềm vui, hạnh phúc sáng bừng qua những nụ cười. Cũng như những lần đến trước đây, ĐĐ. Thích Nhật Từ đã trải lòng mình qua những kinh nghiệm sống, những câu chuyện ngắn đời thường và cả những lời Phật dạy rất dễ hiểu chia sẻ với các phạm nhân. Vẫn còn đó từng lời từng chữ mà trong thời gian chưa tới 2 năm ĐĐ. Thích Nhật Từ đã có 4 chủ đề chính chia sẻ tại đây như:

„Quay đầu là bờ” Tự do nội tại”, „Bỏ kiếp giang hồ”, Làm lại cuộc đời” và lần này là  Đứng dậy sau vấp ngã”.

Mở đầu cuộc trò chuyện thầy đã kể lại câu chuyện của vị vua A Xà Thế để nhận biết chân hạnh phúc đích thực, tình thương con người với con người, không giết hại đồng loại. Lòng từ bi trong cuộc sống cũng giống như không khí mà chúng ta cần để thở hằng ngày. Và, cũng vậy sau những vấp ngã chúng ta phải biết đứng dậy và đi tiếp. Trong câu chuyện ấy, nghị lực sống, biết vượt qua nỗi khổ niềm đau của quá khứ làm lại cuộc đời như đức Phật đã dậy: “hãy mạnh dạn vứt bỏ nỗi đau...” Những câu chuyện của thầy gần gũi, sinh động và đầy ý nghĩa, ở đó giá trị đời sống đạo đức được đề cập đến để khơi gợi lòng tin tưởng sống trong hiện tại, vượt lên nổi đau, chấp nhận hiện thực và nhận chân giá trị trong cuộc sống hiện tại.

Từng lời từng chữ ĐĐ. Thích Nhật Từ tâm sự, chia sẻ yêu thương ấy chắc chắn sẽ tác động tốt với những con người chai sạn, lầm lì và từng trải ở đây. Xét cho cùng, họ cũng là những người đáng thương và cần lắm những vòng tay bao dung. Chúng tôi hy vọng rất nhiều, dù là ai và đã làm gì trong quá khứ rồi thì cũng có lúc phải quay về nẻo chính, quay về tính bổn thiện. Chính vì lẽ đó, Tổng giám thị, thượng tá Phùng Văn Yến đã cho rằng “quý thầy và đoàn đã giúp chúng tôi xây dựng được môi trường tình thương để giúp anh chị em phạm nhân có cơ hội học tập và sửa đổi”.

Đối diện với chính mình

Những buổi gặp mặt và trò chuyện như thế này quả là quý giá bởi có sự chia sẻ, đồng cảm, bao dung của biết bao người. Chúng tôi lại có dịp được trao đổi trực tiếp với nhiều anh chị lầm lỡ và có những phút giây trải lòng để chia sẻ với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nguyễn Thị Lệ, ngụ tại Tp.HCM đã hồi tưởng lại với nỗi rưng rức: “những năm đó mình gặp hoàn cảnh éo le quá, bị chồng bỏ với 3 đứa con nhỏ, trong lúc túng bấn mình làm liều, đánh mất bản thân và mang tội trộm cắp tài sản công dân, bị bắt với mức án 3 năm, mình mới ở được có 7 tháng”. Quảng đường dài đã qua của mình, chị bảo có lúc thấy ân hận ghê gớm lắm, phải đối diện với tòa án lương tâm và xấu hổ với con cái. Qua những lần được nghe thầy nói chuyện, chị nhận thức được việc làm của mình là cái sai quá lớn của cuộc đời và chị hiểu rằng chỉ có cách duy nhất là phải cố gắng từng ngày để sửa đổi, để lao động và học tập thật tốt, mới mong sớm trở về với các con. Chị bảo còn hơn hai năm nữa, sẽ còn từng ngày một để chị phải đối diện với chính mình, cật vấn, tìm hướng đi tới để sống tốt hơn và cố quên đi quá khứ.

Chị Lâm Thế Phương (Trà Vinh) thì mang án 3 năm 6 tháng với tội danh lợi dụng tín nhiệm chiếm dụng tài sản. Chị bảo chỉ vì lòng tham lam của mình mà phải trả giá đắt, thời gian qua là cả chuỗi ngày dài đau đớn và tủi hổ, còn lại khoảng thời gian 9 tháng nữa chị cố gắng để hy vọng được ân xá trước thời hạn. Nhờ tiếp xúc được với thầy Nhật Từ, quý sư cô và đoàn từ thiện, chị cũng hiểu thêm được giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại với tấm lòng hướng thiện, trong lúc này chị mong muốn được tha thứ để có cơ hội làm lại tất cả.

Ở độ tuổi tốt đẹp nhất của cuộc đời, từ 18 đến khoảng 45, gần hai ngàn con người đang sống và học tập tại đây với nhiều tội danh: giết người, cướp của, lợi dụng tín nhiệm, buôn bán ma túy, tổ chức mại dâm, bán dâm, tiếp dâm... Nhiều phạm nhân tâm sự, đã có những giờ phút tự vấn, soi rọi và cố quên đi quá khứ để tìm ra những phút giây thanh thản. Cái duy nhất họ cần phải làm là học tập, lao động, sửa đổi thật tốt để có điều kiện hoà nhập với cộng đồng.

Chỉ còn tiếng hát

Đã 5 lần hội ngộ nơi này nên các phạm nhân đã quen thuộc với hình ảnh những chiếc áo vàng, áo nâu của quý thầy cô. Và mỗi lần đoàn đến là ngày đó phạm nhân được dùng một bữa cơm chay, bữa cơm chay có các món mặn, súp nui, gỏi cuốn, ca ri... tuy lâu lắm mới có một ngày nhưng đó là điều đặc biệt ở nơi này. Bởi, để tỏ lòng mến khách và cũng để cho phạm nhân có khái niệm về nuôi dưỡng từ tâm, nét sống thanh đạm qua bữa ăn chay, Ban giám thị cũng muốn từ đó có thể vun đắp được sự tin yêu từ những điều rất nhỏ ấy.

Sống ở “láng”, nơi tập hợp với nhiều thành phần phức tạp nhất xã hội, nhiều phạm nhân tâm sự phải biết gạn lọc và cố gắng học tập để được ra tù sớm nhất, mỗi ngày ở trong này là mỗi ngày sống trong sự dày vò tội  lỗi, chính vì vậy có những lúc như thế này cả ngàn người tự do được hát, giải trí và giao lưu là niềm vui lớn. Thế nên, cả hội trường như òa vỡ tiếng vỗ tay để chào đón đoàn ca sĩ, nghệ sĩ TP. HCM: nghệ sĩ Ngân Huệ, ca sĩ Vũ Hà, ca sĩ Hiền Trang, nhóm Ca Rô, nhóm K.6, nhóm hài Tiểu Beo-Bảo Chung Chung, nhóm New and Old, MC Gia Luật và nhạc sĩ Phật tử Vũ Ngọc Toản đã đến hát cùng với anh chị em.

Nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản đã phát từng bài hát và tập từng câu hát một, chút ngập ngừng ban đầu rồi tiếng hát cũng vút lên. Cả hội trường như say sưa với tiếng reo hò, tiếng hát và từng điệu nhảy của ca sĩ. Đoàn ca sĩ nào đến đây, chưa kịp ăn trưa là “nhào” vô “chơi” liền ít nhất phải là hai bài liên tiếp. Ca sĩ Hiền Trang xinh xắn và rất dễ thương với hai bài hát làm ngây ngất cả hội trường.

Ca sĩ Vũ Hà, liên tiếp phục vụ 4 bài cực kì sôi động với những điệu nhảy làm cả hội trường sôi sục hẳn lên. Nhóm Ca Rô cũng phục vụ liên tiếp 3 bài với những vũ điệu hấp dẫn, nhóm hài kịch lại tạo nên tiếng cười ngã nghiêng. Cả hội trường như chìm trong tiếng hát và  trong giờ phút ấy chỉ có nụ cười, tiếng hát cùng hòa điệu. Âm thanh ồn ào ấy đã xóa tan ranh giới bởi những cái bắt tay chia sẻ, trao gởi những lời cảm thông, an ủi, động viên. Hay như những cành hoa giả được tặng rồi lấy lại, rồi lại tặng của những chị gái cũng làm ca sĩ rất vui.

Buổi vui rồi cũng kết thúc, những cái bắt tay bịn rịn, những cánh tay vẫy chào của phạm nhân  từ các láng trại hai bên đường đi với lời nhắn với theo: “các thầy sớm trở lại nhé” đã gieo vào lòng chúng tôi niềm vui và sự ấm áp ...

 

 


 

 

ĐĐ. Thích Nhật Từ phát quà cho các phạm nhân

QUAY ĐẦU LÀ BỜ

TI TRI GIAM K.20, BẾN TRE

Giác Hạnh Phương

Đạo Phật Ngày Nay online

Hạnh nguyện Bồ tát Địa Tạng thời nay

Thời gian chuẩn bị từ vật chất đến tinh thần và nhân lực con người để thực hiện một chuyến đi rất xa, xa lắm mà tạm gọi là “vùng sâu vùng xa” đã được chu đáo. Sở dĩ cụm từ vùng sâu vùng xa được đặt trong dấu ngoặc kép là bởi vì vùng sâu vùng xa ấy là vùng tâm con người, chứ không phải vùng xa về không gian vật lý. Ấy thế mà đã có những người phóng tâm và tầm nhìn để vươn đến với những mảnh đất tâm ấy vốn rất cằn cõi từ lâu gần như chai sạn, mảnh đất tâm ấy tưởng chừng như không còn sử dụng được. Chúng tôi muốn nói đến mảnh đất khô khan ấy đó là trại giam K.20 (người ta thường gọi là địa ngục trần thế) ở tỉnh Bến Tre.

Đoàn xe khởi hành lúc 4g 45 phút sáng ngày 05 tháng 02 năm 2007, dẫn đầu là 2 xe của HT. Thích Hiển Pháp, Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký GHPGVN, thầy Thích Nhật Từ, Phó thư ký HVPGVN tại TP.HCM, Ni sư Từ Nhẫn, trụ trì chùa Phước Viên, Ni sư Huệ Liên, giảng viên HVPGVN tại TP.HCM và nối tiếp theo sau là xe Phật tử và xe chở thực phẩm, kết hợp với Báo Công an TP.HCM đã đến thăm và tặng 2.100 phần quà cho các phạm nhân và cán bộ tại trại giam K.20, xã Châu Bình

- H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bằng tất cả tình thương và sự cảm thông các phạm nhân cho nên nhóm từ thiện Sương Mai, thầy Nhật Từ và ni sư Từ Nhẫn đã vận động bão trợ được số tiền tổng trị giá 140 triệu đồng cùng chia sẽ với phạm nhân. Sự có mặt của đoàn từ thiện đã mang lại không khí vui tươi và sự ấm áp tình người đến với các phạm nhân vào những ngày xuân Đinh Hợi sắp tới.

Trại giam K.20 thuộc cục V26 tại xã Châu Bình hiện giam giữ 1847 phạm nhân, trong số đó có 119 phạm nhân là nữ, với các mức hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Phần lớn các phạm nhân còn rất trẻ trong độ tuổi từ 25 đến 34 bị giam với các tội danh phổ biến: mua bán ma tuý, cai nghiện, trộm cắp tài sản công dân và nhà nước.

Chuyển hoá bằng tình thương và sự cảm thông

Khi đoàn từ thiện Phật giáo vừa đến, các phạm nhân nhìn các Tu sĩ như chưa từng thấy lần nào, trong có vẻ lạ lắm, họ chào hỏi rất lễ phép, không biết trong đời sống thường nhật hằng ngày họ sống như thế nào, dĩ nhiên họ cũng được sự giáo dục của ban quản trại, nhưng trong các trường hợp thì hình ảnh Tu sĩ đã cho họ bài học về đạo đức mà chưa cần nói lên lời nào. Dù con người có hung hãng đến đâu nhưng khi thấy hình bóng Tu sĩ xuất hiện thì họ biết kìm chế lại. Đó là sự giáo dục bằng thân giáo trong Phật giáo. Các vị Tu sĩ cũng chào họ một cách trìu mến làm cho họ quên mất mặc cảm, khác với người đời xem họ như là người sống ngoài xã hội và ghét bỏ xa lánh họ.

Chính vì vậy mà bài thuyết trình của thầy Nhật Từ với chủ đề “Quay đầu là bờ”, là sự thể hiện tình thương nhằm giúp cho các phạm nhân chuyển hoá tư tưởng, thay đổi nhân cách làm mới cuộc đời. Thật là cảm động khi thấy chị em phụ nữ dù trời nắng họ vẫn ngồi lắng nghe bài thuyết trình và nhìn lại hành vi bản thân, có phạm nhân trong lúc nghe đã không cầm được nỗi xúc động trong ăn năn và hồi đầu.

Anh Nguyễn Văn Bé sinh năm 1974 tâm sự: “Khi thấy đoàn Phật giáo đến thăm, tôi mới hiểu ra rằng vẫn còn có những tấm lòng quan tâm và muốn giúp cho chúng tôi vượt qua mặc cảm tội lỗi. Tôi đã không kèm được những giọt nước mắt. Chúng tôi sẽ không tái phạm vào con đường cũ. Tình thương của cha mẹ, của anh em trong Ban quản trại, và của các vị Tu sĩ Phật giáo sẽ giúp chúng tôi có thêm niềm tin và sức mạnh để sớm trở thành người tốt bằng chính sức lao động chân chính”.

Khi chúng tôi hỏi: “Bờ” để các anh “trở về” là gì? Anh Nguyễn Phước Quốc Huy, 30 tuổi cho biết: “Bờ” mà anh dừng chân đó là tình thương của cha mẹ, vì sự quan tâm của Ban quản trại và của quí Thầy, Sư cô…Sự “quay đầu, hay trở về” tức là sống làm sao để không phụ lòng những tình thương ấy, bằng cách trong trạng thái của người biết ăn năn hồi đầu, không tái phạm con đường cũ. Anh cho biết thêm “Chính tình thương mà cải hoá bản thân anh”.

Còn anh Nguyễn Minh Trí, 35 tuổi thì khẳng định, mà lần đầu tiên chúng tôi mới nghe, anh nói: “Tôi xem nơi đây (trại giam) là căn nhà thứ hai của tôi, trong thời gian ở đây sống chung với anh em và được ban quản trại giáo giáo dục, đã dạy cho tôi nhiều bài học mà trước đây tôi chưa biết. Khi nghe đoàn Phật giáo đến thăm tôi hơi ngạc nhiên, nhưng đến cũng phải thôi vì đạo Phật là đạo của tình thương mà.”

Cái nhìn dung thông của Bồ tát Quan Thế Âm: Lắng nghe để hiểu và giúp đỡ

Thông thường mọi người cho rằng họ là người rất ghê sợ, hung dữ …. nhưng khi chúng tôi tiếp xúc, hỏi chuyện thì họ thật sự có một sự hối hận về những hành vi sai trái, họ cũng còn có trái tim biết lẽ phải điều hay. Nhưng do hoàn cảnh, điều kiện, lối sống nào đó đưa đẩy họ sa lầy tội lỗi…Khi tiếp xúc và lắng nghe họ bày tỏ sự hối hận thì chúng tôi nghĩ rằng: xã hội không nên trách móc phê phán họ mà hãy tìm cách tháo gỡ nỗi khổ giúp cho họ. Như vậy, vấn đề ở chỗ là xã hội có tạo cho họ cơ hội để quay về hay không (công ăn việc làm…), cộng đồng làng xóm có chấp nhận khi họ trở về hòa nhập mà không còn phân biệt đối xử… có như vậy mới giúp họ tự tin vào cuộc sống làm mới cuộc đời một cách chân chính. Vấn đề phương pháp giáo dục tâm lý như thế nào có hiệu quả nhanh thì các nhà chức trách cần phải suy gẫm thêm.

Sự giáo dục tâm lý bằng thân giáo và khẩu giáo (giáo dục đạo đức) thông qua hình ảnh Tu sĩ có tác dụng chuyển hoá rất cao. Mặc khác, kết hợp với từ thiện, rất cần tấm lòng của các Phật tử gởi tặng những món quà tặng vật chất cụ thể thiết thực cho sinh hoạt hằng ngày trong thời gian sống trong trại giam, và cần thiết sự đóng góp của chương trình văn nghệ…bằng sự nỗ lực và quyết tâm chung của rất nhiều người giúp cho họ thì dù người đó có ngang bướng đến đâu cũng phải mềm ra mà thôi. Đó là tinh thần “từ bi thắng sân hận” trong Phật giáo.

Hát với phạm nhân, sự thân thiện yên bình

Sau bài thuyết trình là chương trình giao lưu văn nghệ đặc sắc do Hương Trà, biên tập viên Văn Hóa -Thể Thao báo Công An phụ trách, với sự tham dự của Đàm Vĩnh Hưng, Lan Ngọc, Thy Dung, Ngân Huệ, Phương Dung, Lâm Minh Chi, Long Nhật, Đăng Tuấn, Tiến Đạt, nhóm The Bell, Lọ Lem, Anh Thuý, nhóm hài Khánh Nam và MC La Thoại Phi… Chương trình đã tạo ra các tiếng cười giòn giả suốt 4 giờ liền, làm cho những nét mặt vốn đau khổ trở nên rạng rỡ hơn, giảm bớt những căng thẳng của người mang tâm trạng mặc cảm tội lỗi. Phần gần kết thúc chương trình văn nghệ Đàm Vĩnh Hưng giao lưu với phạm nhân rất thân thiện, hát hết mình (6 bài) đúng với tên bài hát “Say Tình,” thậm chí mời các phạm nhân cùng hát với anh tạo sự thân thiện gần giũ xoá tan khoảng cách phân biệt, không còn ranh giới nhà tù và sân khấu, chỉ còn sự khác nhau là màu áo. Ban giám thị và cán bộ quản lý trại giam cũng hoà vào niềm vui, thưởng thức chương trình cho đến giờ phút cuối.

