MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Nguyện hương
2. Đảnh lễ tam bảo
3. Tán hương
4. Tán dương giáo pháp
5. Phật nói kinh Phước Đức
6. Tiêu tai cát tường thần chú
7. Niệm Phật nguyện an lành
8. Sám quy nguyện
9. Hồi hướng công đức
10. Phục nguyện
11. Đảnh lễ ba ngôi báu
LỜI NÓI ĐẦU
Nghi thức Chúc tết nguyên đán thường được sử dụng trong đêm giao thừa tại các chùa Bắc tông, một mặt kỷ niệm ngày đản sanh của đức Phật Di Lặc từ biểu tượng hóa thân của Hòa thượng Bố Đại, mặt khác đây là sự thực tập năng lượng từ bi, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, quốc gia thịnh vượng và phát triển, nhà nhà hòa thuận và no ấm, người người hạnh phúc và bình an.
Lời chúc tết ngoài các câu chúc an lành nên đi sát biểu tượng năm âm lịch ứng với các con giáp, theo tinh thần Phật pháp. Ví dụ nhân năm con mèo nên nói về hình ảnh con mèo trong Phật giáo; năm con cọp nên nói về chuyển nghiệp con cọp trong Phật giáo. Áp dụng công thức tương tự cho các năm tương ứng với các con giáp còn lại trong 12 con giáp.
Nghi thức có thể được bắt đầu vào lúc 23 giờ 30 của đêm 30, theo sau là lời chúc tết của Thầy trụ trì và phát “lộc chánh mạng” cho thập phương bá tánh. Lộc ở đây được hiểu là bao lì xì hoặc các quà hay văn hóa phẩm Phật giáo, có khả năng khích lệ thiện nghiệp và tán thưởng người tiếp nhận. Chánh mạng là đạo đức nghề nghiệp, tránh các nghề sản xuất và buôn bán vũ khí, buôn bán nô lệ, nghề lầu xanh, bào chế và buôn bán độc dược và nghề đồ tể, đồng thời chọn những nghề hợp với luật pháp và đạo đức. Lọc chánh mạng vô đó được hiểu là biểu tượng của nghề nghiệp thiện để xứng đáng đón nhận quả phúc trọn năm.
Nếu không tham dự lễ nguyên đán tại chùa, các Phật tử mời gọi các thành viên trong gia đình cùng đọc tụng nghi thức này trong niềm vui năm mới. Bắt đầu một ngày mới của năm mới bằng việc tụng kinh chắc chắn sẽ mở ra sự thuận lợi và như ý trọn năm.
Giác Ngộ, ngày 7-4-2011
TT. Thích Nhật Từ
Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM