Cẩm Nang Thực Tập Chánh Niệm Và Khuyến Tu

Cẩm Nang Thực Tập Chánh Niệm Và Khuyến Tu
Tác giả: 
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản: 
Nhà Xuất Bản Hồng Đức
Năm xuất bản: 
2013
Chuyên mục: 
Sách Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay

Cẩm nang thực tập chánh niệm và khuyến tu là tuyển tập các sáng tác giàu chất tâm linh của các bậc tổ sư Trung Quốc, Việt Nam và Tây Tạng. Như tên gọi, tác phẩm này giới thiệu các phương diện thực tập chánh niệm mà người xuất gia cần trải nghiệm hằng ngày, để tăng trưởng đạo tâm, nuôi lớn đại nguyện, dấn thân phụng sự tha nhân.

MỤC LỤC

     Lời tựa 
     Phần I: Thực tập luật nghi hằng ngày 
              1. Thực tập hạnh phúc buổi sáng
              2. Thực tập chuyển hóa bất tịnh 
              3. Lễ bái trên điện Phật 
              4. Chánh niệm trong ăn uống 
              5. Chánh niệm trong sinh hoạt 
              6. Chánh niệm trong đời sống 
     Phần II: Nghi thức ăn cơm trong chính niệm 
     Phần III: Lời khuyến tu của Tổ Quy Sơn Linh Hựu
              1. Nhận thức vô thường 
              2. Làm người thong dong 
              3. Vượt thói phàm tục 
              4. Không hoang phí cuộc đời
              5. Gương hạnh thoát tục 
              6. Căn bản thiền tập 
              7. Tâm nguyện người tu 
              8. Giúp nhau thoát khỏi sinh tử 
              9. Bài minh tóm tắt 
     Phần IV: Cư trần lạc đạo phú 
              1. Hội thứ nhất 
              2. Hội thứ hai 
              3. Hội thứ ba 
              4. Hội thứ tư 
              5. Hội thứ năm 
              6. Hội thứ sáu 
              7. Hội thứ bảy 
              8. Hội thứ tám 
              9. Hội thứ chín 
              10. Hội thứ mười 
              11. Kệ kết thúc 
     Phần V: Ba tốt tủy của Bát chánh đạo 
              1. Tâm yểm ly 
              2. Tâm Bồ-đề 
              3. Tánh không 
     Phần VI: 50 danh ngôn của đức Dalai Lama 14 
              1. Triết lý sống bình dị 
              2. Lời vàng 
              3. Hãy tận hưởng hạnh phúc 
              4. Vì một thế giới an bình
              5. Tôn giáo và thế giới của tôi
     Phần VII: 66 câu thiền ngữ làm thay đổi cuộc đời 
              1. Chấp dính là gốc khổ đau
              2. Thay vì hận người, hãy tự cứu mình 
              3. Buông chấp ngã là hạnh phúc đích thực 
              4. Hãy để thời gian cuốn trôi khổ đau đi
              5. Biết thương chính mình
              6. Làm chủ tâm, làm chủ hạnh phúc 
     Phần VIII: Bài ca Tỉnh thức cuộc đời của Thiền sư Chí Công 
     Phần IX: Thi kệ “Từng bước thảnh thơi” 
              Phụ lục 1: Nguyên văn “Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu ” 
              Phụ lục 2: Nguyên văn “Quy Sơn Đại Viên Thiền sư Cảnh Sách” 
              Phụ lục 3: Nguyên tác chữ Nôm “Cư trần lạc đạo phú ” 
              Phụ lục 4: The Three Principal Aspects of the Path 
              Phụ lục 5: Nguyên văn “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ” 
              Phụ lục 6: Nguyên văn “Chí Công Thiền sư Tỉnh thế ca ” 


LỜI TỰA

Cẩm nang thực tập chánh niệm và khuyến tu là tuyển tập các sáng tác giàu chất tâm linh của các bậc tổ sư Trung Quốc, Việt Nam và Tây Tạng. Như tên gọi, tác phẩm này giới thiệu các phương diện thực tập chánh niệm mà người xuất gia cần trải nghiệm hằng ngày, để tăng trưởng đạo tâm, nuôi lớn đại nguyện, dấn thân phụng sự tha nhân.

Cẩm nang gồm có 9 phần và 6 phụ lục nguyên tác. Phần 1 là Tỳ Ni Nhật Dụng bao gồm các thực tập luật nghi hằng ngày, giúp hành giả thể đạt chánh niệm trong từng oai nghi, cử chỉ và các động tác đi, đứng, nằm, ngồi. Hơn 300 năm qua, tác phẩm này đã trở thành bạn đồng hành của các hành giả xuất gia, theo truyền thống Đại thừa tại Trung Quốc và Việt Nam.

Phần 2 là Nghi thức Cúng quá Đường hay còn gọi là Nghi thức Ăn cơm trong chánh niệm. Với nghi thức này, người thực tập trải nghiệm chánh niệm trong lúc ăn cơm, nêu quyết tâm đền đáp công ơn thí chủ bằng sự dấn thân, phục vụ đồng loại. Ngày nay, nghi thức này trở nên phổ thông, ngay cả đối với các khóa tu dành cho người tại gia, bao gồm khóa tu Bát quan trai, khóa tu Một ngày an lạc, khóa tu Tập sự xuất gia và khóa tu Tuổi trẻ. Ăn cơm trong chánh niệm góp phần bảo vệ sức khỏe và thể đạt các giá trị tâm linh.

Phần 3 là Lời khuyến tu của tổ Quy Sơn Linh Hựu, Trung Quốc. Đây là tác phẩm khuyến tu đặc sắc, có ảnh hưởng sâu rộng đối với các hành giả theo Phật giáo Đại thừa. Bằng lối văn biền ngẫu, niêm luật chặt chẽ, văn từ tao nhã, ý tưởng thâm sâu, tác giả đã truyền tinh thần tu học đến người đọc, giúp họ nhận thức vô thường, không hoang phí cuộc đời, vượt thói phàm tục, làm người thong dong, nỗ lực vượt thoát sanh tử.

Phần 4, Cư trần lạc đạo phú của Phật hoàng Trần Nhân Tông là sáng tác tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam về chủ nghĩa nhập thế: “Ở đời vui đạo”. Với 10 hội, mỗi hội vài chục câu biền ngẫu đối nhau chắc nịch, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã sử dụng nhiều điển tích Thiền, phác họa bức tranh trải nghiệm hạnh phúc hiện tiền, bây giờ và tại đây. Cốt lõi của thực tập thiền theo Ngài là dứt trừ nhân ngã, đối cảnh vô tâm, chánh niệm hiện tiền, thể nghiệm tính sáng soi của tâm, theo đó, “Tịnh Độ là lòng trong sạch” và “Di Đà là tính sáng soi”. Tinh thần nhập thế này một mặt giúp hành giả làm chủ thân tâm, giải quyết sanh tử, mặt khác, phát khởi nguyện lớn, phụng sự nhân sinh, góp phần xây dựng Tịnh Độ hiện tiền.

Phần 5 là Ba cốt tủy của chánh Đạo do ngài Tống Khách Ba sáng tác vào thế kỷ XIV là áng văn bất hủ của phái Mũ Vàng, Phật giáo Tây Tạng. Hơn sáu thế kỷ, tác phẩm này được các đức Dalai Lama và các bậc đạo sư lỗi lạc trong truyền thống Tây Tạng sử dụng làm bản văn chính trong các khóa tu và pháp hội. Bản văn đề cập đến tâm yểm ly khỏi đời sống thế tục, chán lìa sanh tử và tham ái, từ đó, kiêu gọi mọi người phát khởi tâm bồ-đề, nỗ lực chặt đứt xích xiềng vô minh, lưới sắt nhân ngã. Nhận thức tánh Không đối với các pháp nhân duyên, vốn không thực thể, là chân lý giúp ta vượt qua các chấp thủ về ngã, ngã sở và thế giới thực tại. Theo ngài Tống Khách Ba, tâm yểm ly, tâm bồ-đề và nhận thức tánh Không là cốt tủy của đạo giải thoát.

Phần 6 là tuyển tập 50 danh ngôn của đức Dalai Lama 14, vị lãnh đạo Phật giáo thế giới đại tài của thế kỷ XX-XXI. Sưu tầm từ Wikiquotes, tôi đã phân loại 50 danh ngôn từ các tác phẩm nổi tiếng của đức Dalai Lama, rồi chia làm 5 tiêu đề,

mỗi tiêu đề gồm 10 câu. Ngoài các triết lý ứng dụng từ lời Phật dạy, các danh ngôn này không chỉ là túi khôn “bỏ túi” mà còn là sự soi sáng cho các vấn đề ứng nhân, xử thế đối với xã hội loài người và hành tinh mà chúng ta đang sống.

Phần 7 là 66 Câu thiền ngữ làm thay đổi cuộc đời, một sưu tầm nổi tiếng về triết lý sống Thiền trong cộng đồng Hoa ngữ từ những năm 2004. Phân chia thành 6 đề mục, mỗi đề mục 11 câu, tôi muốn thông qua các Thiền ngữ này, trao gửi đến quý độc giả những triết lý sống bình dị của Phật giáo, có khả năng chữa lành các nổi khổ niềm đau. Từ nhận thức chấp thủ là gốc khổ đau, người tu học Phật không hận

người, không hận đời, nỗ lực chuyển hóa bản thân, làm chủ vận mệnh, hướng đến an vui. Đây là cách biết thương chính mình, cũng là cách góp phần mạng lại hạnh phúc đích thực cho tha nhân.

Phần 8 là Bài ca tỉnh thức cuộc đời của Thiền sư Chí Công, Trung Quốc. Chỉ trong một trang cô đọng, tác giả đã khái quát hóa về tính vô thường và không thực thể của cuộc đời. Theo đó, kêu gọi mọi người buông xả mọi chấp trước, làm việc nghĩa lợi, trau dồi đạo đức, thực tập tâm linh, để trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây.

Phần 9 là các bài thơ “Từng bước thảnh thơi” do tôi sáng tác vào năm 2003 nhân dịp giảng dạy Tỳ-ni nhật dụng cho các Tăng Ni mới xuất gia. Với thể ngũ ngôn, các bài thơ này là các trải nghiệm chánh niệm trong mọi tình huống từ lúc mới thức dậy cho đến lúc lên giường ngủ. Trải nghiệm chánh niệm là phép màu của tỉnh thức, một mặt giúp hành giả đạt được sự thư thái và thảnh thơi, mặt khác, nhờ chánh niệm, hành giả trở nên sáng tạo và năng động trong các Phật sự.

Sáu phụ lục nguyên tác bằng chữ Hán, chữ Nôm và tiếng Anh giúp độc giả đối chiếu mỗi khi cần đào sâu ngữ nghĩa gốc. Dù đã cố gắng trung thành với nguyên tác, các bản dịch trong Cẩm nang này không thể lột tả hết các lớp ý nghĩa ẩn sâu trong mạch văn, một phần do nguyên tác chữ Hán quá xúc tích và phần khác do dịch theo thể thơ, vài ý nhỏ trong văn mạch có thể bị mất đi, hoặc ích nhiều bị biên tập.

Tôi tin tưởng rằng, Cẩm nang thực tập chánh niệm và khuyến tu này là nguồn tài liệu bổ ích không chỉ đối với người xuất gia. Bất kỳ ai muốn trải nghiệm hạnh phúc hiện tiền cần đọc, nghiền ngẫm và thực tập những lời dạy cao quý của các bậc cao Tăng Phật giáo trong Cẩm nang này.

Sài Gòn, mùa Phật đản lần thứ 2637 (2013)

Sa-môn Thích Nhật Từ

Tags 
Chánh Niệm Thích Nhật Từ khuyến tu thực tập
Tải sách: 
PDF icon Download t29-cam_nang_thuc_tap_chanh_niem_va_khuyen_tu_co_bia.pdf (1.95 MB)

Phần I : THỰC TẬP LUẬT NGHI HẰNG NGÀY

(TỲ-NI NHẬT DỤNG THIẾT YẾU)
Luật sư Độc Thể biên soạn năm 1644-1661
Thích Nhật Từ dịch 2011

 

I. THỰC TẬP HẠNH PHÚC BUỔI SÁNG

1. TẢO GIÁC

Thùy miên thỉ ngộ

Đương nguyện chúng sinh

Nhất thiết trí giác

Châu cố thập phương.

2. MINH CHUNG

Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới

Thiết vi u ám tất giai văn

Văn trần thanh tịnh chứng viên thông

Nhiết thiết chúng sinh thành chính giác.

3. VĂN CHUNG

Văn chung thinh, phiền não khinh

Trí tuệ trưởng, bồ đề sinh

Ly địa ngục, xuất hỏa khanh

Nguyện thành Phật, độ chúng sinh.

4. TRƯỚC Y

Nhược trước thượng y

Đương nguyện chúng sinh

Hoạch thắng thiện căn

Chí pháp bỉ ngạn.

5. HÁ ĐƠN

Tùng triêu dần đán trực chí mộ

Nhất thiết chúng sinh từ hồi hộ

Nhược ư túc hạ tán kỳ hình

Nguyện nhữ tức thời sinh Tịnh độ

Án dật đế luật ni sa ha.

6. HÀNH BỘ BẤT THƯƠNG TRÙNG

Nhược cử ư túc

Đương nguyện chúng sinh

Xuất sanh tử hải

Cụ chúng thiện pháp

Án địa rị, nhật rị sa ha.

7. XUẤT ĐƯỜNG

Tùng xá xuất thời

Đương nguyện chúng sinh

Thâm nhập Phật trí

Vĩnh xuất tam giới.

II. THỰC TẬP CHUYỂN HÓA BẤT TỊNH

8. ĐĂNG XÍ

Đại tiểu tiện thời

Đương nguyện chúng sinh

Khí tham, sân, si

Quyên trừ tội pháp

Án, ngận lỗ đà da sa ha.

9. TẨY TỊNH

Sự ngật tựu thủy

Đương nguyện chúng sinh

Xuất thế pháp trung

Tốt tật nhi vãng

Án, thất rị bê hê sa ha

10. KHỬ UẾ

Tẩy địch hình uế

Đương nguyện chúng sinh

Thanh tịnh điều nhu

Tất cánh vô cấu

Án, hạ nẵng mật lật đế sa ha.

11. TẨY THỦ

Dĩ thủy quán chưởng

Đương nguyện chúng sinh

Đắc thanh tịnh thủ

Thọ trì Phật pháp

Án, chủ ca ra da sa ha

12. TẨY DIỆN

Dĩ thủy tẩy diện

Đương nguyện chúng sinh

Đắc tịnh pháp môn

Vĩnh vô cấu nhiễm

Án, chủ ca ra da sa ha.

13. ẨM THỦY

Phật quán nhất bát thủy

Bát vạn tứ thiên trùng

Nhược bất trì thử chú

Như thực chúng sinh nhục

Án, phạ tất ba ra ma ni sa ha.

III. LỄ BÁI TRÊN ĐIỆN PHẬT

(Pháp y, tọa cụ, đạo tràng và lễ bái)

14. NGŨ Y

Thiện tai, giải thoát phục

Vô tướng phước điền y

Ngã kim đảnh đới thọ

Thế thế bất xả ly

Án, tất đà da sa ha

15. THẤT Y

Thiện tai, giải thoát phục

Vô thượng phước điền y

Ngã kim đảnh đới thọ

Thế thế thường đắc phi

Án, độ ba độ ba sa ha

16. ĐẠI Y

Thiện tai, giải thoát phục

Vô thượng phước điền y

Phụng trì Như Lai mạng

Quảng độ chư chúng sinh

Án, ma ha ca bà, ba tra tất đế sa ha

17. NGỌA CỤ

Ngọa cụ, Ni-sư-đàn

Trưởng dưỡng tâm, miêu tánh

Triển khai đăng thánh địa

Phụng trì Như Lai mạng

Án, đàn ba đàn ba sa ha

18. ĐĂNG ĐẠO TRÀNG

Nhược đắc kiến Phật

Đương nguyện chúng sinh

Đắc vô ngại nhãn

Kiến nhất thiết Phật

Án, a mật lật đế hồng phấn tra

19. TÁN PHẬT

Pháp vương vô thượng tôn

Tam giới vô luân thất

Thiên, nhơn chi đạo sư

Tứ sinh chi từ phụ

Ư nhất niệm quy y

Năng diệt tam kỳ nghiệp

Xưng dương nhược tán thán

Ức kiếp mặc năng tận

20. LỄ PHẬT

Thiên thượng, thiên hạ vô như Phật

Thập phương thế giới diệc vô tỉ

Thế gian sở hữu ngã tận kiến

Nhất thiết vô hữu như Phật giả

Phổ lễ chơn ngôn: Án, phạ nhật ra hộc

IV. CHÁNH NIỆM TRONG ĂN UỐNG

21. CÚNG TỊNH B.NH

Thủ chấp tịnh bình

Đương nguyện chúng sinh

Nội ngoại vô cấu

Tất lệnh quang khiết

Án, thế già rô ca sất hàm, sất sa ha

Đãng tịnh bình chơn ngôn:

Án, lam sa ha

22. QUÁN THỦY CHƠN NGÔN

Án, phạ tất bát ra ma ni sa ha

Nãng mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha.

Án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha

23. THỌ THỰC

Nhược kiến không bát

Đương nguyện chúng sinh

Cứu cánh thanh tịnh

Không, vô phiền não

Nhược kiến mãn bát

Đương nguyện chúng sinh

Cụ túc thạnh mãn

Nhất thiết thiện pháp

24. XUẤT SANH

Pháp lực bất tư nghì

Từ bi vô chướng ngại

Thất lạp biến thập phương

Phổ thí châu sa giới

Án, độ lợi ích sa ha

Đại bàng kim sí điểu

Khoáng dã quỹ thần chúng

La-sát quỷ tử mẫu

Cam lộ tất sung mãn

Án, mục đế sa ha

25. THỊ GIẢ TỐNG THỰC

Nhữ đẳng quỷ thần chúng

Ngã kim thí nhữ cúng

Thử thực biến thập phương

Nhất thiết quỷ thần cộng

Án, mục lực lăng sa ha

Phật chế tỳ kheo

Thực tồn ngũ quán

Tán tâm tạp thoại

Tín thí nan tiêu

Đại chúng văn khánh thinh

Các chính niệm

Chấp trì ứng khí

Đương nguyện chúng sinh

Thành tựu pháp khí

Thọ thiên nhơn cúng

Án, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhật, ra hồng phấn tra

Sơ thi: Nguyện đoạn nhất thiết ác

Nhị thi: Nguyện tu nhất thiết thiên

Tam thi: Thệ độ nhất thiết chúng sinh

Ngũ quán:

Nhất kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ

Nhị thổn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng

Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông

Tứ chính sự lương dược, vị liệu hình khô

Ngũ vi thành đạo nghiệp, ưng thọ thử thực

26. KIẾT TRAI

Sở vị bố thí giả

Tất hoạch kỳ lợi ích

Nhược vị lạc cố thí

Hậu tất đắc an lạc

Phạn thực dĩ ngật

Đương nguyện chúng sinh

Sở tác giai biện

Cụ chư Phật pháp
 

 

 

 

 

 

 

V. CHÁNH NIỆM TRONG SINH HOẠT

(Dùng bát, rửa chén, xỉa răng, súc miệng, nhận cúng

dường, cầm gậy, trải tọa cụ, ngủ nghỉ)

27. TẨY BÁT

Dĩ thử tẩy bát thủy

Như thiên cam lộ vị

Thí dữ chư quỷ thần

Tất giai hoạch bảo mãn

Án, ma hưu ra tất sa ha

28. TRIỂN BÁT

Như Lai ứng lượng khí

Ngã kim đắc phu triển

Nguyện cộng nhất thiết chúng

Đẳng tam luân không tịch

Án, tư ma ma ni sa ha

29. THỌ SẤN

Tài pháp nhị thí

Đẳng vô sai biệt

Đàn ba-la-mật

Cụ túc viên mãn

30. THỦ DƯƠNG CHI

Thủ chấp dương chi

Đương nguyện chúng sanh

Giai đắc diệu pháp

Cứu cánh thanh tịnh

Án, tất ba phạ thuật đáp, tát rị ba, đáp rị ma, tát ba phạ thuật đát khoánh. Án lam sa ha

31. TƯỚC DƯƠNG CHI

Tước dương chi thời

Đương nguyện chúng sinh

Kỳ tâm điều tịnh

Phệ chư phiền não

32. SẤU KHẤU

Sấu khấu liên tâm tịnh

Vẫn thủy bá hoa hương

Tam nghiệp hằng thanh tịnh

Đồng Phật vãng tây phương

Án, hám án hãn sa ha

33. XUẤT TÍCH TRƯỢNG

Chấp trì tích trượng

Đương nguyện chúng sinh

Thiết đại thí hội

Thị như thật đạo

Án, na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế, na dạ

bát nanh, hồng phấn tra

34. PHU ĐƠN TỌA THIỀN

Nhược phu sàng tọa

Đương nguyện chúng sanh

Khai phu thiện pháp

Kiến chân thật tướng

Chánh thân đoan tọa

Đương nguyện chúng sanh

Tọa Bồ đề tòa

Tâm vô sở trước

Án, phạ tắc ra, a ni bát ra ni, ấp đa da sa ha

35. THỤY MIÊN

Dĩ thời tẫm tức

Đương nguyện chúng sinh

Thân đắc an ỗn

Tâm vô loạn động

A (nhất khí niệm thử tự nhị thập nhất biến)

VI. CHÁNH NIỆM TRONG ĐỜI SỐNG

(Nước, song, cầu, tắm Phật, khen Phật, nhiễu tháp,

thăm bệnh, cạo tóc, tắm rửa, rửa chân)

36. THỦ THỦY

Nhược kiến thủy lưu

Đương nguyện chúng sanh

Đắc thiện ý dục

Tẩy trừ hoặc cấu

Nam mô hoan hỷ trang nghiêm Phật

Nam mô Bảo Kế Như Lai

Nam mô Vô Lượng Thắng Vương Phật

Án, phạ tất ba ra ma ni sa bà ha

Nhược kiến đại hà

Đương nguyện chúng sanh

Đắc dự pháp lưu

Nhập Phật trí hải

Nhược kiến kiều đạo

Đương nguyện chúng sinh

Quảng độ nhất thiết

Du như kiều lương

37. DỤC PHẬT

Ngã kim quán dục chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sinh linh ly cấu

Đồng chứng Như Lai tịnh pháp thân

38. TÁN PHẬT

Tán Phật tướng hảo

Đương nguyện chúng sinh

Thành tựu Phật thân

Chứng vô tướng pháp

39. NHIỄU THÁP

Hữu nhiễu ư tháp

Đương nguyện chúng sinh

Sở hành vô nghịch

Thành nhất thiết trí

40. KHÁN BỆNH

Kiến tật bệnh nhơn

Đương nguyện chúng sinh

Tri thân không tịch

Ly oai tránh pháp

41. THẾ PHÁT

Thế trừ tu phát

Đương nguyện chúng sinh

Viễn ly phiền não

Cứu cánh tịch diệt

42. MỤC DỤC

Tẩy dục thân thể

Đương nguyện chúng sinh

Thân tâm vô cấu

Nội ngoại quang khiết

Án, bạt chiết ra, não ca tra sa ha

43. TẨY TÚC

Nhược tẩy túc thời

Đương nguyện chúng sinh

Cụ thần túc lực

Sở hành vô ngại

Án lam sa ha

 

I. THỰC TẬP HẠNH PHÚC BUỔI SÁNG

1. THỨC DẬY BUỔI KHUYA

Sớm khuya ngủ vừa tỉnh giấc

Cầu cho tất cả chúng sanh

Có được tầm nhìn tuệ giác

Thấu soi khắp cả mười phương.

2. DỌNG CHUÔNG

Tiếng chuông ngân vang pháp giới

Tối tăm núi Thiết đều nghe

Nghe trần, thanh tịnh, viên thông

Muôn loài hết mê, tỏ ngộ.

3. NGHE CHUÔNG

Nghe tiếng chuông, phiền não sạch

Trí tuệ lớn, Bồ-đề tăng

Lìa tù ngục, thoát lửa hầm

Nguyện thành Phật, độ chúng sinh.

4. MẶC ÁO

Khi khoác y vào cơ thể

Cầu cho tất cả chúng sinh

Đạt được căn lành, cội đức

Bờ kia đến được thật nhanh.

5. XUỐNG GIƯỜNG

Từ sớm, trưa chiều đến tối,

Mọi loài giữ mạng sống mình

Nếu bước chân này dẫm chết

Cầu cho sớm được vãng sinh.

Án dật đế luật ni sa ha.

6. BƯỚC ĐI KHÔNG HẠI TRÙNG

Cất chân từng bước trong ngày

Cầu cho tất cả mọi loài

Sớm thoát biển sầu sinh tử

Pháp lành, công đức đủ đầy.

Án địa rị, nhật rị sa ha.

7. RA KHỎI PHÒNG

Từng bước chân đi khỏi phòng

Cầu cho tất cả chúng sinh

Thấm nhuần trí Phật thậm thâm

Vẫy chào ba cõi trầm luân.

II. THỰC TẬP CHUYỂN HÓA BẤT TỊNH

8. VÀO NHÀ VỆ SINH

Khi đưa phẫn uế ra ngoài

Cầu cho tất cả mọi loài

Bỏ tham, si mê, giận tức

Dứt sạch tội lỗi nhiều đời.

Án, ngận lỗ đà da sa ha.

9. RỬA SẠCH

Vệ sinh xong rồi dùng nước

Cầu cho tất cả chúng sinh

Thực tập pháp môn siêu xuất

Cõi lành đến được thật nhanh.

Án, thất rị bê hê sa ha.

10. TẨY NHƠ BẨN

Rửa sạch hậu môn, chỗ kín

Cầu cho tất cả chúng sinh

Sạch sẽ toàn thân, hòa thuận

Không còn cấu uế trong tâm.

Án, hạ nẵng mật lật đế sa ha.

11. RỬA TAY

Dùng nước rữa sạch chân tay

Cầu cho tất cả mọi loài

Có được đôi tay trong sạch

Giữ gìn chánh pháp Như Lai.

Án, chủ ca ra da sa ha.

12. RỬA MẶT

Dùng nước rữa sạch mặt mày

Cầu cho tất cả mọi loài

Thực tập pháp môn chuyển hóa

Không còn cấu uế khổ đau.

Án, chủ ca ra da sa ha.

13. UỐNG NƯỚC

Phật thấy trong mỗi ly nước

Tám vạn bốn ngàn vi trùng

Uống nước không trì tâm chú

Như nuốc chúng sinh vào lòng.

Án, phạ tất ba ra ma ni sa ha.

III. LỄ BÁI TRÊN ĐIỆN PHẬT

(Pháp y, tọa cụ, đạo tràng và lễ bái)

14. ĐẮP Y NĂM ĐIỀU

Lành thay, chiếc y giải thoát

Tượng trưng ruộng phước vô biên

Nay con đem đầu tiếp nhận

Đời đời không rời khỏi thân.

Án, tất đà da sa ha

15. ĐẮP Y BẢY ĐIỀU

Lành thay, chiếc y giải thoát

Tượng trưng ruộng phước tột cùng

Nay con đem đầu tiếp nhận

Đời đời thường đắp trên thân.

Án, độ ba độ ba sa ha

16. ĐẮP Y LỚN

Lành thay, chiếc y giải thoát

Tượng trưng ruộng phước tột cùng

Giữ gìn sinh mệnh của Phật

Hóa độ muôn loại mười phương.

Án, ma ha ca bà, ba tra tất đế sa ha

17. DỤNG CỤ NGỒI NẰM

Khi dùng vật trải ngồi nằm

Ươm mầm, nuôi lớn tâm linh

Trải đường đi lên đất thánh

Giữ gìn sinh mệnh Như Lai.

Án, đàn ba đàn ba sa ha

18. LÊN ĐẠO TRÀNG

Khi nhìn thấy Phật uy nghiêm

Cầu cho tất cả chúng sinh

Được mắt trí tuệ soi thấu

Thấy được các Phật hiện thân.

Án, a mật lật đế hồng phấn tra

19. CA NGỢI PHẬT

Pháp vương ngôi giác cao vời

Ba cõi không người sánh ngang

Thầy dạy trời người khắp chốn

Cha lành bốn loài mười phương

Quy ngưỡng trong từng tâm niệm

Tu tập, dứt nghiệp ba đời

Ngôn từ con dùng khen ngợi

Muôn kiếp không thể nào xong.

20. ĐẢNH LỄ PHẬT

Trời đất bao la thua Phật

Mười phương không thể sánh bằng

Thế gian bao người con gặp

Như Lai là bậc độc tôn.

Phổ lễ chơn ngôn: Án, phạ nhật ra hộc

IV. CHÁNH NIỆM TRONG ĂN UỐNG

21. CÚNG B.NH SẠCH

Khi cầm bình sạch trên tay

Cầu cho tất cả mọi loài

Trong và ngoài thân đều sạch

Tâm trí sáng rỡ, tinh anh

Án, thế già rô ca sất hàm, sất sa ha

Chơn ngôn rữa bình sạch

Án, lam sa ha

22. CHƠN NGÔN RÓT NƯỚC

Án, phạ tất bát ra ma ni sa ha

Nãng mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha.

Án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha

23. ĂN CƠM

Khi nhìn thấy chén trống không

Cầu cho tất cả chúng sinh

Đạt được thân tâm thanh tịnh

Không còn phiền não, sầu đau.

Khi nhìn thấy chén đầy cơm

Cầu cho tất cả mọi loài

Chứa đủ đức lành, phước báu

Tất cả thiện pháp tràn đầy.

24. CÚNG CƠM CHÚNG SINH

Năng lực pháp mầu khôn tả

Từ bi chẳng bị gì ngăn

Bảy hạt biến cùng mười hướng

Ban tặng tất cả chúng sinh

Án, độ lợi ích sa ha

Đại bàng cánh vàng hung dữ

Ma quỷ ở chốn hoang vu

Mẹ con la-sát ác độc

Cam lộ thảy đều no đủ

Án, mục đế sa ha

25. THỊ GIẢ ĐEM CÚNG THỨC ĂN

Quỷ thần các loài lớn nhỏ

Tôi nay dâng cúng thức ăn

Cơm này biến cùng mười hướng

Cầu cho ma đói được no.

Án, mục lực lăng sa ha

Phật dạy các vị xuất gia

Khi ăn tâm niệm năm điều

Tán tâm, ham vui, nói chuyện

Thực phẩm tín thí khó tiêu

Mọi người khi nghe tiếng khánh

Chính niệm thực tập, chớ quên.

Tay nâng bát cơm ngang trán

Cầu cho tất cả chúng sinh

Trở thành dụng cụ Phật pháp

Xứng đáng nhận người cúng dâng.

Án, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhật, ra hồng phấn tra.

Ba điều phát nguyện:

Muỗng cơm thứ nhất vừa ăn

Nguyện cho tất cả ác nhân không còn.

Muỗng hai xin nguyện với lòng

Giúp người tu thiện, tâm đồng thái hư.

Muỗng ba thực hiện tâm từ,

Dắt dìu muôn loại cùng tu đạo mầu.

Năm điều quán tưởng

Một xem phước đức bản thân

Có bằng với lượng thức ăn cúng dường?

Hai xem công đức tu nhân

Vẹn tròn, xứng đáng cúng dâng, khi dùng?

Ba xa lầm lỗi, lìa tham,

Bốn xem như thuốc, phòng ngăn bệnh gầy.

Năm vì đạo nghiệp sáng ngời

Trả ơn thí chủ, giúp đời an vui.

26. KẾT THÚC ĂN CƠM

Mỗi khi cúng dường, bố thí

Gặt được phước báu bình an

Hễ ai ham thích bố thí

Về sau hái quả giàu sang.

Ăn cơm chánh niệm vừa xong

Cầu cho mọi loài chúng sanh

Tất cả việc làm lớn nhỏ

Thấm nhuần Phật pháp bên trong.

V. CHÁNH NIỆM TRONG SINH HOẠT

(Dùng bát, rửa chén, xỉa răng, súc miệng, nhận cúng

dường, cầm gậy, trải tọa cụ, ngủ nghỉ)

27. RỬA BÁT

Nước dùng rửa bát cơm này

Quán như cam lộ ngọt mát

Cúng khắp các loài quỹ đói

Thảy đều no đủ như nhau.

Án, ma hưu ra tất sa ha

28. MỞ BÁT

Dùng tay mở bát đựng cơm

Phật dạy đo lường sức ăn

Nguyện cùng tất cả chúng sinh

Đạt được ba luân rỗng lặng.

Án, tư ma ma ni sa ha

29. NHẬN VẬT CÚNG DƯỜNG

Tại gia cúng dường phẩm vật

Xuất gia ban tặng pháp mầu

Cả hai đủ đầy, chẳng khác

Thí ba-la-mật, bằng nhau

30. CẦM TĂM XỈA RĂNG

Tay cầm cây dương xỉa răng

Cầu cho tất cả chúng sanh

Đều được pháp Phật thậm thâm

Tất cả đều được tịnh thanh.

Án, tất ba phạ thuật đáp, tát rị ba, đáp rị ma, tát a phạ thuật đát khoánh. Án lam sa ha

31. XỈA RĂNG

Đang khi dùng tăm xỉa răng

Cầu cho tất cả chúng sanh

Tẩy sạch cáu bợn trong tâm

Không còn phiền não, tịnh thanh.

32. SÚC MIỆNG

Súc miệng giữ tâm trong sạch

Nước họng thơm mùi hương hoa

Nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh

Tây phương cùng Phật về nhà.

Án, hám án hãn sa ha

33. CẦM TÍCH TRƯỢNG

Khi cầm tích trượng trong tay

Cầu cho tất cả mọi loài

Lập lên hội bố thí lớn

Chỉ bày đạo như thật này.

Án, na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế, na dạ

bát nanh, hồng phấn tra

34. TRẢI DỤNG CỤ NGỒI THIỀN

Dụng cụ ngồi thiền vừa trải

Cầu cho tất cả chúng sanh

Mở bày pháp lành lợi lạc

Giúp người thấy tướng chân như.

Thẳng lưng, ngồi thiền vững chải

Cầu cho tất cả mọi loài

Ngồi vững trên tòa giác ngộ

Tâm không đắm nhiễm, buông thư

Án, phạ tắc ra, a ni bát ra ni, ấp đa da sa ha

35. NGỦ NGHỈ

Việc xong, đến giờ nằm ngủ

Cầu cho tất cả chúng sinh

Thân không bệnh tật, mạnh khỏe

Tâm không loạn động, bình an.

A (niệm A 21 lần trong một hơi thở ra vào)

VI. CHÁNH NIỆM TRONG ĐỜI SỐNG

(Nước, song, cầu, tắm Phật, khen Phật, nhiễu tháp,

thăm bệnh, cạo tóc, tắm rửa, rửa chân)

36. GẶP NƯỚC, SÔNG, CẦU

Mỗi khi nhìn thấy nước chảy

Cầu cho tất cả mọi loài

Có được ước muốn lợi lạc

Dứt trừ cấu uế trần ai.

Nam mô hoan hỷ trang nghiêm Phật

Nam mô Bảo Kế Như Lai

Nam mô Vô Lượng Thắng Vương Phật

Án, phạ tất ba ra ma ni sa bà ha

Mỗi khi nhìn thấy sông lớn

Cầu cho tất cả chúng sinh

Được dự vào dòng nước pháp

Lội biển trí Phật mênh mông.

Mỗi khi nhìn thấy cầu, đường

Nguyện cho tất cả chúng sanh

Nương vào cầu đường giác ngộ

Giúp cho tất cả bình an.

37. TẮM PHẬT

Con nay tắm tượng các Như Lai

Trí tuệ trang nghiêm công đức dày

Năm trược chúng sinh lìa cấu nhiễm

Pháp thân cùng chứng giống Như Lai

(Kiếp, kiến, phiền não, chúng sinh, mạng trược)

38. KHEN PHẬT

Tán dương tướng tốt của Phật

Cầu cho tất cả chúng sinh

Đều được thân Phật trang nghiêm

Thấu rõ các pháp vô tướng.

39. NHIỄU THÁP

Nhiễu tháp theo chiều tay phải

Cầu cho tất cả mọi loài

Việc làm đều không trái đạo

Thành tựu trí giác Như Lai

40. THĂM BỆNH

Thăm người bị bệnh khổ đau

Cầu cho tất cả chúng sinh

Hiểu thân tổ hợp vô ngã

Xa lìa các loại đấu tranh.

41. CẠO TÓC

Cạo bỏ râu tóc trên thân

Cầu cho tất cả chúng sanh

Xa lìa các loại phiền não

Đạt được niết-bàn, bình an.

42. TẮM RỬA

Mỗi khi tắm rửa thân thể

Cầu cho tất cả chúng sinh

Đều được thân tâm sạch sẽ

Trong ngoài sáng sủa, tinh anh.

Án, bạt chiết ra, não ca tra sa ha

43. RỬA CHÂN

Mỗi khi dùng nước rửa chân

Cầu cho tất cả chúng sanh

Có được phép mầu thần túc

Chỗ đi, hành động thong dong.

Án, lam sa ha

 

 
00:00

Phần II : NGHI THỨC ĂN CƠM TRONG CHÍNH NIỆM

 (CÚNG QUÁ ĐƯỜNG)

Thích Nhật Từ dịch

1. TẬP HỢP Ở NHÀ ĂN

Mọi người đứng trang nghiêm, nghe tiếng khánh chấp tay cùng xá, rồi ngồi xuống, nhiếp tâm trong chánh niệm.

2. NGỒI CHÍNH NIỆM

Thẳng lưng, ngồi thiền vững chải
Cầu cho tất cả mọi loài
Ngồi vững trên tòa giác ngộ
Tâm không đắm nhiễm, buông thư
Án, phạ tắc ra, a ni bát ra ni, ấp đa da sa ha (3 lần)
(Chánh thân đoan tọa, đương nguyện chúng sanh, tọa Bồ-đề tòa, tâm vô sở trước).

3. MỞ BÁT CƠM

Dùng tay mở bát đựng cơm
Phật dạy đo lường sức ăn
Nguyện cùng tất cả chúng sinh
Đạt được ba luân rỗng lặng.
Án, tư ma ma ni sa ha (3 lần)
(Như Lai ứng lượng khí, ngã kim đắc phu triển, nguyện cúng nhứt thiết chúng, đẳng tam luân không tịch).