Theo Thượng tá Phùng Văn Yến, Tổng giám thị trại giam, “Đây là chương trình đặc sắc nhất từ trước đến giờ, có được là do sáng kiến của thầy Nhật Từ, phối hợp ba yếu tố giáo dục - văn nghệ - từ thiện, nhằm giúp các phạm nhân được hạnh phúc trước thềm năm mới”. Hình ảnh các phạm nhân được hát chung với Ca sĩ là một hạnh phúc lớn đối với họ, vì lúc nào cũng nghĩ rằng mình là người mang đầy tội lỗi ai cũng xa lánh. Nhưng hôm nay được hát chung với ca sĩ nhằm giúp họ tự tin vào cuộc sống mà thay đổi chính mình.

Đoàn rời khỏi trại giam lúc 13giờ 30 phút để lại những ấn tượng đẹp trong tâm trí của các phạm nhân và các cán bộ quản lý trại giam.

Tâm thư

Với những lợi ích thiết thực như thế mong rằng chương trình “Quay đầu là bờ” do Thầy Nhật Từ là người dấn thân đầu tiên tiếp tục mở rộng mối liên hệ đến với nhiều trại giam khác và đến nhiều lần hơn nữa (mưa dầm thấm lâu) giúp cho các phạm nhân sớm hoàn thiện chính mình trở về sum họp với gia đình, và rất mong sự ủng hộ của các Phật tử trong và ngoài nước bằng cách tiết kiệm nuôi heo đất, nói vui là gởi “ngân hàng” vào các hội từ thiện để tham gia cùng với chương trình “Quay đầu là bờ” rất có ý nghĩa vì sự bình an con em, vì sự nghiệp 100 năm trồng người nhân dịp năm con Heo này. Đó cũng là cách tạo thêm công đức theo tinh thần Bồ tát Địa Tạng.

NỤ CƯỜI TU VÀ TÙ

Trong cuộc đời nhiều tang thương cay đắng

Bởi con người còn vương vấn si mê Bởi lòng tham không đáy mãi tràn trề Bởi sân hận thắm sâu chưa lối thoát Chiếc áo vàng giữa hàng ngàn áo sọc Một trọc đầu với bao tóc còn vương

Nhưng tình thương cùng hòa quyện khôn lường

Với nụ cười quyết tâm quay bờ giác

(Thích Phổ Hương cảm tác)

 

 


 

 

KHÁNH THÀNH

NHÀ SINH HOẠT VĂN HÓA

TI TRI GIAM K.20 - BẾN TRE

Giác Hạnh Phương

Đạo Phật Ngày Nay online

Cùng ngày 25 tháng 9 năm 2007 niềm vui khi thấy chiếc cầu Bình An hoàn thành chưa lắng dịu, thì niềm vui khác lại tiếp tục đến tràn ngập cả tâm hồn của tất cả những người cùng đi với đoàn do Đại Đức Thích Nhật Từ hướng dẫn. Đó là một mái nhà được che phủ bởi khung sườn làm bằng thép, thật là mái mẻ, khang trang, thoáng rộng với diện tích 500 m2 do Đại Đức Thích Nhật Từ khởi xướng vận động ủng hộ xây dựng với tổng kinh phí quyết toán 300 triệu đồng. Vì mỗi khi đoàn từ thiện đến thăm nhìn thấy hình ảnh các anh chị em phải ngồi chung với nhau (với số lượng khá lớn 1.850 người) để sinh hoạt giao lưu văn nghệ và nghe thuyết trình dưới ánh nắng gay gắt ngoài trời phải dùng các giấy cat-tong để che nắng và mùa mưa cũng đã đến.

Hôm nay cũng là ngày đặc biệt ngày rằm tháng 8 (Tết Trung Thu) thì cũng là ngày Khánh thành nhà sinh hoạt văn hóa tại trại giam K.20 - Huyện Giồng Trôm - Bến Tre. Cùng đến chứng minh khánh thành nhà sinh hoạt Văn Hóa tại trại giam K.20 hôm nay, chúng tôi nhận thấy: ĐĐ. Thích Nhật Từ, Ni trưởng Huệ Từ - Phó ban Từ Thiện Trung Ương Giáo hội, Ni sư Như Như, Ni sư Như Thanh (chùa Phước Viên - Q.Bình Thạnh), Tăng Ni Phật tử chùa Giác Ngộ và các chư Ni T.V Linh Chiếu và ông chủ tịch xã Châu Bình, cùng với toàn thể cán bộ trại giam K.20.

Hai lần trước đây, mỗi khi đoàn từ thiện Trung Ương Giáo Hội PGVN, và Đại Đức Thích Nhật Từ  đến thăm các anh chị phạm nhân, ngoài việc tặng những phần quà nho nhỏ về vật chất và tinh thần thông qua các bài thuyết trình tràn đầy tình người và sự hiểu biết, đã gói trọn tất cả tấm lòng của những người thực hiện chương trình thì không sao diễn tả hết được, chỉ với sự mong mõi các anh chị em phạm nhân học tập tốt và trở về xã hội là một con người mới, là những con người đã hoàn toàn thay đổi, từ bỏ những thói quen cũ, sau khi đựơc học tập tại trại giam. Bên cạnh đó còn được nghe một số bài thuyết trình “Quay đầu là  bờ”; “Tự  do nội tại” và  lần này “Từ bỏ kiếp giang hồ”.v.v...

Cũng như các lần trước chương trình văn nghệ chiếm thời gian dài nhất, do các ca sĩ nhiệt tình phục vụ với những bài hát đi vào tâm hồn mỗi phạm nhân, có người  đã trầm lắng mỗi khi bài hát cất lên gợi lại nỗi nhớ cha và mẹ, xen kẽ những bài hát sôi động để xóa tan những ưu phiền giúp tăng thêm nghị lực, tự tin vào chính mình, với tiểu phẩm hài

“Tình Cha con” gây nên tiếng cười đầy ý vị và cảm thông. Lần này lại có thêm chương trình phục vụ những bài Thiền ca Phật giáo do các Tăng Ni sinh trẻ (hiện còn đang đi học) cũng tham gia hướng dẫn các phạm nhân hát, cùng vỗ tay hòa nhịp với phạm nhân và các phạm nhân học thuộc lời ca tại chỗ để gieo thiện duyên với Phật pháp. Đây là lần đầu tiên các tu sĩ Phật giáo cùng hát và sinh hoạt vui cùng với các phạm nhân. Cho nên trong buổi đầu còn nhiều bỡ ngỡ, sau đó thì không khí sinh hoạt văn nghệ ấm lên kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ làm cho không khí càng sôi động và ấm áp tình người, đến nỗi Ni sư Như Như cũng vào cuộc với bài vọng cổ.

Để có được niềm vui ấy, sau hơn hai tháng vượt qua những khó khăn trong buổi đầu vận động nhiều bàn tay chung một tấm lòng đóng góp ở trong nước và ngoài nước những đồng tiền quý báu của mình, sẵn sàng hưởng ứng chương trình này để khuôn viên 500 m2 này trở thành nơi sinh hoạt văn hóa được khang trang hơn, tiện nghi hơn cho các phạm nhân sau những ngày lao động cải thiện đời sống trong trại giam.

Đặc biệt, nhà sinh hoạt văn hóa này có ý nghĩa quan trọng hơn nữa đó là nó không những chỉ có giá trị về vật chất, hay chỉ có chức năng dùng để che nắng, che mưa, giao lưu văn nghệ, lễ hội, mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, nghe các bài thuyết trình nhằm chuyển hóa thói quen theo tinh thần lời Phật dạy. Theo lời của Ni sư Như Như thay mặt đoàn đã phát biểu “Chúng tôi không chỉ dừng lại nơi đây, mà sẽ tiếp tục cùng với Ban cán bộ trại giam vì sự nghiệp trăm năm giáo dục nhân cách con người, trở thành người có giá trị.”

Chính sự quyết tâm của Đại Đức Thích Nhật Từ mà ngôi nhà sinh hoạt văn hóa tại trại giam K.20 để lại nhiều ý nghĩa bồi dưỡng đạo tâm, đem đến sức mạnh tinh thần và cơ hội mở rộng, sưởi ấm lại trái tim “mùa đông” cho các phạm nhân. Và cũng đem lại niềm an vui hạnh phúc của “người cho” và “người nhận”. Trong ý nghĩa cả hai tương quan với nhau trong việc bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất “làm người” trong công cuộc thiết lập hòa bình và chất liệu an lạc nội tâm cho các phạm nhân trong ngôi nhà văn hóa này.

Đoàn từ thiện ra về đã để lại trong tâm hồn các phạm nhân những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh các vị tu sĩ đem tình  thương chia sẻ những khó khăn, cảm thông và sự hiểu biết. Đó là tinh thần từ bi trong Phật giáo. Tối nay, mặc dù đoàn đã ra về nhưng các chị em vẫn còn niềm vui sinh hoạt trong đêm Trung Thu, ăn bánh Trung Thu, và có lẽ trong số những phạm nhân sẽ có người nhớ lại những hạnh phúc khi còn sống trong tình thương của gia đình, do nhiều hoàn cảnh đưa đẩy khác nhau, có người vì nghèo, có người thì giàu nhưng họ đều cùng chung “kiếp giang hồ” nên mới sống chung bên nhau trong trại K.20 này.

Một Phật tử nói với chúng tôi nghe “Thật là đáng thương! các phạm nhân đa số còn rất trẻ trong độ tuổi lao động (từ

18 - 35 tuổi), đáng lẽ ra họ phải làm việc, lao động, học tập phục vụ trước hết cho bản thân và cho gia đình, vậy mà ...”

Nếu các bạn trẻ đang sinh sống, làm ăn chưa vi phạm, chưa vấp ngã hoặc đã có vi phạm mà pháp luật chưa phát hiện... khi thấy những hình ảnh bạn đồng trang lứa đang ngồi tại trại giam K.20 thì các bạn hãy sớm thức tỉnh, giác ngộ, gác kiếm, dừng bước hoặc từ chối kiếp giang hồ vẫn chưa muộn. Hãy sống với những hạnh phúc mà bạn đang có trong tầm tay của bạn. Đó là lời cuối cùng mà người viết muốn nói với những bạn, những anh chị em và tất cả những ai đã dấn thân, đang dấn thân và sẽ dấn thân vào kiếp giang hồ tương tự như các hành vi của các phạm nhân tại trại giam K.20 ./.

Bến Tre ngày 25 tháng 9 năm 2007

 

 


 

 

CỬA TÙ RỘNG MỞ

TI TRI GIAM K.20 - BẾN TRE

Giác Hạnh Phương

Đạo Phật Ngày Nay online

Chắc có lẻ ai cũng ngạc nhiên rằng làm gì có chuyện cửa tù rộng mở. Bởi vì bản chất nhà tù là then cài cửa đóng, giam nhốt các phạm nhân trong bốn bức tường. Cửa tù “rộng mở” chúng tôi muốn đề cập theo nghĩa rộng kia, đó là sự rộng mở của những tâm hồn từ người đến viếng thăm cho đến người bản xứ. Chính sự mở rộng ấy của những con người cho nên đoàn từ thiện và Ban giám đốc đã đến gặp gỡ với nhau lần thứ 2. Chỉ cách nhau vài tháng, với sự nổ lực kêu gọi Phật tử và những tấm lòng rộng mở từ trong nước và nước ngoài ủng hộ tài vật để đến hôm nay ngày 23 tháng 4 năm 2006 đầy đủ duyên hội ngộ, cho nên đoàn đã tiếp tục lên đường đến với trại giam K.20 - Bến Tre thăm lại các anh chị em  với hơn 2000 người đang lao động tại đây.

Đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay phối hợp với Ban Từ Thiện Trung Ương GHPG VN do Đại Đức Nhật Từ làm trưởng đoàn. Cùng đi với đoàn là Ni sư là Thích Nữ Huệ Từ

- Phó thường trực Ban Từ Thiện Xã Hội Trung Ương, Ni sư Thích Nữ Từ Nhẫn - Phó Ban Từ Thiện Báo Giác Ngộ, Ni sư Như Thiện, Ni sư Như Hương …thuộc Ban Từ Thiện Xã Hội Trung Ương, cùng với chư Tăng và Phật tử Chùa Giác Ngộ, Phật tử Ông Tony Vương (Việt Kiều Mỹ), Phật tử Chơn Hiếu và nhóm từ thiện cô Sương Mai -Uỷ viên Hội Bảo Trợ Xã Hội, đặc biệt còn có nhóm Ca sĩ từ thiện: Duy Mạnh, Cindy Thái Tài, Hoàng Thiên Long, Nghi Văn, Việt Hà (kiêm MC), Nhất Thiên Bảo, Liêu Anh Tuấn, nhóm La Thăng. Khuôn viên trại giam K.20 hôm nay trở nên sôi động và vui hẳn lên vì sự viếng thăm của đoàn tư thiện. Bằng tất cả tấm lòng của những nhà hảo tâm vì tình thương và sự cảm thông mà đoàn đến trao tặng cho các anh chị em phạm nhân bằng những món quà vật chất bao gồm:

- 2100 phần quà (mì gói, đường) tổng trị giá: 31triệu đồng - do Ni sư Huệ Từ đóng góp.

- 30 cái TV 21 inches, hiệu Darling, mái dù che sân sinh hoạt (dài 24 mét, rộng 48 mét), Tủ sách Phật học (hơn 2000 quyển sách dạy đạo làm người) tổng trị giá 78, 5 triệu đồng, do Đại Đức Thích Nhật Từ và Hội từ thiện Đạo Phật Ngày Nay trong nước và hải ngoại đóng góp.

- Đoàn tiếp tục trao tặng phân nữa số tiền xây dựng cầu Bình An kết nối với ấp 3 xã Châu Bình là 75 triệu đồng (trong đó nhóm cô Sương Mai: 30 triệu, HT. Thích Như Niệm 20 triệu và chùa Giác Ngộ 25 triệu).

Bên cạnh những phần quà vật chất rất có ý nghĩa tình người đã mang lại niềm vui, một chút ấm lòng xoá tan đi những mặc cảm tội lội cho anh chị em phạm nhân, qua đó giúp các anh chị tăng thêm sức mạnh tự tin vươn lên bằng lao động chân chính của mình và vượt qua những định kiến của xã hội đối với các anh chị em.

Trở lại trại giam K.20 lần thứ II vào ngày 23 tháng 4 năm 2007 tình cảm của những người cùng đi trong đoàn có vẻ thân thiện hơn, thoải mái hơn, ranh giới của những e ngại, của sự giữ kẽ đã không còn nữa vì các cán bộ đã hiểu nhau hơn về chương trình từ thiện của đoàn Phật giáo. Trong chuyến đi này chúng tôi thấy có sự tham gia của những thành viên mới làm tăng thêm niềm vui của những người trong đoàn được nhân lên.

HIỆN TRẠNG MỘT SỐ PHẠM NHÂN

Khi chúng tôi tiếp xúc với vài anh chị em trong trại, các chị vô cùng cảm kích những tấm lòng nhân ái đối với chúng em. Chúng tôi hỏi hoàn cảnh nào đã đưa đẩy em vào đây, (một em trai 20 tuổi mà chúng tôi quên hỏi tên) tâm sự: do người yêu từ chối tình yêu nên buồn chán và sa ngã vào con đường ma tuý, bây giờ em bị nhiễm rồi, ở lại đây suốt đời. Chúng tôi an ủi hãy sống trọn vẹn trong ngày còn lại khi cơn bệnh chưa đến gia đoạn cuối, thì em hãy xem nơi đây là nhà của mình, giúp đỡ các anh chị em trong trại bằng khả năng của mình, sống một cách có ích khi biết cái chết sẽ đến không biết ngày nào, nếu em sống lạc quan sẽ làm chậm tiến phát triển bệnh ….

Các chị em phụ nữ và thanh niên số đông là buôn bán ma tuý, các chị em cũng nói thật lòng với chúng tôi “tự tin thẳng thắn không ngần ngại” là em đi cướp giật…đều ngạc nhiên họ là con nhà khá giả (một cán bộ cho chúng tôi biết).

Chúng tôi dừng dòng kể của mình lại đây một chút để chúng ta cùng suy gẫm và quan tâm nhiều nhất. Vì là sinh viên Khoa Xã Hội Học và cũng là tu sĩ Phật giáo cho nên chúng tôi quan tâm đến hiện tượng mà chúng tôi đã từng có dịp tiếp xúc khi cùng tham gia đi những chuyến từ thiện cùng với đoàn do Thầy Nhật Từ hướng dẫn đó là: “có những đối tượng thanh niên họ có vẻ không biết mặc cảm tội lỗi là gì, họ tư tin việc làm sai trái của họ, cho nên không hề biết xấu hổ e thẹn gì cả.??? Họ nói em bán ma tuý, em chơi ma tuý, em cướp giật một cách không tự nhiên, như không hề có liên quan gì đến người khác cả… chúng tôi tự hỏi có lẽ do chúng tôi là tu sĩ nên các em tin tưởng để gởi gấm tội lỗi như là sự tự thú nhận, (vì họ biết tình thương của chúng tôi có thể cảm thông) hay là tâm lý một số thanh niên trong xã hội hiện nay thay đổi về nhân cách rất đáng sợ như vậy.??? Hiện nay đã có xuất hiện một số lối sống như thế, đa số con nhà giàu có, con ông cháu cha mà báo chí đã cảnh báo rất rất nhiều về tình trạng sa sút nhân cách của các em thanh niêm hiện nay.

Bên cạnh đó cũng có nhiều hoàn cảnh rất thương tâm, vì nhà nghèo không có công ăn việc làm nên phải bán ma tuý kiếm tiền nuôi sống bản thân trứơc mắt, mà không nghĩ đến hậu quả của nó là gì ra sao thì ra, dù biết rằng vi phạm pháp luật, nếu gặp xui xẻo thì bị bắt, cũng đành chấp nhận thôi. Có những mảnh đời vì cuộc đời dồn họ vào bước đường cùng, bất công …trong cơn tức giận nhất thời không kìm chế được bản thân, nên rút dao đâm vào người khác chết mà trong tâm họ không bao giờ muốn, hoặc có nhưng trường hợp do vì yếu thế, yếu cô cho nên không nói lên được sự thật, dù có nói đúng sự thật cũng không ai tin, hoặc không ai thèm lắng nghe vì nghèo hèn cho nên phải chấp nhận ngậm bồ hòn chịu bản án vào tù….

Cảm thông với nhiều hoàn cảnh khác nhau của các anh chị em.Trên đời ai cũng có những lần vấp ngã, sai lầm, khác nhau vì tính nghiêm trọng hay không mà thôi. Chúng tôi biết có những hoàn cảnh rất thương tâm nếu xã hội và người thân biết sớm hơn để giúp đở cho họ vượt qua giai đoạn khó khăn thì có lẽ trong số họ sẽ không rơi vào trừơng hợp ngồi tù.

Đủ mọi thành đối tượng trong xã hội, bình dân hay trí thức trong số họ cũng đều có những hành vi sai lầm, vi phạm pháp luật, tất cả họ đều là những người để chúng ta quan tâm, để chúng ta chia sẽ nỗi khổ niềm đau bằng cái giá phải trả cho hành vi của họ gây ra. Nếu xã hội lấy sự cảm thông để xoá bỏ hận thù, với bao nhiêu năm sống trong sự dằn vặt nội tâm có ai thấu hiểu cho họ, Có người tâm sự ngay khi vừa vi phạm bị bắt là họ đã hồi hận rồi, nhưng theo luật thì phải vào tù thôi. Bản chất pháp luật xử phạt rất máy móc cho nên rất nhiều trường hợp bị tù “oan” (từ “oan” hiểu nghĩa rộng đó là khi buộc tội không xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau)

Những trường hợp như vậy, họ đáng thương hơn là đáng trách họ. Dù các anh chị em vi phạm trong trường nào đi nữa, họ đều là nạn nhân của khổ đau mà thôi.

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI HOÁ

Chính vì vậy mà đoàn từ thiện sẽ tiếp tục cùng với cán bộ trại giam K.20 kết hợp với tinh thần bao dung của đạo Phật để chữa lại những vết thương lòng cho họ, vì trong họ vẫn còn sức sống mãnh liệt phía trước, tương lai phía trứơc còn nhiều cơ hội để họ tiếp tục vươn tới những ứơc mơ trong cuộc đời.

Nhìn trên các gương mặt các anh chị em chúng tôi cảm nhận họ không hoàn toàn là người không thể thay đổi cá tính, vì trông các chị em còn biết quí kính chúng tôi là những nhà sư, những người của đại diện cho cái thiện, cái đẹp, cái bình dị mà rất hạnh phúc. Trong hồn của họ phần nào đã khát khao rất muốn trở thành như chúng tôi, rất muốn được “tư do” như chúng tôi.

Từ ngày đất nước giải phóng sau 1975 đến nay, đây là lần đầu tiên trong nhà tù đã tiếp nhận ánh sáng Phật giáo đem vào trại giam. Tại các nước văn minh Phương Tây họ chủ động mạnh dạn mời các giáo sĩ vào nhà tù giúp họ cải thiện tâm hồn cho những tù nhân, vì nó mang lại lợi ích nhất định thiết thực nào đó cho đất nước, ngoài ra còn tổ chức các buối tham vấn trao đổi và thực tập thiền quán …điều này ai cũng biết lâu lắm rồi. Còn tại Việt Nam các nhà chức trách còn nhiều e dè chưa mạnh dạn lắm. Đây là sự thiệt thòi lớn cho xã hội. Với tinh thần từ bi bao dung của đạo Phật lấy sự cảm thông để hiểu và thương. Nếu các TT Bảo Trợ XH ở địa phương nào “táo bạo” mạnh dạn mở to cánh cửa tù cho ánh sáng Phật pháp soi rọi vào thì nơi đó sớm trở thành nơi “từ nhà tù trở thành nhà tu” là một may mắn cho phạm nhân sau khi trở về tái hoà nhập cộng đồng xã hội.

Sở dĩ chúng tôi lấy tựa đề cho bài viết “cửa tù rộng mở” là vì chúng tôi nhận thấy tất cả những cán bộ, Ban giám đốc tại trại giam K.20 đã thể hiện tinh thần bao dung và rộng mở nên mời gọi những nhà hảo tâm cùng với họ xây dựng môi trường nhà tù giáo dục văn minh nhân đạo, lấy từ bi đạo Phật chuyển hoá con người. Đây là một nhà tù điển hình rất hay biết kết hợp cả hai mô hình giáo dục: giáo dục bằng Luật pháp và giáo dục Đạo Đức theo tinh thần đạo Phật (đó là lấy 5 nguyên tắc đạo đức: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói đối, lừa đảo…, không uống rựơu, xì ke, ma tuý …).

Trong tương lai chúng tôi mong rằng các nhà tù khác nên mô phỏng về cách quản lý và giáo dục tại trại giam K.20. Những người trong đoàn từ thiện và quần chúng Phât tử rất hoan hỷ vì sự kết hợp này bởi vì lợi ích “Trăm năm trồng người”. Rất mong quý Phật tử trong nước và ngoài nước tiếp tục ủng hộ cùng với chúng tôi cho những lần đi tiếp theo, theo tinh thần “phụng sự chúng sanh còn lầm lỗi  thấy được ánh sáng chân lý chính là cúng dường chư Phật”.

Sắp tới Thầy Nhật Từ sẽ có những hoạt động giáo dục như thực tập thiền quán, Yoga (hoàn toàn phi tôn giáo) giúp các anh chị em biết kiềm chế bản thân, sống điềm tĩnh trước những thách đố của cuộc đời, nhất trong xã hội hiện nay khi mà con người đang lao vào thế giới hưởng thụ vật chất một cách ích kỷ, thiền là phương pháp thực tập giúp kiềm chế là rất cần thiết và lợi ích không dừng lại như thế mà còn hơn thế nữa…biểu tượng  mà đức Phật chúng ta tôn thờ là gì? Đó là biểu tượng kiết già thiền định.

 

 


 

 

CHUYẾN ĐI TẶNG QUÀ TẾT

TRẠI GIAM K.20 - BẾN TRE

Giác Hạnh Phương

Đạo Phật Ngày Nay online

Ngày 29-1-2008 (22 tháng 12 -2007)

Hằng năm, cứ mỗi độ xuân về, Tết đến, ai cũng có một gia đình, ai cũng có mái ấm tình thương của cha em, của người yêu, bạn bè, hàng xóm để những người con đi làm ăn xa đều trở về sum họp vui xuân đón Tết cổ truyền. Còn những phạm nhân thì đâu có được trở về nơi hạnh phúc bình yên ấy. Chính vì thấu hiểu, cảm thông và chia sẽ nỗi niềm ấy với những anh chị em tại trại giam K.20, mà Thầy Nhật Từ tổ chức phối hợp cùng với diễn viên Điện ảnh Việt Trinh, các Ca sĩ đã mang mùa xuân về tại trại giam K.20 - Bến Tre.

Thầy Nhật Từ đã mang lại sự ấm áp cho ngày tết ngoài những phần quà bánh mức tết, mà còn tặng sự bình an nội tâm bằng những lời động viên an ủi cho các phạm nhân. Bởi vì, đối với các anh chị em trong trại K.20 họ cần có tình thương, hiểu biết và cảm thông, sự an ủi, chính điều đó là tổ ấm để họ đặt niềm tin quay về. Trong mỗi chúng ta ai cũng cần tổ ấm ấy hơn bao giờ hết, Quan niệm như vậy, thì khi đi đâu, làm gì và ở đâu, hễ nơi nào có tình thương và thấu hiểu thì nơi ấy là tổ ấm, đôi khi nó còn quan trọng hơn cái Tổ ấm mà chúng ta quan niệm thông thường, bởi vì có những nơi gọi là  tổ âm, nhưng làm chúng ta cảm thấy rất lạnh lẽo, côn đơn, vì không ai hiểu mình và quan tâm đến cảm xúc của mình thì đó là chưa phải là tổ ấm đích thực.

Cho nên, các anh chị em hãy quan niệm mình đang sống với tổ ấm thứ hai của hiện tại đó là trại K.20 này, sống chung với tập thể như thế này là cơ hội để chiêm nghiệm lại những hành động chính mình gây ra và quyết tâm thay đổi làm lại cuộc đời bằng cách từ bỏ thói quen hưởng thụ, làm mới hành động bằng hiểu biết sáng suốt, nhận thức đúng sai trứơc khi hành động. Các anh chị từ bây giờ quyết tâm thay đổi chính mình thì sẽ còn rất nhiều người ở mọi miền đất nước ủng hộ chia sẽ và nâng niu, nuôi dưỡng các anh chị mà hiện thực đó là đoàn thiện đã có mặt ngày hôm nay, đã mang lại cuộc đời mới cho các trại viên. Bài thuyết trình mà Thầy Nhật Từ chia sẽ gây ấn tượng nhất và làm mọi người cảm động nhiều nhất là khi Thầy đọc năm điều đạo đức và yêu cầu các anh chị trại viên đọc theo: “Từ nay cho đến trọn đời, tôi không được giết người, không lừa đảo, không nói láo, không chữi tục, không ngoại tình, không sử dụng và buôn bán những độc tố: rượu xì, ke, ma tuý, … Xin nguyện tôi giữ trọn được 5 điều này” Và Thầy đặt tên cho tập thể hơn 1800 phạm nhân là “Chân Hạnh Phúc.” Chân Hạnh Phúc khi mọi người thực hiện 5 lời tuyên thệ nêu trên sẽ trở thành hiện thực trong tương lai.

