Hy Vọng Cũ Trong Năm Mới

    Lại một năm nữa trôi qua! Ngưỡng nguyện ân đức, oai lực của ba ngôi báu hộ niệm những vị nhiệt tâm ủng hộ tập san, như các vị trong tòa soạn, tác giả, độc giả. Năm vừa qua tập san đã hoàn thành tốt kế hoạch đề ra là 34 tập/1 năm. Nghĩ lại đoạn đường đã đi trong năm qua, trong niềm vui mừng lại đan xen sự hổ thẹn. Vui mừng là: Bất luận như thế nào, cũng hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm qua; sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh của Đại sư Thái Hư để lại, trong thời đại hiểm ác gian khổ này, song vẫn có thể tiếp nối được nhiệm vụ vinh quang đó. Nhưng nghĩ đến tự thân của tờ tập san, mặc dù nội dung văn chương, thích hợp với ý nghĩa đặc thù của thời đại này; cùng phương diện trình bày, phương diện sửa mo-rát, đều chưa đạt được mục đích đề ra. Tuy không phải không muốn làm tốt, để có tập san hoàn thiện về mọi mặt, song có một số vấn đề thực tế khó giải quyết trong một sớm một chiều, chúng ta phải dám nhìn nhận, người phụ trách thiếu tài năng và kinh nghiệm, không thể không nói là vấn đề lớn. Hi vọng nhân viên toàn soạn ngày một tiến bộ! Hi vọng tập san năm sau càng lí tưởng hơn năm trước! Mới có thể đền đáp lòng nhiệt thành của cộng tác viên, tác giả, độc giả được! Mới tiếp nối tâm nguyện người sáng lập Đại sư Thái Hư!

    Năm mới trong lành, lẽ ra có hi vọng mới. Nhưng Phật giáo Trung Quốc, luôn lạc hậu lỗi thời; những thứ hi vọng trong Phật giáo, đều chỉ là vấn đề lâu dài như mới. Cho nên tranh thủ mỗi độ năm hết tết đến, nhắc lại hi vọng cũ,  nói đến Phật thông qua tập san.

    “Cao thâm của Phật pháp, không có nghĩa lôi thôi rầy rà khó hiểu. Cho nên những gì nói ra đều nói có mách, sách có chứng, hi vọng chuyển tải nhiều thứ bình thường, giản dị mà có nội dung sâu sắc!” Đây là hi vọng chưa bao giờ có thể thực hiện được. Chuyên môn hóa, quá ư lôi thôi rầy rà khó hiểu, thế thì Phật pháp chỉ là Phật pháp của một số ít người nào đó mà thôi. Còn tín chúng thông thường, tín ngưỡng Phật giáo không có được sự tín giải chân chính, không hiểu gì cả, tất nhiên sẽ biến chất thành tầm thường, mê tín. Chỗ thâm cao thì lại cực kì huyền bí khó hiểu, bưng bít ít lời; còn cạn thì lại dung tục tầm thường, dài dòng lảm nhảm. Điều này đối với việc nhiếp thọ dẫn dắt tín chúng trong thời này, đều là chướng ngại mà lại không phương tiện. Thâm nhập chỗ cạn mà lời dễ hiểu hàm ý sâu; lời văn bình thường giản dị mà nghĩa lí chân chính cao thượng, hi vọng năm này giới Phật giáo có thể sản sinh những tác phẩm, bài viết như vậy! Tập san toàn tâm toàn ý hoan nghinh những tác phẩm đó.

