B. PHẦN CHÁNH KINH - IV. CÁC KINH VỀ THIỀN VÀ CHUYỂN HÓA: 47. Kinh Bốn Loại Hành Thiền

 47. KINH BỐN LOẠI HÀNH THIỀN

 ***

Tôi nghe như vầy. Có một thuở nọ, ở chùa Kỳ Viên thuộc thành Xá-vệ, đức Phật tập hợp tất cả đệ tử, giảng dạy tinh yếu về bốn loại thiền.

“Này các đệ tử, có bốn loại thiền được người thực hành trong cuộc đời này. Một, thiền phát triển rồi lại thoái chuyển. Hai, thiền thoái chuyển rồi lại phát triển. Ba, thiền thoái chuyển thì biết thoái chuyển. Bốn, thiền phát triển thì biết phát triển”.    O

Thế nào gọi là hành thiền phát triển mà gọi thoái chuyển?

Này các đệ tử, có bảy trường hợp. Trường hợp thứ nhất, có người hành thiền xa lìa tham dục và các bất thiện, thực tập quán chiếu, trải nghiệm tỉnh giác; niềm vui, hạnh phúc từ đó phát sinh, chứng được thiền một. Vị hành giả này tu chánh tư duy, đang từ thiền một hướng đến thiền hai, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Người đó nghĩ rằng: “Tâm lìa bổn tướng, rồi hướng chỗ khác, làm mất thiền một và mất chánh định”. Người hành thiền đó không biết được rằng đó là trạng thái đang nhập thiền hai, đối với như thật mà lại chuyển ý, nên đánh mất định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển trở nên thoái chuyển.O

Trường hợp thứ hai, có người tu thiền, đạt được nội tĩnh và sự nhất tâm; không còn quán chiếu và sự tỉnh giác; niềm vui, hạnh phúc phát sinh nhờ định, chứng thiền thứ hai. Vị hành giả này tu chánh tư duy, đang từ thiền hai hướng đến thiền ba, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do vì không biết, người ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, rồi hướng chỗ khác, làm mất thiền hai và mất chánh định”. Người hành thiền đó không biết được rằng đó là trạng thái đang nhập thiền ba, đối với như thật mà lại chuyển ý, nên đánh mất định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển trở nên thoái chuyển.  O

Trường hợp thứ ba, có người tu thiền buông xả niềm vui, hạnh phúc nội tại, an trụ vô cầu, chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, đạt được Thánh xả; niệm, an trú lạc, chứng thiền thứ ba. Vị hành giả này tu chánh tư duy, đang từ thiền ba hướng đến thiền bốn, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do vì không biết, người ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, rồi hướng chỗ khác, làm mất thiền ba và mất chánh định”. Người hành thiền đó không biết được rằng đó là trạng thái đang nhập thiền bốn, đối với như thật mà lại chuyển ý, nên đánh mất định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển trở nên thoái chuyển.

Trường hợp thứ tư, có người tu thiền, tâm xa lìa hết cảm giác khổ, vui, không khổ - không vui, xả niệm thanh tịnh, chứng được thiền bốn. Vị hành giả này tu chánh tư duy, đang từ thiền bốn hướng đến cảnh thiền “Vô lượng không xứ”, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do vì không biết, người ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, rồi hướng chỗ khác, làm mất thiền bốn và mất chánh định”. Người hành thiền đó không biết được rằng đó là trạng thái Vô lượng không xứ, đối với như thật mà lại chuyển ý, nên đánh mất định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển trở nên thoái chuyển.    O

Trường hợp thứ năm, có người tu thiền vượt qua sắc tưởng và diệt hữu tưởng, không kẹt vào tưởng, nhập vô lượng không. Vị hành giả này tu chánh tư duy, nên đang chuyển từ Vô lượng không xứ, sang trạng thái thiền “Vô lượng thức xứ”, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do vì không biết, người ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, rồi hướng chỗ khác, làm mất chánh định, vô lượng không xứ”. Người hành thiền đó không biết được rằng đó là trạng thái Vô lượng thức xứ, đối với như thật mà lại chuyển ý, nên đánh mất định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển trở nên thoái chuyển.  O

Trường hợp thứ sáu, có người tu thiền vượt qua tất cả vô lượng không xứ, an trụ trọn vẹn vô lượng thức xứ. Vị hành giả này tu chánh tư duy, nên đang chuyển từ Vô lượng thức xứ, sang trạng thái thiền “Vô sở hữu xứ”, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do vì không biết, người ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, rồi hướng chỗ khác, làm mất chánh định, vô lượng thức xứ”. Người hành thiền đó không biết được rằng đó là trạng thái Vô sở hữu xứ, đối với như thật mà lại chuyển ý, nên đánh mất định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển trở nên thoái chuyển. O

Trường hợp thứ bảy, có người tu thiền vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, an trụ trọn vẹn vô sở hữu xứ. Vị hành giả này tu chánh tư duy, nên đang chuyển từ Vô sở hữu xứ, sang thiền “phi tưởng phi vô tưởng xứ”, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do vì không biết, người ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, rồi hướng chỗ khác, làm mất chánh định, vô sở hữu xứ”. Người hành thiền đó không biết được rằng đó là trạng thái Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đối với như thật mà lại chuyển ý, nên đánh mất định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển trở nên thoái chuyển. O

Thế nào gọi là hành thiền thoái chuyển mà tưởng phát triển?

Này các đệ tử, trường hợp thứ nhất, có người hành thiền xa lìa tham dục và các bất thiện, thực tập quán chiếu, trải nghiệm tỉnh giác; niềm vui, hạnh phúc từ đó phát sinh, chứng được thiền một. Vị hành giả này tư duy trong các suy tưởng hạn hẹp, mà tu thiền hai. Người ấy nghĩ rằng tâm ta tu tập về chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, chuyển từ thiền một sang cảnh thiền hai, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do không biết thật chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với các yểm ly mà vào thiền một, nhưng cũng không nên nhập vào thiền hai bằng cách tư duy những tưởng hạn hẹp. Do không biết thật nên không rõ tâm, nên đánh mất định. Hành thiền như vậy là đang thoái chuyển mà tưởng phát triển.   O

Trường hợp thứ hai, có người hành thiền đã dứt quán chiếu cũng như tỉnh giác, đạt được nội tĩnh và sự nhất tâm; niềm vui, hạnh phúc từ định phát sinh, chứng được thiền hai. Vị hành giả này tư duy trong các suy tưởng hạn hẹp, mà tu thiền ba. Người ấy nghĩ rằng tâm ta tu tập về chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, chuyển từ thiền hai sang cảnh thiền ba, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do không biết thật chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với các yểm ly mà vào thiền hai, nhưng cũng không nên nhập vào thiền ba bằng cách tư duy những tưởng hạn hẹp. Do không biết thật nên không rõ tâm, nên đánh mất định. Hành thiền như vậy là đang thoái chuyển mà tưởng phát triển.  O

Trường hợp thứ ba, có người hành thiền buông xả niềm vui, hạnh phúc nội tại, an trụ vô cầu, chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, đạt được Thánh xả; niệm, an trú lạc, chứng thiền thứ ba. Vị hành giả này tư duy trong các suy tưởng hạn hẹp, mà tu thiền bốn. Người ấy nghĩ rằng tâm ta tu tập về chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, chuyển từ thiền ba sang cảnh thiền bốn, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do không biết thật chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với các yểm ly mà vào thiền ba, nhưng cũng không nên nhập vào thiền bốn bằng cách tư duy những tưởng hạn hẹp. Do không biết thật nên không rõ tâm, nên đánh mất định. Hành thiền như vậy là đang thoái chuyển mà tưởng phát triển. O

Trường hợp thứ tư, có người tu thiền, tâm xa lìa hết cảm giác khổ, vui, không khổ - không vui, xả niệm thanh tịnh, chứng được thiền bốn. Vị hành giả này tư duy trong các suy tưởng hạn hẹp, mà tu con đường “vô lượng không xứ” nhưng lại nghĩ rằng tâm ta tu tập về chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, chuyển từ thiền bốn sang cảnh giới thiền “vô lượng không xứ”, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do không biết thật chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với các yểm ly mà vào thiền bốn, nhưng cũng không nên nhập vào cảnh thiền vô sở hữu xứ bằng cách tư duy những tưởng hạn hẹp. Do không biết thật nên không rõ tâm, nên đánh mất định. Hành thiền như vậy là đang thoái chuyển mà tưởng phát triển.   O

Trường hợp thứ năm, có người tu thiền vượt qua sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không kẹt vào tưởng, nhập vô sở hữu xứ.  Vị hành giả này tư duy trong các suy tưởng hạn hẹp, mà tu con đường “vô lượng thức xứ” nhưng lại nghĩ rằng tâm ta tu tập về chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, chuyển từ cảnh thiền vô lượng không xứ sang cảnh giới thiền “vô lượng thức xứ”, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do không biết thật chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với các yểm ly mà nhập cảnh thiền vô lượng không xứ, nhưng cũng không nên nhập vào cảnh thiền vô lượng thức xứ bằng cách tư duy những tưởng hạn hẹp. Do không biết thật nên không rõ tâm, nên đánh mất định. Hành thiền như vậy là đang thoái chuyển mà tưởng phát triển.  O

Trường hợp thứ sáu, có người tu thiền vượt qua tất cả vô lượng không xứ, an trụ trọn vẹn vô lượng thức xứ. Vị hành giả này tư duy trong các suy tưởng hạn hẹp, mà tu con đường “vô sở hữu xứ” nhưng lại nghĩ rằng tâm ta tu tập về chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, chuyển từ cảnh thiền vô lượng thức xứ sang cảnh giới thiền “vô sở hữu xứ”, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do không biết thật chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với các yểm ly mà nhập cảnh thiền vô lượng thức xứ, nhưng cũng không nên nhập vào cảnh thiền vô sở hữu xứ bằng cách tư duy những tưởng hạn hẹp. Do không biết thật nên không rõ tâm, nên đánh mất định. Hành thiền như vậy là đang thoái chuyển mà tưởng phát triển.  O

Trường hợp thứ bảy, có người tu thiền vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, an trụ trọn vẹn vô sở hữu xứ. Vị hành giả này tư duy trong các suy tưởng hạn hẹp, mà tu con đường “vô sở hữu xứ” nhưng lại nghĩ rằng tâm ta tu tập về chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, chuyển từ cảnh thiền vô sở hữu xứ sang “phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ”, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt. Do không biết thật chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với các yểm ly mà nhập cảnh thiền vô sở hữu xứ, nhưng cũng không nên nhập “phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ” bằng cách tư duy những tưởng hạn hẹp. Do không biết thật nên không rõ tâm, nên đánh mất định. Hành thiền như vậy là đang thoái chuyển mà tưởng phát triển.   O

Thế nào gọi là hành thiền thoái chuyển thì biết như thật là đang thoái chuyển?

Này các đệ tử, có tám trường hợp. Trường hợp thứ nhất, hành giả tu thiền, nhờ vào sở hành, đối tượng, mục tiêu, vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, nhập Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, chứng Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, nhưng không chấp vào sở hành vừa nêu, không suy niệm về đối tượng, mục tiêu, mà chỉ thực hành trên tưởng tương ưng Vô sở hữu xứ, nên đã thoái chuyển trở lại chỗ đó. Vị ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, hướng đến chỗ khác, mất Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ; nên đánh mất định”. Biết như thật rồi, không hề thoái ý, không đánh mất định. Hành thiền như vậy gọi là suy thoái thì biết như thật đang là suy thoái.  O

Trường hợp thứ hai, hành giả tu thiền, nhờ vào sở hành, đối tượng, mục tiêu, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, chứng vô sở hữu, nhưng không chấp vào sở hành vừa nêu, không suy niệm về đối tượng, mục tiêu, mà chỉ thực hành trên tưởng tương ưng vô lượng thức xứ, nên đã thoái chuyển trở lại chỗ đó. Vị ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, hướng đến chỗ khác, nên đã đánh mất vô sở hữu xứ cũng như chánh định”. Biết như thật rồi, không hề thoái ý, không đánh mất định. Hành thiền như vậy gọi là suy thoái thì biết như thật đang là suy thoái.  O

Trường hợp thứ ba, hành giả tu thiền, nhờ vào sở hành, đối tượng, mục tiêu, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, chứng vô lượng thức, nhưng không chấp vào sở hành vừa nêu, không suy niệm về đối tượng, mục tiêu, mà chỉ thực hành trên tưởng tương ưng vô lượng không xứ, nên đã thoái chuyển trở lại chỗ đó. Vị ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, hướng đến chỗ khác, nên đã đánh mất vô lượng thức xứ cũng như chánh định”. Biết như thật rồi, không hề thoái ý, không đánh mất định. Hành thiền như vậy gọi là suy thoái thì biết như thật đang là suy thoái.  O

Trường hợp thứ tư, hành giả tu thiền, nhờ vào sở hành, đối tượng, mục tiêu, vượt qua sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không kẹt vào tưởng, nhập vô lượng không, chứng vô lượng không, nhưng không chấp vào sở hành vừa nêu, không suy niệm về đối tượng, mục tiêu, mà chỉ thực hành trên tưởng tương ưng sự ái lạc sắc, nên đã thoái chuyển trở lại chỗ đó. Vị ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, hướng đến chỗ khác, nên đã đánh mất vô lượng không xứ cũng như chánh định”. Biết như thật rồi, không hề thoái ý, không đánh mất định. Hành thiền như vậy gọi là suy thoái thì biết như thật đang là suy thoái.   O

Trường hợp thứ năm, hành giả tu thiền, nhờ vào sở hành, đối tượng, mục tiêu, tâm xa lìa hết cảm giác khổ, vui, không khổ - không vui, xả niệm thanh tịnh, chứng được thiền bốn, nhưng không chấp vào sở hành vừa nêu, không suy niệm về đối tượng, mục tiêu, mà chỉ thực hành trên tưởng tương ưng cảnh thiền thứ ba, nên đã thoái chuyển trở lại chỗ đó. Vị ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, hướng đến chỗ khác, nên đã đánh mất cảnh thiền thứ tư cũng như chánh định”. Biết như thật rồi, không hề thoái ý, không đánh mất định. Hành thiền như vậy gọi là suy thoái thì biết như thật đang là suy thoái.     O

Trường hợp thứ sáu, hành giả tu thiền, nhờ vào sở hành, đối tượng, mục tiêu, buông xả niềm vui, hạnh phúc nội tại, an trụ vô cầu, chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, đạt được Thánh xả; niệm, an trú lạc, chứng thiền thứ ba, nhưng không chấp vào sở hành vừa nêu, không suy niệm về đối tượng, mục tiêu, mà chỉ thực hành trên tưởng tương ưng cảnh thiền thứ hai, nên đã thoái chuyển trở lại chỗ đó. Vị ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, hướng đến chỗ khác, nên đã đánh mất cảnh thiền thứ ba cũng như chánh định”. Biết như thật rồi, không hề thoái ý, không đánh mất định. Hành thiền như vậy gọi là suy thoái thì biết như thật đang là suy thoái.     O

Trường hợp thứ bảy, hành giả tu thiền, nhờ vào sở hành, đối tượng, mục tiêu, không còn quán chiếu và sự tỉnh giác; đạt được nội tĩnh và sự nhất tâm; niềm vui, hạnh phúc phát sinh nhờ định, chứng thiền thứ hai, nhưng không chấp vào sở hành vừa nêu, không suy niệm về đối tượng, mục tiêu, mà chỉ thực hành trên tưởng tương ưng cảnh thiền thứ nhất, nên đã thoái chuyển trở lại chỗ đó. Vị ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, hướng đến chỗ khác, nên đã đánh mất cảnh thiền thứ hai cũng như chánh định”. Biết như thật rồi, không hề thoái ý, không đánh mất định. Hành thiền như vậy gọi là suy thoái thì biết như thật đang là suy thoái.   O

Trường hợp thứ tám, hành giả tu thiền, nhờ vào sở hành, đối tượng, mục tiêu, xa lìa tham dục và các bất thiện, thực tập quán chiếu, trải nghiệm tỉnh giác; niềm vui, hạnh phúc từ đó phát sinh, chứng được thiền một, nhưng không chấp vào sở hành vừa nêu, không suy niệm về đối tượng, mục tiêu, mà chỉ thực hành trên tưởng tương ưng sự ái dục lạc, nên đã thoái chuyển trở lại chỗ đó. Vị ấy nghĩ rằng “Tâm lìa bổn tướng, hướng đến chỗ khác, nên đã đánh mất cảnh thiền thứ nhất cũng như chánh định”. Biết như thật rồi, không hề thoái ý, không đánh mất định. Hành thiền như vậy gọi là suy thoái thì biết như thật đang là suy thoái.      O

Thế nào gọi là hành thiền phát triển thì biết như thật là đang phát triển?

