PHỤ LỤC TÂM KINH

 TÂM KINH BẰNG TIẾNG SANSKRIT

Prajñāpāramita-hdayam Sūtra

oṃ namo bhagavatyai ārya prajñāpāramitāyai!

ārya-avalokiteśvaro bodhisattvo gambhīrāṃ prajñāpāramitā caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma: panca-skandhās tāṃś ca svābhava śūnyān paśyati sma.

Iha śāriputra: rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ; rūpān na pṛthak śūnyatā śunyatāyā na pṛthag rūpaṃ; yad rūpaṃ sā śūnyatā; ya śūnyatā tad rūpaṃ. evam eva vedanā saṃjñā saṃskāra vijñānaṃ.

iha śāriputra: sarva-dharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇā, anutpannā aniruddhā, amalā avimalā, anūnā aparipūrṇāḥ.

tasmāc chāriputra śūnyatayāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārāḥ na vijñānam. na cakṣuḥ-śrotra-ghrāna-jihvā-kāya-manāṃsi. na rūpa-śabda-gandha-rasa-spraṣṭavaya-dharmāh. Na cakṣūr-dhātur. yāvan na manovijñāna-dhātuḥ. na-avidyā na-avidyā-kṣayo. yāvan na jarā-maraṇam na jarā-maraṇa-kṣayo. na duhkha-samudaya-nirodha-margā. Na jñānam, na prāptir na-aprāptiḥ.

tasmāc chāriputra aprāptitvād bodhisattvasya prajñāpāramitām āśritya viharatyacittāvaraṇaḥ. cittāvaraṇa-nāstitvād atrastro viparyāsa-atikrānto niṣṭhā-nirvāṇa-prāptaḥ.

tryadhva-vyavasthitāḥ sarva-buddhāḥ prajñāpāramitām āśrityā-anuttarāṃ samyaksambodhim abhisambuddhāḥ.

tasmāj jñātavyam: prajñāpāramitā mahā-mantro mahā-vidyā mantro ‘nuttara-mantro samasama-mantraḥ, sarva duḥkha praśamanaḥ, satyam amithyatāt. prajñāpāramitāyām ukto mantraḥ.

tadyathā: gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.

iti prajñāpāramitā-hṛdayam samāptam.

*** 

TÂM KINH BẰNG TIẾNG TÂY TẠNG

 

Gya gar ke tu bhagavati prajnaparamitahrdaya.

Bö ke tu chom den de ma she rab kyi pa rol tu chin pa’i nying po

Chom den de ma she rab kyi pa rol tu chin pa la chag tsal lo

***

Di ke dag gi tö pa dü chig na, chom den de gyal po’i khab cha gö pung po’i ri la, ge long gi gen dün chen po tang, jang chub sem pa’i gen dun chen po tang tab chig tu zhug te, de’i tse chom den de zab mo nang wa zhe ja wa chö kyi nam drang kyi ting nge dzin la nyom par zhug so.

Yang de’i tse, jang chub sem pa sem pa chen po pag pa chen re zig wang chuk she rab kyi pa rol tu chin pa zab mo chö pa nyi la nam par ta zhing, pung po nga po de dag la yang rang zhin gyi tong par nam par ta’o

De nei, sang gye kyi tü, tse dang den pa sha ri’i bü jang chub sem pa sem pa chen po pag pa chen re zig wang chuk la di ke che me so:

Rig kyi bu gang la la she rab kyi pa rol tu chin pa zab mo chö pa che par dö pa de ji tar lab par ja

Di ke che me pa dang, jang chub sem pa sem pa chen po pag pa chen re zig wang chuk gi tse dang den pa sha ra da ti’i bu la di ke che me so:

Sha ri’i bu, rig kyi bu am rig kyi bu mo gang la la she rab kyi pa rol tu chin pa zab mo chö pa che par dö pa de, di tar nam par ta war ja te, pung po nga po de dag kyang rang zhin gyi tong par nam par yang dag par je su ta’o

Zug tong pa’o. Tong pa nyi zug so. Zug le tong pa nyi zhen ma yin no. Tong pa nyi le kyang zug zhen ma yin no. De zhin du, tsor wa dang, dü she dang, dü che dang, nam par she pa nam tong pa’o.