    Năm trước tập san có giới thiệu một số nét về Phật giáo quốc tế. Như “Đôi nét về Phật giáo Nhật Bản”, “Phật giáo Philippin”, “tình trạng hiện tại của Phật giáo Tích Lan”, “Phật giáo Cam-pu-chia”, “Phác họa Phật giáo Hông Kông”: Đây là thông tin về Phật giáo các nơi. “Nghiên cứu Phật giáo Châu Âu gần đây”, “Tình hình hiện nay của giới Phật học Nhật Bản”: Đây là nghiên cứu tình hình Phật giáo quốc tế hiện đại. “Tài liệu lịch sử Pàli”, có thể nói là thư mục đề cương của Phật giáo Nam truyền. “Linh Mộc Đại Chuyết Tuyển Tập Bạt”, “Tự Phật Giáo Thánh Điển Sử Luận”: Là bộ mặt của tư tưởng Phật học Nhật Bản. Chúng ta thấy Phật giáo không chỉ Phật giáo Trung Quốc, mà là Phật giáo được khởi đầu tại Ấn Độ, sau đó truyền bá khắp thế giới. Từ tăng cường sức sống cho Phật giáo đến đoàn kết của tín đồ Phật giáo để phát quang phương pháp giải thoát của Phật-đà. Từ liên hệ tín đồ Phật giáo thế giới, đến nỗ lực cho tự do và hòa bình; đều nên hiểu rõ người khác, thương yêu hiểu biết lẫn nhau. Phật giáo luôn có tính quốc tế, dùng bối cảnh văn minh Ấn Độ để thiết lập, cho nên quyết không thể cho Phật giáo Trung Quốc độc nhất vô nhị, lấy Phật giáo Trung Quốc để đánh giá tất cả. Ví dụ như Phật giáo Tích Lan, Miến Điện…, cho rằng Đại thừa không phải do Đức Phật nói, điều này đương nhiên chúng ta không thể đồng ý. Nhưng tuyệt đối không được xem họ là thuyết của ma, phản đồ Phật giáo, họ vẫn có niềm tin và thực hành phương pháp giải thoát của Phật-đà. Như tín đồ Phật giáo Nhật Bản và phương Tây, luôn chú trọng đến sự thật, do đó họ luôn khảo sát chứng minh rất nghiêm mật. Hoặc dựa vào những phát hiện về hoạt động Phật giáo có thật trong nhân gian, dùng quan điểm lịch sử, đem ra so sánh nghiên cứu, nắm vững nội dung của nó. Có lúc họ: “Đứng giữa quán sát tốt xấu của ngựa, lược bỏ những khuyết điểm nho nhỏ, để chọn con nào chạy nhanh mà thôi” (vì việc lớn không chấp nê những việc chẳng đáng); điều này tương đối bất đồng với một bộ phận tín đồ nước ta tin chắc một lời một câu đều do chính kim khẩu đức Như Lai nói ra. Nhưng tín giải Phật pháp của họ, biết đâu chừng chẳng khác gì chúng ta, như vậy có thể nói họ chẳng phải Phật giáo sao? Phật giáo quốc tế có tính sai biệt, trước kia là bất đồng giữa học phái Thanh văn và học phái Bồ-tát, hoặc bất đồng về chú trọng hiển giáo và đặt nặng mật giáo, hiện tại càng bất đồng về phương pháp luận. Bất luận họ đúng hay sai, thuần túy hoặc pha tạp, đều cần phải hiểu rõ họ, hiểu được họ mới có thể thông cảm, thương và kết nối được sợi dây truyền thông với họ. Cũng chỉ có hiểu được họ, mới có khả năng phê phán, giáo hóa họ, tiếp thọ ưu điểm của người ta chứ chẳng phải nhắm mắt chấp nhận đại. Đặc sắc của Phật giáo Trung Quốc, đó là tiếp nhận cái tốt của Phật giáo quốc tế, để tăng thêm sự hoàn thiện cho Phật giáo Trung Quốc, tìm cầu sự phục hưng của Phật giáo Trung Quốc, đây là nguyện vọng đau đáu trong lòng của Đại sư Thái Hư. Sự vĩ đại của Đại sư Thái Hư, ngoài bi tâm vĩnh viễn không phai mòn cho Phật giáo ra, chính là điều này, có tầm nhìn rộng khắp, tấm lòng khoát đạt, không rơi vào hang cùng ngõ hẻm sự bao vây thành kiến của mình, không thấy thật tế khách quan. Nguyện vọng này, cũng chính nguyện vọng của tập san, quả thật nhiệm vụ hết sức nặng nề! Hi vọng chư pháp sư và cư sĩ Trung Quốc tự do, phát tâm giúp đỡ!

    Chỉnh sửa Tăng chế(1)  ra sao, làm cho đạo đức và học vấn của chúng tăng được đầy đủ? Đây là vấn đề khắc cốt ghi tâm của Đại sư Thái Hư đối với việc phục hưng Phật giáo. Luôn lấy tập san làm trung tâm, liên tục cổ súy, không ngừng kiến nghị. Song đại nguyện phục hưng Phật giáo của Đại sư Thái Hư, dưới sức ép quá lớn của truyền thống, cuối cùng thầy đã thất bại, không thể thực hiện được nguyện vọng của mình trước khi về với Phật. Hiện tại Đại Lục (Trung Quốc) đang bị thất thủ, bộ mặt hoàn toàn khác hẳn, tất cả đều phải làm lại từ đầu. Điều này đầu tiên phải lập đề án cho tình hình thực tế, sau đó thiết kế chỉnh sửa xây dựng. Trước kia Đại sư Thái Hư, từng kêu gọi “Giáo sản cách mạng”, “Giáo chế cách mạng”, “Giáo lí cách mạng”. Ba bốn năm trước, tôi cũng từng qui nạp “Vấn đề kinh tế”, “Vấn đề tư tưởng”, “Vấn đề tổ chức”, “Vấn đề tăng tục”. Làm vấn đề tiên quyết để xây dựng Phật giáo. Tức là trước hết cần phải suy xét những vấn đề quan trọng này, vấn đề này có hi vọng gì đối với việc xây dựng Phật giáo trong tương lai? Như thế nào mới có thể không trái với phương pháp giải thoát của Phật-đà, khế hợp thời đại, mà dễ dàng đạt đến mục đích phục hưng Phật giáo! Không biết chỗ quan trọng của Phật giáo Trung Quốc, xây dựng một cách không có kế hoạch, chấp hành một cách không thứ tự, sẽ làm chướng ngại lộ trình phục hưng Phật giáo Trung Quốc. Những vấn đề này, hi vọng mọi người hãy công tâm suy nghĩ, hi vọng sẽ nhận được những đề nghị mang tính tích cực, mang tính xây dựng! Đây là nguyện vọng của tập san, Phật giáo Trung Quốc không được phục hưng, đây sẽ vĩnh viễn là nguyện vọng bức thiết.

    Hòa bình và tự do của nhân loại thế giới, phục hưng và giành lại Đại Lục của quốc gia dân tộc, hi vọng sẽ trở thành hiện thực trong thời gian ngắn nhất! Hi vọng trong ánh hào quang ân điển, oai lực của ba ngôi báu, trong lộ trình phát dương Phật giáo, có khả năng thực hiện được chân tự do và chân hòa bình trong nhân gian này. Đặc biệt “trở về Đại Lục”, là đại nguyện bức thiết nhất yêu cầu phải thực hiện trong năm nay.

    Nam mô Phật-đà! Nam mô Đạt-ma! Nam mô Tăng-già! Ta-bà-ha!

 


   (1). Tăng chế (僧制): Những qui định khác ngoài giới luật được lập ra để ngăn chặn sự buông lung về lời nói và hành động của tăng ni.      

 
00:00