Này các đệ tử, trường hợp thứ nhất, có người hành thiền xa lìa tham dục và các bất thiện, thực tập quán chiếu, trải nghiệm tỉnh giác; niềm vui, hạnh phúc từ đó phát sinh, chứng được thiền một. Vị hành giả này tu tập thực sự, suy nghĩ như sau: “Tâm ta tu tập pháp chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, đang từ thiền một hướng đến thiền hai, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt”. Do biết như thật nên biết được tâm, không mất chánh định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển thì biết như thật thiền đang phát triển.   O

Trường hợp thứ hai, có người hành thiền đạt được nội tĩnh và sự nhất tâm; không còn quán chiếu và sự tỉnh giác; niềm vui, hạnh phúc phát sinh nhờ định, chứng thiền thứ hai. Vị hành giả này tu tập thực sự, suy nghĩ như sau: “Tâm ta tu tập pháp chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, đang từ thiền hai hướng đến thiền ba, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt”. Do biết như thật nên biết được tâm, không mất chánh định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển thì biết như thật thiền đang phát triển.    O

Trường hợp thứ ba, có người hành thiền buông xả niềm vui, hạnh phúc nội tại, an trụ vô cầu, chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, đạt được Thánh xả; niệm, an trú lạc, chứng thiền thứ ba. Vị hành giả này tu tập thực sự, suy nghĩ như sau: “Tâm ta tu tập pháp chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, đang từ thiền ba hướng đến thiền bốn, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt”. Do biết như thật nên biết được tâm, không mất chánh định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển thì biết như thật thiền đang phát triển.     O

Trường hợp thứ tư, có người hành thiền, tâm xa lìa hết cảm giác khổ, vui, không khổ - không vui, xả niệm thanh tịnh, chứng được thiền bốn. Vị hành giả này tu tập thực sự, suy nghĩ như sau: “Tâm ta tu tập pháp chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, đang từ thiền bốn hướng đến cảnh thiền vô lượng không xứ, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt”. Do biết như thật nên biết được tâm, không mất chánh định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển thì biết như thật thiền đang phát triển.   O

Trường hợp thứ năm, có người hành thiền vượt qua sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không kẹt vào tưởng, nhập vô lượng không. Vị hành giả này tu tập thực sự, suy nghĩ như sau: “Tâm ta tu tập pháp chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, đang từ cảnh thiền vô lượng không xứ hướng đến cảnh thiền vô lượng thức xứ, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt”. Do biết như thật nên biết được tâm, không mất chánh định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển thì biết như thật thiền đang phát triển.      O

Trường hợp thứ sáu, có người hành thiền vượt qua tất cả vô lượng không xứ, an trụ trọn vẹn vô lượng thức xứ. Vị hành giả này tu tập thực sự, suy nghĩ như sau: “Tâm ta tu tập pháp chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, đang từ cảnh thiền vô lượng thức xứ hướng đến cảnh thiền vô sở hữu xứ, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt”. Do biết như thật nên biết được tâm, không mất chánh định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển thì biết như thật thiền đang phát triển.    O

Trường hợp thứ bảy, có người hành thiền vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, an trụ trọn vẹn vô sở hữu xứ. Vị hành giả này tu tập thực sự, suy nghĩ như sau: “Tâm ta tu tập pháp chánh tư duy, an lạc tịch tịnh, đang từ cảnh thiền vô sở hữu xứ hướng đến cảnh giới thiền phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, trạng thái tịch tịnh rất là đặc biệt”. Do biết như thật nên biết được tâm, không mất chánh định. Đây là trường hợp thiền đang phát triển thì biết như thật thiền đang phát triển.  O

Nghe Phật giải thích một cách khái quát bốn loại tu thiền trong thế gian này, tất cả mọi người phát nguyện thọ trì, truyền bá Kinh này.     O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật           (3 lần) O

***

 
00:00