Sha ri bu, de ta we na, chö tam che tong pa nyi de, tsen nyi me pa, ma kye pa, ma gag pa, dri ma me pa, dri ma dang dral wa me pa, dri wa me pa, gang wa me pa’o.

Sha ri’i bu, de ta we na, tong pa nyi la zug me, tsor wa me, dü she me, dü che nam me, nam par she pa me, mig me, na wa me, na me, che me, lü me, yid me, zug me, dra me, dri me, ro me, reg ja me, chö me do.

Mig gi kham me pa ne yid kyi kham me, yid kyi nam par she pa’i kham kyi bar du yang me do.

Ma rig pa me, ma rig pa ze pa me pa ne ga shi me, ga shi ze pa’i bar du yang me do.

Dug ngal wa dang, kun jung wa dang, gok pa dang, lam me, ye she me, tob pa me, ma tob pa yang me do.

Sha ri’i bu, de ta we na, jang chub sem pa nam tob pa me pa’i chir, she rab kyi pa rol tu chin pa la ten ching ne te, sem la drib pa me pe, trak pa me do. Chin chi log le shin tu de ne nya ngen le de pa’i tar chin to.

Dü sum du nam par zhug pa’i sang gye tam che kyang she rab kyi pa rol tu chin pa la ten ne, la na me pa yang dag par dzog pa’i jang chub tu ngön par sang gye so.

De ta we na, she rab kyi pa rol tu chin pa’i ngag, rig pa chen po’i ngag, la na me pa’i ngag, mi nyam pa dang nyam pa’i ngag, dug ngal tam che rab tu zhi war che pa’i ngag, mi dzün pe na den par she par ja te, she rab kyi pa rol tu chin pa’i ngag me pa:

Tadyata om gate gate paragate parasamgate bodhi svaha

Sha ri’i bu, jang chub sem pa sem pa chen pö de tar she rab kyi pa rol tu chin pa zab mo la lab par ja’o.

De ne, chom den de ting nge dzin de le zheng te, jang chub sem pa sem pa chen po pag pa chen re zig wang chuk la leg so zhe ja wa jin ne, leg so leg so, rig kyi bu de de zhin no.

Rig kyi bu, de de zhin te, ji tar khyö kyi ten pa de zhin du she rab kyi pa rol tu chin pa zab mo la che par ja te, de zhin sheg pa nam kyang je su yi rang ngo.

Chom den de kyi di ke che ka tsal ne, tse dang den pa sha ri’i bu dang, jang chub sem pa sem pa chen po pag pa chen re zig wang chuk dang, tam che dang den pa’i khor de dang, lha dang, mi dang, lha ma yin dang, dri zar che pa’i jig ten yi rang te, chom den de kyi sung pa la ngön par tö do.

***

Chom den de ma she rab kyi pa rol tu chin pa’i nying po zhe ja wa teg pa chen po’i do dzog so.

 

***

 

TÂM KINH BẰNG CHỮ HÁN

摩訶般若波羅蜜多心經

 

觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。舍利子,色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受、想、行、識,亦復如是。舍利子,是諸法空相。不生,不滅。不垢,不淨,不增,不減。是故空中。無色。無受、想、行、識。無眼、耳、鼻、舌、身、意。無色、聲、香、味、觸、法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦無老死盡。無苦、集、滅、道。無智,亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛故。說般若波羅蜜多咒即說咒曰:揭帝,揭帝,般羅揭帝,般羅僧揭帝,菩提僧莎訶。

 

***

TÂM KINH BẰNG TIẾNG TRIỀU TIÊN

마하반야바라밀다심경

Ma ha ban ya ba ra mil da shim gyeong

 