4. QUÁN LÚC BÁT KHÔNG

Khi nhìn thấy chén trống không

Cầu cho tất cả chúng sinh
Đạt được thân tâm thanh tịnh
Không còn phiền não, sầu đau.
(Nhược kiến không bát, đương nguyện chúng sanh, cứu cánh thanh tịnh, không vô phiền não).

5. QUÁN LÚC BÁT ĐẦY

Khi nhìn thấy chén đầy cơm
Cầu cho tất cả mọi loài
Chứa đủ đức lành, phước báu
Tất cả thiện pháp tràn đầy.
(Nhược kiến mãn bát, đương nguyện chúng sanh, cụ túc thạnh mãn, nhất thiết thiện pháp).

6. DÂNG BÁT CÚNG DƯỜNG

(Tay trái co ngón giữa và ngón áp út, 3 ngón còn lại dựng thẳng để bát lên. Tay mặt ngón áp út co lại, lấy ngón cái đè lên ngón áp út. Tay trái và bát cùng để ngang trán. Cùng nhau
đồng đọc bài cúng dường)
Cúng dường Thanh Tịnh Pháp thân Tỳ-lô-giá-na Phật.
Viên mãn Báo thân Lô-xá-na Phật.
Thiên bá ức Hóa thân Thích-ca Mâu-ni Phật.
Đương lai hạ sanh Di-lặc tôn Phật.
Cực Lạc thế giới A-di-đà Phật.
Thập phương tam thế nhứt thiết chư Phật.
Đại Trí Văn-thù Sư-lợi Bồ-tát.

Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát.
Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.
Đại Thế Chí Bồ-tát.
Địa Tạng Vương Bồ-tát.
Hộ pháp chư tôn Bồ-tát.
Lịch đại tổ sư Bồ-tát.
Già-lam thánh chúng Bồ-tát.
Giám trai sứ giả Bồ-tát.
Thập điện minh vương Bồ-tát.
Đạo tràng hội thượng Phật Bồ-tát.
Chư tôn Bồ-tát ma-ha-tát.
Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật.

7. BA ĐỨC SÁU VỊ

Đủ ba đức, hương hoa sáu vị
Xin cúng dường pháp giới các loài
Thánh tăng, Bồ-tát, Như Lai
Thân no pháp hỷ, tâm say đạo mầu.
Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhật ra hồng (3 lần)

8. CHỦ LỄ CÚNG XUẤT SANH

(Vị chủ lễ để chén nước trong lòng bàn tay trái, tay phải gắp 7 hột cơm để vào, rồi kiết ấn cam lồ: “Tay phải, ngón áp út co lại, ngón tay cái đè lên ngón áp út” và thầm đọc như sau):

Năng lực pháp mầu khôn tả
Từ bi chẳng bị gì ngăn
Bảy hạt biến cùng mười hướng
Ban tặng tất cả chúng sinh
Án, độ lợi ích sa ha (3 lần)
(Pháp lực bất tư nghì, từ bi vô chướng ngại, thất liệp biến thập phương, phổ thí châu sa giới).

9. THỊ GIẢ CÚNG XUẤT SANH

Đại bàng cánh vàng hung dữ
Ma quỷ ở chốn hoang vu
Mẹ con la-sát ác độc
Cam lộ thảy đều no đủ
Án, mục đế sa ha (7 lần)
(Đại bàn kim sí điểu, khoáng dã quỷ thần chúng, la sát quỷ tử mẫu, cam lồ tất sung mãn).

10. CHỦ LỄ XƯỚNG

Phật dạy các vị xuất gia
Khi ăn tâm niệm năm điều
Tán tâm, ham vui, nói chuyện
Thực phẩm tín thí khó tiêu
Mọi người khi nghe tiếng khánh
Chính niệm thực tập, chớ quên
Cùng nhau nhất tâm niệm Phật:

Nam-mô A-di-đà Phật
(Phật chế Tỳ-kheo thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu. Đại chúng văn khánh thinh, các chánh niệm).

11. DÂNG BÁT CƠM NGANG TRÁN

Tay nâng bát cơm ngang trán
Cầu cho tất cả chúng sinh
Trở thành dụng cụ Phật pháp
Xứng đáng nhận người cúng dâng.
Án, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhật, ra hồng phấn tra (3 lần)
(Chấp trì ứng khí, đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp khí, thọ thiên, nhơn cúng).

12. BA ĐIỀU PHÁT NGUYỆN

Muỗng cơm thứ nhất vừa ăn
Nguyện cho tất cả ác nhân không còn.
Muỗng hai xin nguyện với lòng
Giúp người tu thiện, tâm đồng thái hư.
Muỗng ba thực hiện tâm từ,
Dắt dìu muôn loại cùng tu đạo mầu.

13. NĂM ĐIỀU QUÁN TƯỞNG

Một xem phước đức bản thân
Có bằng với lượng thức ăn cúng dường?
Hai xem công đức tu nhân

Vẹn tròn, xứng đáng cúng dâng, khi dùng?
Ba xa lầm lỗi, lìa tham,
Bốn xem như thuốc, phòng ngăn bệnh gầy.
Năm vì đạo nghiệp sáng ngời
Trả ơn thí chủ, giúp đời an vui.

14. UỐNG NƯỚC

Phật thấy trong mỗi ly nước
Tám vạn bốn ngàn vi trùng
Uống nước không trì tâm chú
Như nuốc chúng sinh vào lòng.
Án, phạ tất ba ra ma ni sa ha (3 lần)

15. KỆ CHÚ KHI ĂN CƠM XONG

Nam-mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án, chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. (7 lần)
Mỗi khi cúng dường, bố thí
Gặt được phước báu bình an
Hễ ai ham thích bố thí
Về sau hái quả giàu sang.
Ăn cơm chánh niệm vừa xong
Cầu cho mọi loài chúng sanh
Tất cả việc làm lớn nhỏ
Thấm nhuần Phật pháp bên trong.

(Sở vị bố thí giả, tất hoạch kỳ lợi ích, nhược vị nhạo bố thí, hậu tất đắc an lạc. Phạn thực dĩ ngật, đương nguyện chúng sanh, sở tác giai biện, cụ chư Phật pháp).

16. CHỦ LỄ CẦU NGUYỆN

Thân mặc áo quần, thường nhớ công lao thợ dệt;
Ngày ăn ba buổi, luôn ghi công sức nông dân.
Tăng Ni đạo lực thậm thâm;
Phật tử tín tâm kiên cố.
Trời giác ngộ luôn sáng tỏ;
Xe chánh pháp chuyển không dừng.
Nhà nhà hạnh phúc, khương ninh;
Đất nước thái hòa, hưng thịnh.
Năm châu an định;
Bốn biển thanh bình.
Tình với vô tình,
Đều thành Phật đạo.
Nam-mô A-di-đà Phật.