Sự cảm thông và chia sẽ của Thầy Nhật Từ không dừng lại đó. Mà Thầy còn tiếp tục mang lại niềm vui hơn nữa đó là Thầy mời các ca sĩ nổi  tiếng từ Thành Phố về phục vụ cho anh chị em như: Nghệ sĩ Kim Tiểu Long, Ngân Huệ, ca sĩ: Quách Tấn Du, Nhật Tinh Anh, Khánh Ngọc, Lâm Thái Nguyên, Bảo Sơn, nhón CaRô, MC La Thoại Phi.  Mặc dù gần đến tết mọi người ai nấy đều rất bận rộn để hoàn tất hết những công việc của năm củ chưa giải quyết xong. Thế mà, khi nghe nói đi hát trại giam K.20 thì các ca sĩ liền nhận lời và hát hết mình, mỗi ca sĩ đều hát ít nhất 2 bài trở lên. Mặc dù ai nấy đều rất đói bụng (12 giờ trưa) thế nhưng những tiếng cười rất giòn,  những tràn vỗ tay lớp bớp như hệt như tiếng pháo nổ trong ngày tết và ấm áp tình người.

Tổng trị giá của chuyến đi tặng quà lần này: 152.000.000 đồng (Một trăm năm mươi hai triệu đồng). Với 2.100 phần quà. Mỗi phần quà gồm: 16 gói mì, 1 kg đường, 1 hộp sữa, bánh và mức tết (trị giá 70.000 đồng/phần). Trong đó có 181 phần quà “đặt biệt” ngoài quà bánh mức tết như trên, còn nhận thêm phong bì 100.000 đồng tặng cho những anh chị em không có gia đình, thân nhân.

Để thực hiện được chương trình thành công xuất phát từ những tấm lòng hội tụ th ành một chương trình rất có ý nghĩa này đó là của diễn viên Việt Trinh ủng hộ 100 triệu đồng, Thầy Nhật Từ ủng hộ 26 triệu đồng, Ni sư Huệ Liên (TX. Ngọc Hoà, Q.6) đóng góp 26 triệu đồng) và các ca sĩ phục vụ những bài hát.

CẢM NHẬN TỪ CHUYẾN ĐI TRỞ VỀ

Trên đường trở về Thành Phố Hồ Chí Minh, ngồi trên xe chúng tôi cũng ghi nhận được lời các Phật tử chia sẽ cảm nhận của mình, mỗi người một cảm nhận khác nhau như nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản nói: “Tham gia chuyến đi này làm cho tôi rất cảm động, vì thấy các phạm nhân họ vẫn sống rất hồn

nhiên, gương mặt hiền lành, cần quan tâm họ nhiều hơn là trách móc (ai cùng có lỗi lầm), họ không như chúng ta nghĩ khi chưa vào đây, đây là cảm xúc để tôi sáng tác” (chúng ta hãy chờ bản nhạc ra đời để xem nhạc sĩ nói gì nhé.” Thứ hai, nhạc sĩ và một số Phật tử khác cùng chung cảm nhận: Người Việt Nam (đặc biệt Phật tử) sống rất có tình người. Một Phật tử khác nói: “Giận thì cũng giận họ lắm, nhưng vào đây thấy họ lại hết giận mà chỉ có tình thương, chỉ có tha thứ mà thôi.” Còn bản thân người viết cũng đã chạnh lòng khi thấy một số người không được ra ngoài tham gia chương trình sinh hoạt (vì qui luật của trại giam áp dụng cho một số người này), mà chỉ đứng sau song cửa nhìn ra ngoài từ rất xa xa. Một phạm nhân nói: Cô ơi! cô nói mấy chú quản trại cho con ra xem chương trình văn nghệ đi cô. Tôi im lặng không trả lời, lòng se thắt lại, vì biết mình không thể giúp cho họ cùng hưởng niềm vui nho nhỏ ấy được.

Một Phật tử Việt Kiều cùng đi đoàn nói: xin Thầy cho con dĩa sinh hoạt ngày hôm nay, để con mang về cho các bạn con cùng xem, và khuyến khích người thân tham gia chương trình này, vì cô thấy các phạm nhân trong trại K.20 này đa số còn rất trẻ và nhiều đến thế. Cần tạo cơ hội cho họ làm lại cuộc đời. Còn Ni sư Huệ Liên thì nói: Cũng như người cha có hai đứa con: đứa nào tốt rồi thì mình ít quan tâm, đứa nào còn chưa tốt thì mình phải quan tâm nhiều hơn, chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều hơn.

Nhìn chung mọi người ai cũng tán thán và khen ngợi hết lời về chương trình này, mà chúng tôi không thể nêu ra hết được.

Chúng tôi cùng đi với đoàn nhiều lần trong các chuyến đi từ thiện, đặc biệt là đi trại giam K.20, nhận thấy một điều sâu sắc rằng: chỉ có những người con Phật, những người đang mang trong mình trái tim thương yêu, hiểu biết, trái tim không trách móc, không phân biệt đối xử,v.v.….một trái tim cảm thông rất tình người để đến với nhau. Vì vậy, mà những người có cùng chung “trái tim hội ngộ” mới nổ lực, chuẩn bị và quyết tâm thực hiện chuyến đi thăm và tăng quà nhân dịp tiễn đưa năm cũ của năm 2007.

Tất cả chúng ta (không riêng gì phạm nhân) cũng  cần tiễn đưa con người của năm củ của mình, buông xả hết những gì thuộc quá khứ mà cảm thấy chưa hài lòng với chính mình và tha nh ân, để đón chào năm mới và làm lại con người của năm mới với những cơ hội và thách thức mới đang chờ phía trước.

 

 


 

 

CHƯƠNG TRÌNH  TỪ THIỆN

QUAY ĐẦU LÀ BỜ

TI TRI GIAM K.20 - GING TRÔM - BN TRE - LN V

Giác Hạnh Phương

Đạo Phật Ngày Nay online

Bến Tre, ngày 31 tháng 5 năm 2008

Trong sáu tháng đầu năm 2008 các chương trình từ thiện do Thầy Nhật Từ tổ chức thưa thớt hơn mọi năm vì Thầy lo bận rộn công việc chuẩn bị cho Đại Lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm nay tổ chức tại Việt Nam, mà Thầy là một trong các thành viên của Ban tổ chức Phật đản quốc tế (IOC). Mặc dù Đại lễ Phật đản trôi qua, nhưng công việc hậu Vesak vẫn còn tiếp tục. Sau 12 ngày bế mạc lễ Phật đản với ngần ấy thời gian chưa đủ để tái phục hồi sức khoẻ thì Thầy lại tiếp tục lên đường thực hiện chương trình từ thiện ở những nơi vùng sâu vùng xa, rất cần có ánh sáng Phật pháp soi rọi vào những mảng đất tâm vốn đã quá ư khô cằn và thiếu sự cảm thông. Nơi mà chúng tôi muốn nói đó là Trại giam K 20 thuộc Cục V.26 của Bộ Công an đóng trên địa bàn xã Châu Bình (huyện Giồng Trôm - Bến Tre) và nơi đây đang giam giữ hơn 1.850 phạm nhân, trong lần này số phạm nhân nữ chỉ còn hơn 80 người (vì một số người hết hạn tù hồi gia), với các mức hình phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Phần lớn các phạm nhân trong độ tuổi từ 25 đến 40 bị giam với các tội danh phổ biến như: giết người, mua bán ma túy, chứa mại dâm, trộm cắp tài sản công dân và nhà nước, lạm dụng quyền hạn công chức nhà nước làm trái pháp luật. Đây là chuyến đi từ thiện lần thứ V, với ý nghĩa “mưa dầm thấm đất.” Vì đối tượng cần chuyển hoá có tiền sử đặc biệt. Cho nên muốn chuyển hoá, hoá độ họ sau khi hồi gia trở thành người hữu ích cho xã hội cần phải kiên nhẫn và thời gian.

Từ sáng sớm ngày 31 tháng 5 năm 2008  đúng 5 giờ 30 đoàn xe khởi hành lăn bánh chạy suốt hơn 3 tiếng đồng hồ. Có lẽ, con đường đi đã quá quen thuộc đối với các tài xế nên đến trại giam K.20 sớm hơn các lần trước (8g30). Các anh em phạm nhân vui mừng chào đón thân mật gần gũi hơn với Thầy Nhật Từ và cả đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay.

Nghe các chị em phạm nhân nói: Chúng con biết hôm nay có đoàn của Thầy xuống thăm chúng con không ngủ được. Chúng tôi nói: không phải chỉ có các anh chị em không ngủ được mà chúng tôi cũng không ngủ được, vì phải thức dậy từ 4 giờ khuya để đi đến chùa Giác Ngộ. Mặc khác, các khâu chuẩn bị cho quà tặng (do NS Huệ Liên đảm trách), liên lạc các nghệ sĩ sắp xếp thời gian cùng đi với đoàn cũng được chuẩn bị chu đáo.