관자재보살 행심반야바라밀다시 조견 오온개공 도일체고액

Kwan jajae Bosal haeng shim ban ya ba ra mil da shi joh gyeon oh ohn gae gohng doh il chae goh aek

사리자 색불이공 공불이색 색즉시공 공즉시색 수상행식 역부여시

sa ri ja saek bul yi gong gong bul yi saek saek jeuk shi gohng gohng jeuk shi saek su sang haeng shik yeok bu yo shi

사리자 시제법공상 불생불멸 불구부정 부증불감

sa ri ja shi jea beob gohng sang bul saeng bul myeol bul gu bu jeong bu jeung bul gam

시고 공중무색 무수상행식 무안이비설신의 무색성향미촉법

shi goh gohng jung mu saek mu su sang haeng shik mu an yi bi seol shin eui mu saek seong hyang mi chohk beob

무안계 내지 무의식계 무무명 역무무명진 내지 무노사 역무노사진

mu an-gyae nae ji mu eui shik kyae mu mu myeong yeok mu mu myeong jin nae ji mu noh sa yeok mu noh sa jin

무고집멸도 무지역무득 이무소득고

mu go jib myeol doh mu ji yeok mu deuk yi mu soh deuk goh

보리살타 의반야바라밀다고 심무가애 무가애고 무유공포 원리전도몽상 구경열반

bo ri sal ta eui ban ya ba ra mil da go shim mu ga ae mu ga ae goh mu yu gohng poh weon li jeon doh mohng sang gu gyeong yeol ban

삼세제불 의반야바라밀다고 득아뇩다라삼막삼보리

sam seh jeh bulr eui ban ya ba ra mil da goh deuk ah nyohk da ra sam myak sam bo ri

고지 반야바라밀다 시대신주 시대명주 시무상주 시무등등주

goh ji ban ya ba ra mil da shi dae shin ju shi dae myeong ju shi mu sang ju shi mu deung deung ju

능제 일체고 진실불허 고설 반야바라밀다주

neung jeh il cheh goh jin shil bulr heo goh seol ban ya ba ra mil da ju

즉설주왈,

jeuk seol ju weol

아제아제 바라아제 바라승아제 모지사바하

a jeh a jeh ba ra a jeh ba ra sung a jeh mo ji sa ba ha

*** 

TÂM KINH BẰNG ÂM HÁN VIỆT

 

Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá-lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá-lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ-đề tát-đõa y bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.

Tam thế chư Phật y bát-nhã ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-bồ-đề.

Cố tri bát-nhã ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết bát-nhã ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la tăng-yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha. 

 


 

BÁT-NHÃ TÂM KINH ĐẦY ĐỦ

(Thích Nhật Từ dịch từ bản tiếng Tây Tạng)

 

Tôi nghe như vầy. Một thời đức Phật ở đỉnh Linh Thứu, thuộc thành Vương Xá, cùng với Tăng đoàn và nhiều Bồ-tát. Vào thời điểm đó, đức Phật nhập định có tên gọi là Tuệ Chiếu thậm thâm.

Cùng thời điểm này, ngài Quan Thế Âm, bậc Bồ-tát lớn, thực hành trí tuệ bát-nhã thâm sâu, thấy rõ: Thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức không có tự tính. Nhờ Phật khích lệ, ngài Xá-lợi-phất cung kính bạch với Bồ-tát Quan Âm: “Kính bạch Bồ-tát, đâu là cách thức các thiện nam tử có thể thực hành trí tuệ bát-nhã?” Bồ-tát Quan Âm trả lời như sau:

Này Xá-lợi-phất, thiện nam tín nữ phát tâm thực hành trí tuệ thâm diệu nên thấy như sau: Nhóm năm tổ hợp: Thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư và cả nhận thức không có tự tính. Thân thể thực ra không có tự tính; không có tự tính chính là thân thể. Cũng giống như thế, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức đều không tự tính.

Này Xá-lợi-phất, sự vật hiện tượng không có tự tính, thiếu các đặc tính mang tính xác định. Bản chất của chúng không sinh, không diệt; không dơ, không sạch; không tăng, không giảm.

Chính vì điều đó, này Xá-lợi-phất, tất cả mọi vật không có tự tính: Không có thân thể, không có cảm giác, không có tri giác, không có tâm tư, không có nhận thức; không có con mắt, không có lỗ tai, không có mũi, lưỡi, không có thân thể, không có ý thức. Không có hình thái, không có âm thanh, không có các mùi, không có các vị, không vật tiếp xúc, không ý niệm tâm. Không yếu tố mắt, không yếu tố tai, không yếu tố mũi, không yếu tố lưỡi, không yếu tố thân, không yếu tố ý.

Không có vô minh, không hết-vô-minh, không có già-chết, không hết già-chết. Không có khổ đau, nhân khổ, niết-bàn và đường giải thoát. Không có trí tuệ, không có chứng đắc, không sự chứng đắc.

Này Xá-lợi-phất, vì không chứng đắc, Bồ-tát dựa vào trí tuệ bát-nhã, nên tâm vô ngại. Nhờ tâm vô ngại nên không sợ hãi, xa lìa vọng tưởng, đạt được Niết-bàn, an vui cứu cánh.

Ba đời đức Phật nhờ nương trí tuệ bát-nhã viên mãn, tỉnh thức cao sâu, mà chứng đắc được giác ngộ trọn vẹn.

Thế nên biết rằng trí tuệ bát-nhã là chú đại tri, là chú đại minh, là chú tối thượng, có khả năng diệt tất cả khổ đau; đó là chân thật vì không sai sót. Thần chú bát-nhã được nói như sau:

“Gate, gate, paragate, parasamgate bodhi svaha.” (Vượt qua, vượt qua; vượt qua bên kia, vượt qua trọn vẹn, giác ngộ viên thành).

Này Xá-lợi-phất, bằng cách nêu trên, các đại Bồ-tát thực tập trọn vẹn trí tuệ bát-nhã cao siêu, vi diệu.

Ngay thời điểm này, đức Phật xuất định, ban lời tán dương Bồ-tát Quan Âm. “Lành thay, lành thay! Này các thiện nam, đúng thật như vậy. Hãy nên thực hành trí tuệ bát-nhã, như ông vừa nói. Các đức Như Lai sẽ rất hoan hỷ.

Phật vừa dứt lời, ngài Xá-lợi-phất, Bồ-tát Quan Âm, hội chúng có mặt bao gồm trời, người, các a-tu-la và càn-thát-bà vô cùng hoan hỷ, ca ngợi Thế Tôn.


  BÁT-NHÃ TÂM KINH

(Thích Nhật Từ dịch song thất lục bát)

 

Quán Tự Tại thực hành trí tuệ,

Bát-nhã ba-la-mật sáng ngời,

Bấy giờ Bồ-tát quán soi,

Thấy rằng năm uẩn ba đời đều không,

Vượt tất cả các vòng khổ ách.

Hãy nghe này, Xá-lợi-phất ông!

Sắc nào có khác gì không,

Không nào khác sắc, sắc không vốn đồng.

Cả thọ, tưởng, thức, hành cũng thế,

Sự vật đều không tính đành rành:

Thảy đều chẳng diệt, chẳng sanh,

Chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng tăng giảm gì.

Trong chân không chẳng hề có sắc,

Chẳng thọ, tưởng, hành, thức trong không.

Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân,

Sắc, thanh, vị, xúc, pháp, hương không còn.

Không nhãn thức đến không ý thức,

Không vô minh hoặc hết-vô-minh,

Không điều già chết chúng sanh,

Hết già, hết chết thực tình cũng không.

Không trí huệ cũng không chứng đắc,

Bởi có gì là chỗ đắc đâu.

