MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Nguyện hương
2. Đảnh lễ tam bảo
3. Tán hương
4. Tán dương giáo pháp
5. Phật nói kinh Phước Đức
6. Sái tịnh thủy
7. Tiêu tai cát tường thần chú
8. Nguyện an lành
9. Sám mười nguyện phổ hiền
10. Hồi hướng công đức
11. Phục nguyện
10. Đảnh lễ ba ngôi báu
LỜI NÓI ĐẦU
Nghi thức này có thể sử dụng trong các trường hợp động thổ và khánh thành nhà để cầu phúc.
Trong Nghi thức An vị Phật, bài kinh Phước Đức dạy về 38 yếu tố tạo phước báu và hạnh phúc, là trọng tâm của nghi thức. Bài kinh chia làm 10 phân đoạn, mỗi đoạn 4 câu 5 chữ, chứa đựng các phước báu có cùng nội dung. Trình tự còn lại của nghi thức gồm sái tịnh thủy, chú cát tường, nguyện an lành, 10 nguyện Phổ Hiền và hồi hướng công đức… là những yếu tố không thể thiếu của nghi thức.
Trong nghi thức an vị Phật cần thể hiện hai nội dung: Tôn trí thánh tượng Phật và Bồ tát trên trang thờ và cầu nguyện an lành đến với gia chủ. Người chủ lễ cần giải thích và hướng dẫn việc thờ cúng Phật và thọ trì đọc tụng hằng ngày tại tư gia. Được thế, ngoài phước báu do tôn kính và đảnh lễ Tam bảo, gia chủ có cơ hội mở mang tuệ giác nhờ đọc kinh.
Trong ngày An vị Phật, gia chủ nên phóng sanh tạo phúc tham gia các hoạt động từ thiện hoặc góp phần công đức cho các Phật sự được thành công. Được vậy lễ an vị Phật còn là cơ duyên để tạo phúc cho hiện tại và tương lai.
Giác Ngộ, ngày 7-4-2011
TT. Thích Nhật Từ
Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM