D. PHẦN PHỤ LỤC - PHỤ LỤC 1: Xuất Xứ Các Bài Kinh Và Sám Nguyện

Phụ lục 1 

XUẤT XỨ CÁC BÀI KINH VÀ SÁM NGUYỆN

 ***

PHẦN I: CÁC KINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1. Kinh tiểu sử đức Phật là một tuyển dịch từ các trang kinh, thuộc kinh điển Pali, nhằm phác họa về cuộc đời đức Phật như một tự truyện ngắn. Xuất xứ từng đoạn kinh được chú thích ở phần kết thúc, được đặt trong dấu ngoặc đơn.

2. Kinh người áo trắng được dịch từ Kinh Ưu-bà-tắc, số 128, thuộc Trung A-hàm, có tham khảo Anguttara Nikāya, III. 211.

3. Kinh thập thiện do ngài Thực Xoa Nan Đà (Siksànanda) dịch chữ Phạn ra chữ Hán, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, tập 15, thuộc Kinh Tập bộ, tr. 157, số hiệu 0600.

4. Phật nói Kinh tám điều trai giới do Chi Khiêm dịch ra chữ Hán trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, tập 1, thuộc A-hàm bộ, tr. 910, số hiệu 0087.

5. Kinh nhân quả đạo đức, nguyên tác là Kinh Thuần-đà thứ 943 thuộc Kinh Tạp A-hàm.

6. Kinh lời vàng Phật dạy, nguyên tác là Kinh Pháp Cú(Dhammapada), thuộc Tiểu bộ Kinh, kinh tạng Pali.

7. Kinh soi gương nhân cách, nguyên tác là Kinh Tư Lượng(Anumanasuttam), thuộc Kinh Trung bộ thứ 15.

8. Kinh phân biệt nghiệp báo, dịch từ bản chữ Hán của Tam Tạng Pháp-sư Trúc-Pháp-Hộ, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển 14, thuộc Kinh Tập bộ 1.

9. Kinh định luật nghiệp, nguyên tác là Kinh Tiểu nghiệp phân biệt (Culakammavibhangasutttam) thuộc Kinh Trung bộthứ 135.

10. Kinh nghiệp tạo sai biệt, nguyên tác là Kinh Vasettha(Vasetthasuttam), thuộc Kinh Trung bộ thứ 98.

11. Kinh chuyển hóa nghiệp chướng, nguyên tác là Kinh Angulimala, thuộc Kinh Trung bộ thứ 86.

12. Kinh phước thế gian, dịch từ Thất nhật Phẩm, kinh số 7 thuộc Tăng Nhất A-hàm 34, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển 2, tr.741.

PHẦN II: CÁC KINH VỀ GIA ĐÌNH, XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ

13. Kinh thiện sanh, nguyên tác Pāli là Singālovāda Sutta (D. III. 180-93) là bài kinh thứ 31 trong Trường Bộ Kinh, còn gọi là “Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt” (Trường Bộ II, 529-548,Đại Tạng Kinh Việt Nam). Bản tiếng Anh là Dialogues of the Buddha (III. 172-84, Hội Thánh Điển Pāli ấn hành năm 1995). Tham khảo Trường A-hàm (I, 555-547, Đại Tạng Kinh Việt Nam).

14. Kinh phước đức, nguyên tác là Mahāmangala Sutta, trongKinh Tập (Sutta Nipāta) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya).

15. Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong, xuất xứ từ Kinh Tập (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, ấn bản tiếng Anh của Pali Text Society.

16. Kinh bảy loại vợ, xuất xứ từ Anguttara Nikāya (IV. 91-3), tiếng Anh The Book of Gradual Sayings (IV. 56-8, Hội Thánh Điển Pāli ấn bản 1988), tham khảo bản dịch Việt của HT. Thích Minh Châu trong Kinh Tăng Chi (II. 515-7, ấn bản 1988).

17. Kinh bốn ân lớn, xuất xứ từ Phẩm báo ân, chương thứ 2 của Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán.

18. Kinh mọi người bình đẳng, nguyên tác là Kinh Mudhura, thuộc Kinh Trung bộ thứ 84.

19. Kinh không có giai cấp, nguyên tác là Kinh Assalayana(Assalayanasuttam), thuộc Kinh Trung bộ thứ 93.

20. Kinh sống trong hòa hợp, nguyên tác là Kinh Tùy phiền não (Upakkilesasuttam) thuộc Kinh Trung bộ thứ 128.

21. Kinh hóa giải tranh cãi, nguyên tác là Kinh như thế nào(Kintisutta) thuộc Kinh Trung bộ thứ 103.

22. Kinh hòa hợp và hòa giải, nguyên tác là Kinh làng Sama(Samagamasuttam) thuộc Kinh Trung bộ thứ 104.

23. Kinh chuyển luân thánh vương, thuộc Kinh Thế Kinhtrong Kinh Trường A-hàm. Tương đương các kinh Trung A-hàm, quyển 13, kinh 15 và Tăng nhất A-hàm quyển 13, kinh 33.

24. Kinh đức hạnh của Vua, dịch từ Kinh Tăng Nhất A-hàm, chương 10 pháp, Phẩm Kết cấm, kinh số 7.

25. Kinh quốc gia cường thịnh, xuất xứ từ Anguttara Nikāya(IV. 16-8), bản tiếng Anh The Book of Gradual Sayings (IV. 11-3 Hội Thánh Điển Pāli ấn hành năm 1988); tham khảo bản tiếng Việt của HT. Thích Minh Châu trong Kinh Tăng Chi (II. 415-55, ấn bản năm 1988).

26. Kinh Hiền Nhân, trích dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển ..., kinh số...

PHẦN III: CÁC KINH VỀ TRIẾT LÝ

27. Kinh chuyển pháp luân, dịch từ bản tiếng Anh The Book of Kindred Sayings của Hội Thánh Điển Pāli, vốn có xuất xứ từ bài Dhammacakkappavattana Sutta (S. V. 420-423) và phần Ðại Phẩm (Mahāvagga) thuộc Tạng Luật (Vinaya pitaka) của Tam Tạng Pāli.

28. Kinh mười hai nhân duyên, gồm có 3 Kinh. Kinh thứ nhất mang cùng tên, dịch từ Kinh Tăng Nhất A-hàm, bài kinh số 5), nguyên tác là Kinh Pháp Thuyết Nghĩa Thuyết, thuộcKinh Tạp A-hàm, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, kinh số 298. Kinh thứ hai là Kinh giải thích mười hai nhân duyên, tương đương kinh Pāli, Tương Ưng Bộ S. 12. 1. Desanā; 2. Vibhaṅga. Kinh thứ ba là Kinh chặt đứt mười hai nhân duyên, nguyên tác là Kinh Đại Thọ, trong Kinh Tạp A-hàm, thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, kinh số 284. Tương ưng với Kinh Tương Ưng Bộ, S. 12. 55-56. Mahārukkha.

29. Kinh chánh tri kiến (Sammaditthisuttam) thuộc Kinh Trung bộ thứ 9.

30. Kinh ba dấu ấn thực tại, nguyên tác là Phật Thuyết Pháp Ấn Kinh, kinh thứ 104 trong ấn bản Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Tương đương với kinh thứ 80 của bộ Tạp A Hàm(nhằm kinh số 99 của Ðại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh).

31. Kinh thực tập vô ngã, dịch từ bản tiếng Anh của Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta-nikaya), ed. PTS, 1888-1902, III, 66-67; Tương đương với Vinayapitaka, ed. PTS, 1879-1883, I, 13-14.

32. Kinh nhận diện vô ngã, nguyên tác là Đại Kinh Mãn Nguyệt (Mahapunnamasuttam) thuộc Kinh Trung bộ 109.

33. Kinh chuyển hóa cái tôi, nguyên tác là Tiểu kinh Saccaka(Culasaccakasuttam), thuộc Kinh Trung bộ thứ 35.

34. Kinh nền tảng đức tin, nguyên tác Pāli là Kālāma Sutta(A. I. 189-92), bản tiếng Anh Those of Kesaputta thuộc The Book of Gradual Sayings (I. 170-5), Hội Thánh Điển Pāli ấn hành năm 1989). Tham khảo bản dịch của HT. Thích Minh Châu trong Kinh Tăng Chi (III. 539-43, ấn bản năm 1988).

35. Kinh kiến thức và trí tuệ, nguyên tác là Đại Kinh Phương Quảng (Mahavedallasuttam), thuộc Kinh Trung bộ thứ 43.

36. Kinh thuyết minh và xác minh, nguyên tác là Kinh Kannakatthala, thuộc Kinh Trung bộ thứ 90.

37. Kinh bảy điều nên biết, nguyên tác là Kinh thiện pháp, thuộc phẩm Bảy Pháp, Kinh Trung A-hàm; tương đương vớiKinh Tăng Nhất A-hàm 125 (39.1), phẩm Đẳng Pháp, Đại 2, tr.728); tương đương Pāli: A. VII.64 Dammaññū-sutta.

38. Kinh ẩn dụ về bảy hạng người dưới nước, nguyên tác làKinh thủy dụ, phẩm Bảy Pháp, Kinh Trung A-hàm; tương đương “Đẳng Pháp Phẩm, kinh số 3, thuộc Kinh Tăng Nhất A-hàm, Đại 2, tr.729c; hoặc Biệt dịch, No.29 Diêm thủy dụ Kinh, thất dịch, Đại 1 tr.811c; No.125 (39. 3). Trong bản Pali, tương đương A. VII.15.

39. Kinh tham ái là gốc khổ đau, nguyên tác là Kinh ái sinh(Piyajatikasuttam) thuộc kinh Trung Bộ thứ 87.

40. Kinh ngụ ngôn người bắt rắn, là kinh thứ 22 trong Trung Bộ Kinh, tương đương Kinh Tương Ưng trong Trung A-hàm, đó là Kinh A-lê-sá, thứ 220.

41. Kinh lời Phật qua các con số, nguyên tác là Kinh Phúng tụng, thuộc Kinh Trường bộ thứ 33. Đây chỉ là bản dịch tóm lược những pháp số thích hợp với người tại gia. Các pháp số dành cho người xuất gia được tỉnh lược.

42. Kinh nương tựa ai khi Phật qua đời, nguyên tác là Kinh Gopaka Moggakamma (Gopakamoggallanasuttam), thuộcKinh Trung bộ thứ 108.

PHẦN IV: CÁC KINH VỀ THIỀN VÀ CHUYỂN HÓA

43. Kinh cốt lõi thiền tập, nguyên tác là Tiểu kinh giáo giới La-hầu-la (Cula Rahulovada suttam), thuộc Kinh Trung bộthứ 147.

44. Kinh bốn pháp quán niệm, nguyên tác là Kinh Satipathana sutta, bài kinh thứ 10 trong Trung Bộ Kinh, tương đương với Kinh niệm xứ thuộc bộ Trung A-hàm 98.

45. Kinh Quán niệm hơi thở, nguyên tác là Kinh Ānāpānasatisutta (M. III. 79-99), thuộc Kinh Trung bộ thứ 118, tương đương với Nhập tức xuất tức niệm Kinh thứ 803, 810, 815 của bộ Tạp A-hàm.

46. Kinh các cấp thiền quán, nguyên tác là Kinh bất đoạn(Anupadasuttam), thuộc Kinh Trung bộ thứ 111.

47. Kinh bốn loại hành thiền, nguyên tác là Kinh hành thiềnthứ 176 thuộc Phẩm Tâm 14 trong Kinh Trung A-hàm, theo bản dịch của ngài Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm.

48. Kinh ẩn dụ về thành trì, nguyên tác là Kinh thành dụ, thuộc kinh biệt dịch, No.125 (39.4) Tăng Nhất A-hàm 33 “Đẳng Pháp Phẩm” (Đại 2, tr.730), tương đương Pāli: A. VII.6 43, Nagara-sutta.

49. Kinh sống trong hiện tại, nguyên tác là Kinh nhứt dạ hiền giả (Bhaddekarattasuttam), thuộc Kinh Trung bộ thứ 131-133.

50. Kinh căn bản tu tập, nguyên tác là Kinh căn tu tập(Indriyabhavannasuttam), thuộc Kinh Trung bộ thứ 152.

51. Kinh tu các pháp lành, nguyên tác là Kinh khất thực thanh tịnh (Pindapataparisuddhisuttam), thuộc Kinh Trung bộthứ 151.

52. Kinh phát tâm bồ-đề, nguyên tác là Phẩm 11 mang cùng tên trong Kinh Đại thừa bản sinh tâm địa quán.

53. Phật nói Kinh bốn vô lượng tâm, nguyên tác là phẩm Tứ Vô Lượng, thứ năm trong kinh Đại Bảo Tích, từ bản dịch chữ Hán của ngài Huyền Trang.

54. Kinh từ bi và hồi hướng, nguyên tác là Kinh đại hồi hướng, thuộc Kinh Tập bộ tứ, số 825, trang 827, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển 33.

55. Kinh tám điều giác ngộ, nguyên tác là Bát Đại Nhân Giác Kinh, dịch từ bản chữ Hán của ngài An Thế Cao, kinh 779, thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh.

56. Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau, nguyên tác là Kinh tất cả lậu hoặc (Sabbasavasuttam), thuộc Kinh Trung bộ thứ 02.

PHẦN V: CÁC KINH VỀ TỊNH ĐỘ

57. Kinh Phổ Môn, trích từ Nghi thức tụng niệm của Thích Nhật Từ, NXB Phương Đông, 2012, trang 101-112.

58. Kinh Dược Sư, trích từ Nghi thức tụng niệm của Thích Nhật Từ, NXB Phương Đông, 2012, trang 136-157.

59. Kinh A-di-đà, trích từ Nghi thức tụng niệm của Thích Nhật Từ, NXB Phương Đông, 2012, trang 175-184.

60. Kinh Sám hối sáu căn, trích từ Nghi thức tụng niệm của Thích Nhật Từ, NXB Phương Đông, 2012, trang 214-227.

61. Kinh Sám hối hồng danh, trích từ Nghi thức tụng niệm của Thích Nhật Từ, NXB Phương Đông, 2012, trang 228-240.

62. Kinh Vu-lan-bồn, bản dịch của HT. Thích Huệ Đăng, NXB Đông Phương, 2007, trang 7-13.

63. Kinh Báo ân Cha Mẹ, bản dịch của HT. Thích Huệ Đăng, NXB Đông Phương, 2007, trang 14-31.

PHẦN VI: XUẤT XỨ CÁC SÁM NGUYỆN

Bài “Sám quy nguyện”, bài “Sám nguyện 1”, “Sám nguyện 2” trích từ Nhật Tụng Thiền Môn 2010[1] tr. 17-19, 150-153, 156-7. Kệ Sám hối (tr. 844) trích từ  Nghi thức tụng niệm đại toàn (tr. 9) của Làng Mai. [2]

Các bài do Thích Nhật Từ dịch gồm: Tán hương (tr.5), Tán dương giáo pháp (tr.5),  Hồi hướng công đức (tr. 901), Bát-nhã tâm Kinh (tr. 873), “Sám mười nguyện Phổ Hiền” (tr.877), “Sám quy mạng” (tr.878-81).

Các bài do Thích Nhật Từ soạn gồm: Nguyện hương (tr.3), Đảnh lễ Tam bảo (tr.4), “Sám quy y” (882-4), Lời nguyện cuối (tr. 902), đảnh lễ Ba Ngôi báu (tr. 903). Bài “Sám hồng trần” do Thích Nhật Từ và Phan Khắc Nhượng soạn. Bài “Sám tống táng” không rõ tác giả. 

***


1. Thích Nhất Hạnh, Thiền môn Nhật tụng 2010. - Ấn bản miền Nam. NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2010.    

2. Hội đồng giáo thọ Đạo tràng Mai thôn, Nghi thức tụng niệm đại toàn (bằng quốc văn). Làng Mai, Pháp Quốc, 1999.   

 
00:00