Trong chuyến đi lần này, có hai vợ chồng chị Hải Hạnh

- Giác Định (Việt kiều Úc) đến thăm, anh chị là một trong những người Phật tử tích cực hưởng ứng và kêu gọi vận động

bạn bè tham gia cho chương trình “Quay đầu là bờ” ngay từ lần đầu tiên do Thầy Nhật Từ khởi xướng. Hôm nay, nhân chuyến về tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc tổ chức tại Việt Nam nên anh chị có dịp chứng kiến tận mắt chương trình này. Các phần quà tặng cho phạm nhân (2.000 phần quà gồm: Mì gói, đường, sữa, bánh ngọt) do Hội từ thiện Đạo Phật Ngày Nay tặng tổng trị giá 140 triệu đồng.

Các báo - đài phỏng vấn Thầy Nhật Từ

Sau bốn lần tổ chức từ thiện trại giam K.20 được các nhà báo và đài truyền hình VTV1, Thông tấn xã Việt Nam biết đến và quan tâm theo dõi chương trình “Quay đầu là bờ” nhận thấy chương trình này rất hữu ích cho cộng đồng xã hội. “Trăm nghe không bằng mắt thấy” do đó, trong chuyến đi này PV báo chí, đài truyền hình VTV1, Thông tấn xã cùng đi với đoàn đến trại giam K.20 - Bến Tre và họ đã thực hiện các cuộc phỏng vấn Thầy Nhật Từ, Tổng Giám thị trại giam Thượng tá Phùng Văn Yến và một số phạm nhân.

Vì các phóng viên (PV) chia nhau từng nhóm phỏng vấn, do đó chúng tôi ghi nhận được các cuộc PV Thầy Nhật Từ mà báo đài quan tâm nhiều nhất: Vì sao mà Thầy có tâm huyết từ thiện trong trại tù, động cơ nào thúc đẩy thầy thực hiện những chương trình từ thiện. Mục đích và ý nghiã của chương trình “Quay đầu là bờ” là gì? Mong muốn của Thầy gì về chương trình này.

Đặc biệt những câu hỏi có tính thời sự hơn khi PV Báo Phụ Nữ hỏi: Khi Thầy đi vào các trại giam từ thiện có gặp những khó khăn nào khác? ngoài đối tượng giáo dục phạm nhân đã là rất khó rồi ? Kết quả của chương trình này ra sao? Thầy có tin khả năng chuyển hoá của các phương pháp thực tập thiền cũng như vận dụng giáo lý Phật giáo vào trại tù để thay đổi nhân tâm các phạm nhân không ?

Chúng tôi ghi nhận cuộc phỏng vấn Thầy Nhật Từ:

PV: Nội dung các bài giảng của Thầy tại các Trung tâm như thế nào?

Thầy Nhật Từ: Tại mỗi Trung tâm có các bài giảng khác nhau, vì đối tượng khác nhau như: đối tượng hình sự (án từ

5 năm đến 25 năm tù) thì các bài thuyết trình có chọn lọc là: Quay  đầu là bờ; Tự do nội tại; Bỏ kiếp giang hồ; Làm mới cuộc đời. Và lần V này là chủ đề “Đứng dậy sau vấp ngã”…. để tạo tầm nhìn và làm lại phương pháp sống, tái tạo lại đời sống mới có hạnh phúc hơn, chứ không phải họ là những con người vứt bỏ đi. Đối với những đối tượng nghiện ma tuý thì chúng tôi chia sẽ những đề tài xoay quanh về nghệ thuật chuyển hoá thói quen. Thường thường người nghiện có 2 sự lệ thuộc: lệ thuộc về cảm xúc và lệ thuộc tâm lý làm cho sức khỏe và trí tuệ bị đốt cháy. Đối tượng là mại dâm thì chúng tôi hướng dẫn các chị em tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mà không nhất thiết phải giàu sang, giảm bớt những thói quen đua đòi, thiếu sự phấn đấu của bản thân… mỗi chủ đề chia sẻ đáp ứng từng đối tượng tại các trung tâm làm sao giúp cho họ cảm nhận đời sống còn có nhiều điều hay và tốt đẹp, để họ cảm thấy đó như hơi thở của cuộc sống.

PV: Vì sao Thầy chọn đối tượng phạm nhân để làm từ thiện? Mục đích của Thầy là gì? Thông thường các nhà từ thiện thường đến những Trung tâm người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, gia đình nghèo neo đơn, thiên tai bão lụt … Hình như Thầy rất quan tâm đến đối tượng trại giam nhiều hơn trong các chuyến từ thiện khác, chỉ trong năm 2007 mà Thầy đến thăm  và tặng quà 4 lần. Năm nay nhân mùa Phật đản với ý nghĩa và thông điệp Phật đản năm 2008 là hoà bình - tình thương - hiểu biết. Thầy chia sẽ điều gì với phạm nhân trong chuyến đi từ thiện lần này?

TNT: Chúng tôi nghĩ rằng, một mặt ngoài sự khổ đau đời sống vật chất thiếu thốn của người dân sống ở vùng sâu vùng xa, họ còn có khổ đau của tâm thức (ý niệm khổ đau này chỉ cho người đang sống tràn đầy lòng tham, lòng sân, lòng si) mà họ gây nghiệp khổ đau khác nhau cho mình và mọi người xung quanh, cho nên kết quả hiện nay họ phải sống trong các trại giam. Khi đối diện với khổ đau của vùng sâu tâm thức họ bị lương tâm giằng xé, xa cách người thân, và những mối quan hệ bị cắt đứt … do đó họ cảm nhận được rất nhiều thăng trầm trong cuộc đời.

Những chia sẻ của chúng tôi nhằm mục đích làm sao giúp cho họ từ những bước thăng trầm đó quay về với đời sống mà họ phải trải qua. Đời sống đó bao gồm ba giai đoạn: vị ngọt, vị đắng và vị xuất ly. Vị ngọt và đắng họ thì đã trải qua, hiện nay họ cần trải qua gia đoạn vị xuất ly, đó là thoát khỏi hoàn toàn nhận thức cảm giác mặc cảm, tự ti và khổ đau.

Mặc khác, khi vào trại giam, thì thấy hoàn cảnh xã hội, nhân thân của các đối tượng này phức tạp hơn ở các Trung tâm bảo trợ xã hội. Do đó, chúng tôi đi vào trong trại giam giới thiệu về phương pháp thực tập thiền và giá trị hạnh phúc của đời sống đạo đức chân chánh giúp họ giảm bớt những căng thẳng và điều chỉnh thói quen bản năng. Sau khi hồi gia họ sẽ khó có cơ hội tái phạm.

PV: Mong muốn của Thầy về điều gì sau khi thực hiện chương này?

TNT: Sau khi thành công ở trại giam K.20 Bến Tre, mong muốn chân thành của chúng không về các chương trình như thế này mà chúng tôi đặt tên là chương trình “Quay đầu là bờ” không chỉ thực hiện ở trại giam K.20 Bến Tre, mà ứng dụng ở nhiều trại giam khác, nơi mà chất liệu chuyển hoá tâm thức rất cần thiết, rất mong các Giám đốc các trại giam khác được thấy được giá trị chuyển hoá con người bằng đạo đức (bởi vì không chỉ dùng hình phạt chỉ làm người ta sợ trước uy quyền mà không thay đổi được nhân tâm con người, do đó cần kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ như giáo dục thay đổi nhận thức, chuyển hoá nhân tâm bằng lòng thương yên, sự cảm thông mà đức Phật dạy và chuyển hoá thành công rất nhiều ngoại đạo, tướng cướp, dâm nữ….) và tính thiết thực của chương trình mà hợp tác với chúng tôi. Chúng tôi đang gởi thơ đến trại giam tỉnh Tiền Giang , Phan Thiết rất mong những Giám đốc của các trại giam thấy được ý nghĩa của chương trình này.

PV: Kết quả của chương trình này ra sao?

TNT: Khi được Thượng tá Phùng Văn Yến hỗ trợ cho chương trình, anh cho biết: Hơn một năm qua, sau khi có những chương trình thực tập như thế, thì phương thức kỷ luật các anh em giảm 70-80% , chỉ cần các giám thị trại giam nói vài câu là họ nghe lời, giảm sự chống đối bướng bỉnh.

Đặc biệt không có tình trạng “đại bàng” xảy ra. Chúng tôi có hỏi một số anh chị em về tình trạng có trường hợp đại bàng ăn hiếp đánh nhau nhau không? Các chị em đều trả lời giống nhau là không. Mà còn rất tương trợ giúp đỡ nhau, như anh em trong đại gia đình.

PV: Những khó khăn nào khi đi từ thiện trại giam?

TNT: Có ba khó khăn căn bản khác với những ý kiến mà nhiều người đánh giá về nó.

Thứ nhất, những lãnh đạo trực tiếp của các trại giam chưa nhìn thấy tầm quan trọng của việc chia sẽ đạo đức và thực tập thiền cho các phạm nhân. Tuy xuất phát từ tôn giáo nhưng nó có chức năng trị liệu tâm lý rất tốt. Do đó, mọi nỗ lực về phía địa phương của các trại giam chưa mạnh dạn hưởng ứng nó.

Thứ hai, đối với quần chúng hỗ trợ cho chương trình từ thiện trại giam ít tham gia. Họ nghĩ rằng anh em phạm nhân là những người tạo ra khổ đau cho xã hội cho nên họ căm giận muốn phải bị trừng phạt, chứ không muốn hỗ trợ cho họ hoàn lương. Mà không cần tìm hiểu các anh em bị phạm tội rơi vào trường hợp vô tình hay cố ý.