Bấy lâu Bồ-tát dựa vào,

Trí ba-la-mật, thẳm sâu thực hành,

Mọi chướng ngại quanh mình tan biến,

Mọi việc đều chẳng khiến hoảng kinh,

Xa lìa mộng tưởng đảo điên,

Niết-bàn rốt ráo an nhiên thanh nhàn.

Bát-nhã ấy rõ ràng trí tuệ,

Mà ba đời chư Phật nương vào,

Chứng thành quả giác tối cao,

Nên xem Bát-nhã thâm sâu đó là:

Lời thần chú sâu xa bậc nhứt,

Lời chú thần rất mực quang minh,

Chú thần cao cả anh linh,

Là lời thần chú thật tình cao siêu,

Trừ dứt được mọi điều đau khổ,

Đúng như vầy muôn thuở không sai.

Ngài liền tuyên nói chú này,

Để người trì niệm sáng bày chơn tâm:

Ga-tê Ga-tê Pa-ra-ga-tê Pa-ra-san-ga-tê Bô-dhi Sva-ha.

*** 

BÁT NHÃ TÂM KINH

(Thiền sư Nhất Hạnh dịch thơ)

 

                  Bồ Tát Quán Tự Tại

                  Khi quán chiếu thâm sâu

                  Bát Nhã Ba La Mật

                  (tức Diệu Pháp Trí Ðộ)

                  Bỗng soi thấy năm uẩn

                  Ðều không có tự tánh

                  Thực chứng điều ấy xong

                  Ngài vượt thoát tất cả

                  Mọi khổ đau ách nạn.

                  Nghe đây Xá Lợi Tử:

                  Sắc chẳng khác gì không

                  Không chẳng khác gì sắc

                  Sắc chính thực là không

                  Không chính thực là sắc

                  Còn lại bốn uẩn kia

                  Cũng đều như vậy cả.

                  Xá Lợi Tử nghe đây:

                  Thể mọi pháp đều không

                  Không sanh cũng không diệt

                  Không nhơ cũng không sạch

                  Không thêm cũng không bớt

                  Cho nên trong tánh không

                  Không có sắc, thọ, tưởng

                  Cũng không có hành thức

                  Không có nhãn, nhĩ, tỷ

                  Thiệt, thân, ý (sáu căn)

                  Không có sắc, thanh, hương

                  Vị, xúc, pháp (sáu trần)

                  Không có mười tám giới

                  Từ nhãn đến ý thức

                  Không hề có vô minh

                  Không có hết vô minh

                  Cho đến không lão tử

                  Cũng không hết lão tử

                  Không khổ, tập, diệt, đạo

                  Không trí cũng không đắc

                  Vì không có sở đắc

                  Khi một vị Bồ Tát

                  Nương Diệu Pháp Trí Ðộ

                  (Bát Nhã Ba La Mật)

                  Thì tâm không chướng ngại

                  Vì tâm không chướng ngại

                  Nên không có sợ hãi

                  Xa lià mọi vọng tưởng

                  Xa lìa mọi điên đảo

                  Ðạt Niết Bàn tuyệt đối

                  Chư Bụt trong ba đời

                  Y Diệu Pháp Trí Ðộ

                  Bát Nhã Ba La Mật

                  Nên đắc vô thượng giác

                  Vậy nên phải biết rằng

                  Bát Nhã Ba La Mật

                  Là linh chú đại thần

                  Là linh chú đại minh

                  Là linh chú vô thượng

                  Là linh chú tuyệt đỉnh

                  Là chân lý bất vọng

                  Có năng lực tiêu trừ

                  Tất cả mọi khổ nạn

                  Cho nên tôi muốn thuyết

                  Câu thần chú Trí Ðộ

                  Bát Nhã Ba La Mật

                  Nói xong đức Bồ Tát

                  Liền đọc thần chú rằng:

                  Yết đế, Yết đế

                  Ba la Yết đế

                  Ba la Tăng yết đế

                  Bồ đề tát bà ha

  

                        ***

 
00:00