Do đó, khi chúng tôi vận động từ thiện trại giam, chẳng những không được tán đồng mà còn bị phê bình là sai lầm.

Thư ba, các chương trình phối hợp với trại giam để đạt hiệu quả cao hơn khó được thực hiện, vì không gian trại giam và các điều kiện kỷ luật của trại giam… Do đó, chỉ có thể sinh hoạt tập thể, chưa có những sinh hoạt theo nhóm đối tượng tội phạm. Bởi vì bản chất của sự thực tập thiền có nhũng vấn đề không thể nói cho tất cả các đối tượng mà đạt kết quả. Vì có những vấn đề tâm lý cần chia sẽ riêng tư và gần gũi mới đạt hiệu quả cao.

Nếu trong tương lai, các trung tâm mở cửa rộng hơn, thì bên tổ chức có thể đến trước một hai ngày hướng dẫn theo từng nhóm đối tượng như lớp học. Như vậy thì sự thực tập và hiểu sâu mới có kết quả thật sự.

PV: Thầy có tin khả năng chuyển hoá của các phương pháp thực tập thiền cũng như vận dụng giáo lý Phật giáo vào trại tù để thay đổi nhân tâm các phạm nhân không ?

TNT: Chúng tôi rất tin tưởng vào giáo pháp đó. Vì phương pháp này có lịch sử thành công không chỉ lần đầu tiên ở Việt Nam mà ở các nước Hoa Kỳ áp dụng phương pháp thiền và lời dạy đạo đức Phật giáo trong trại tù trong 7 năm qua. Ở Hoa Kỳ có tạp chí Phật học kết hợp với các trường Đại học họ có những nghiên cứu sau khi mãn tù thì cơ hội tái phạm chưa đến 20% so với các phạm nhân không có thực tập đạo đức và thiền cơ hội tái phạm có lúc tăng 50%.

Tại Ấn Độ từ năm 1984 phương pháp này bắt đầu được chấp nhận khá rộng rãi ở các trại giam. Các phạm nhân đều phải thực tập tối thiểu 10 ngày trong 1 tháng. Đối với những phạm nhân có nhu cầu cao hơn thì tực tập nhiều hơn nữa. Do đó kết quả sẽ tốt hơn. Chúng ta biết rằng chính phủ Ấn Độ là người theo đạo Ấn Độ giáo, thế mà họ vẫn sử phương pháp thiền của Phật giáo. Thực tập thiền là phương trị liệu tâm lý giúp cho phạm nhân giữ vững cân bằng cảm xúc, và tháo gỡ những ức chế tâm lý do áp lực xã hội.v.v…

PV: Chữa tâm bệnh cần phải có đội ngũ bác sĩ tâm linh, bác sĩ trị liệu tâm lý đạo đức. Làm thế nào để có thể thực hiện trong tương lai?

TNT: Các bác sĩ tâm linh, hay bác sĩ trị liệu tâm lý đạo đức cần phải được huấn luyện về tâm lý học tội phạm, gia đình và giới. Ba góc độ tâm lý học này giúp cho những người thực hiện chương trình nhìn sâu thấy rõ các gốc rễ phát sinh tội phạm để từ đó chia sẽ các sinh hoạt gắn liền với nhu cầu đời sống của tội phạm, từ đó họ khắc phục và trở lại đời sống bình thường. Ở Việt Nam các đội ngũ bác sĩ như thế chưa có, bởi vì các chương trình như thế này chỉ là một bước khởi đầu, chúng tôi nỗ lực để kết nối các trại giam khác vẫn chưa được chấp nhận. Khi các trại giam chấp nhận nhiều hơn thì các nhu cầu về bác sĩ tâm lý trị liệu cho phạm nhân sẽ được Phật giáo đào tạo thêm nhiều vị chuyên về lĩnh vực này để hiệu quả tốt. Ở nước ngoài đòi hỏi phải có bằng cấp về công tác xã hội, đặc biệt chuyên viên về tâm lý học tội phạm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cải tạo phạm nhân.

VĂN NGHỆ

Sau các phỏng vấn Thầy thì chương trình văn nghệ bắt đầu, nhạc nền trổi lên làm cho các phạm tưởng như mình đang sống lại một thời “vàng son”, tâm hồn  như được bay bỏng nhẹ nhỏm tự do cởi mở. Có người nhảy múa theo điệu nhạc trầm bổng, hát theo lời ca sĩ, với những tràn vỗ tay liên tục làm cho khuôn viên trại giam nóng hẳn lên. Họ được hôn tay, bắt tay các ca sĩ. Các ca sĩ cũng phục vụ nhiệt tình và chơi hết mình. Mỗi người hát ít nhất 2 bài hát. Đặc biệt ca sĩ Vũ Hà lần đầu tiên đến phục vụ anh hát tặng các phạm nhân 4 bài. Các ca sĩ Ngân Huệ, Hiền Trang, nhóm New and Old,  nhóm hài Tiểu Beo và Bảo Chung Chung với tiểu phẩm “tình cha con” rất cảm động, gợi nhớ lại tình thương yêu của cha mẹ mong chờ con trở về rất phù hợp với hoàn cảnh các phạm nhân, lúc đó từ tâm trạng đang vui mừng theo điệu nhạc Pop lại chuyển sang tâm trạng trầm lắng nhớ quê nhà, tiểu phẩm hài  như một bài thuyết pháp mang tính giáo dục rất ấn tượng. Các bài hát cũng được các ca sị lựa chọn đặc biệt như: Em không thể yêu anh, Trống vắng, Kiếp đỏ đen,.v.v… Nói chung những người đến với chương trình này đều có chung tấm lòng mong muốn anh em cải tà qui chánh, xa lìa con đường tội lỗi mà họ đã gây khổ đau cho mọi người. Đó là những lời chào tạm biệt mà các ca sĩ gởi gấm lại cho anh chị em.

Ý KIẾN

Chúng tôi nghe một số Phật tử nói chuyện với nhau: “các phạm nhân ở đây “có phước” hơn ở các trại giam khác, được tặng quà, được các ca sĩ đến tận nơi phục vụ. Đặc biệt được nghe những lời Phật dạy, được an ủi, được cảm thông. Các Thầy vì lòng từ bi mà đến chia sẽ pháp thoại bình đẳng như bao nhiêu người khác đang có nhu cầu hiểu biết về lẽ sống cao đẹp, an vui hạnh phúc, giúp họ ngăn chặn các nghiệp bất thiện, để cuộc đời họ bớt khổ đau. Chương trình này rất bổ ích.”

Chúng tôi nghĩ, chính lãnh đạo của trại giam ở đây rất cảm thông vì tình con người đối với các phạm nhân, chứ không phải vì họ là phạm nhân và mong muốn các phạm nhân nhanh chóng trở thành người tốt sau khi trở về gia đình sẽ không tái phạm nữa. Cho nên mới tạo điều kiện cho đoàn từ thiện làm những việc có ý nghĩa, với phương thức mở cửa của lãnh đạo trại giam cũng là cách thức góp phần ổn định xã hội thiết thực nhất.

Chúng tôi lắng lòng nhìn họ thật sâu và cảm nhận được khi các phạm nhân khi thấy quí Thầy cô đến thăm họ xem các Thầy, Sư cô như là vị cứu tinh của họ, rất gần họ, cần sự bảo bọc hơn là hình ảnh của các anh cảnh sát cầm trên tay cái roi điện. Hình ảnh các tu sĩ xuất hiện tại những nơi “vùng sâu vùng xa” như thế là bài pháp giáo dục nhân tâm con người rất tích cực. Như lời đức Phật nói “ai cũng có Phật tánh,” chỉ có điều là sử dụng phương pháp nào thích hợp để khơi dậy ông Phật trong tâm đó thức dậy mà thôi.

Có một chị hành nghề chứa mại dâm (đã ly dị chồng) tâm sự trong khi các ca sĩ đang biểu diễn, chị nói: chị ăn năn sám hối lỗi lầm bằng cách phát nguyện ăn chay và muốn vào chùa tu. Chúng tôi khuyên bảo thêm, ngoài việc đó ra chưa đủ. Khi chị trở về chị nên khuyên nhủ bạn bè những người thân nếu họ đang dấn thân vào con đường tội lỗi như chị thì chị hãy khuyên họ từ bỏ nghề bất chánh đó đi, có như thế thì tội lỗi của chị sẽ vơi đi phần nào, đó cũng là cách chuộc tội lỗi thiết thực nhất, bằng không thì chị sẽ mang nghiệp quả này qua đến đời sau vẫn tiếp tục khổ đau nhiều hơn nữa. Chị ta cám ơn tôi rất nhiều lần. Chúng tôi tạm biệt chị vì hết thời gian văn nghệ.

Cuộc vui nào rồi thì cũng phải tàn, sự sum họp nào rồi cũng phải chia tay. Đúng 2giờ chiều cả đoàn phát quà cho phạm nhân vừa xong và chào tạm biệt ra về trong ngậm ngùi, họ biết rằng khung cửa rồi sẽ đóng khép lại, cho nên họ đứng nhìn cả đoàn cho ra về cho đến khi khuất bóng mới trở vào nhà.