 
00:00

Phần III : LỜI KHUYẾN TU CỦA TỔ QUY SƠN LINH HỰU

(QUY SƠN CẢNH SÁCH VĂN)
Thích Nhật Từ dịch
Tháng 8-2012

1. NHẬN THỨC VÔ THƯỜNG

Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy. Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cọng thành.

Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vị bội. Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế.

Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô; ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu.

Niệm niệm tấn tốc, nhất sát na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?

2. LÀM NGƯỜI THONG DONG

Phụ mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly, bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự.

Miến ly hương đảng, thế phát bẩm sư. Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức, huýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly.

Hà nãi tài đăng giới phẩm, tiện ngôn ngã thị tỷ kheo. Đàn việt sở tu, khiết dụng thường trú, bất giải thỗn tư lai xứ, vị ngôn pháp nhĩ hiệp cúng.

Khiết liễu tụ đầu huyên huyên, đãn thuyết nhân gian tạp thoại. Nhiên tắc nhất kỳ sấn lạc, bất tri lạc thị khổ nhân. Nẵng kiếp tuẫn trần, vị thường phản tỉnh.

Thời quang yểm một, tuế nguyệt sa đà, thọ dụng ân phồn, thí lợi nùng hậu, động kinh niên tải, bất nghĩ khí ly. Tích tụ tư đa, bảo trì huyễn chất.

Đạo sư hữu sắc, giới húc tỷ kheo, tiến đạo nghiêm thân, tam thường bất túc.

Nhân đa ư thử đam vị bất hưu, nhật vãng nguyệt lai, táp nhiên bạch thủ. Hậu học vị văn chỉ thú, ưng tu bác vấn tiên tri, tương vị xuất gia quí cầu y thực.

3. VƯỢT THÓI PHÀM TỤC

Phật tiên chế luật, khải sáng phát mông. Quỹ tắc uy nghi tịnh như băng tuyết.

Chỉ trì tác phạm thúc liễm sơ tâm, vi tế điều chương cách chư ổi tệ.

Tỳ ni pháp tịch tằng vị thao bồi, liễu nghĩa thượng thừa khởi năng chân biệt. Khả tích nhất sanh không quá, hậu hối nan truy. Giáo lý vị thường thác hoài, huyền đạo vô nhân khế ngộ.

Cập chí niên cao lạp trưởng, không phúc cao tâm, bất khẳng thân phụ lương bằng, duy tri cứ ngạo, vị am pháp luật, tập liễm toàn vô.

Hoặc đại ngữ cao thanh, xuất ngôn vô độ. Bất kính thượng trung hạ tọa, Bà la môn tụ hội vô thù. Oản bát tác thanh, thực tất tiên khởi.

Khứ tựu quai giác, tăng thể toàn vô; khởi tọa chung chư, động tha tâm niệm. Bất tồn ta ta quỹ tắc, tiểu tiểu uy nghi, tương hà thúc liễm hậu côn, tân học vô nhân phỏng hiệu.

Tài tương giác sát, tiện ngôn ngã thị sơn tăng. Vị văn Phật giáo hành trì, nhất hướng tình tồn thô tháo.

4. KHÔNG HOANG PHÍ CUỘC ĐỜI

Như tư chi kiến cái vị sơ tâm dung đọa, thao thiết nhân tuần, nhẫm nhiễm nhân gian, toại thành sơ dã. Bất giác lủng chủng lão hủ, xúc sự diện tường.

Hậu học tư tuân, vô ngôn tiếp dẫn. Túng hữu đàm thuyết, bất thiệp điển chương. Hoặc bị khinh ngôn, tiện trách hậu sinh vô lễ, sân tâm phẫn khởi, ngôn ngữ cai nhân.

Nhất triêu ngọa tật tại sàng, chúng khổ oanh triền bức bách, hiểu tịch tư thỗn, tâm lý hồi hoàng. Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng.

Tùng tư thỉ tri hối quá, lâm khát quật tỉnh hề vi. Tự hận tảo bất dự tu, niên vãn đa chư quá cựu.

Lâm hành huy hoắc, phạ bố chương hoàng. Hộc xuyên tước phi, thức tâm tùy nghiệp.

Như nhân phụ trái, cường giả tiên khiên, tâm tự đa đoan, trọng xứ thiên trụy.

Vô thường sát quỷ niệm niệm bất đình, mạng bất khả diên, thời bất khả đãi.

Nhân thiên tam hữu ưng vị miễn chi, như thị thọ thân phi luận kiếp số.

Cảm thương thán nhạ, ai tai thiết tâm, khởi khả giam ngôn, đệ tương cảnh sách. Sở hận đồng sanh tượng quý, khứ Thánh thời diêu, Phật pháp sanh sơ, nhân đa giải đãi.

Lược thân quản kiến, dĩ hiểu hậu lai. Nhược bất quyên căng, thành nan luân hoán.

5. GƯƠNG HẠNH THOÁT TỤC

Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu.

Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân, ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí, tích niên hành xứ thốn bộ bất di, hoảng hốt nhất sanh, tương hà bằng thị.

Huống nãi đường đường tăng tướng, dung mạo khả quan, giai thị túc thực thiện căn cảm tư dị báo, tiện nghĩ đoan nhiên củng thủ, bất quí thốn âm.

Sự nghiệp bất cần, công quả vô nhân khắc tựu, khởi khả nhất sanh không quá, ức diệc lại nghiệp vô tì.

Từ thân quyết chí phi tri, ý dục đẳng siêu hà sở, hiểu tịch tư thỗn, khởi khả thiên diên quá thời.

Tâm kỳ Phật pháp đống lương, dụng tác hậu lai qui cảnh, thường dĩ như thử, vị năng thiểu phần tương ưng.

Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàng ư kê cổ. Hình nghi đĩnh đặc, ý khí cao nhàn.

Viễn hành yếu giả lương bằng, sác sác thanh ư nhĩ mục, trú chỉ tất tu trạch bạn, thời thời văn ư vị văn.

Cố vân, sanh ngã giả phụ mẫu, thành ngã giả bằng hữu. Thân phụ thiện giả, như vụ lộ trung hành, tuy bất thấp y, thời thời hữu nhuận;

Hiệp tập ác giả, trưởng ác tri kiến, hiểu tịch tạo ác, tức mục giao báo, một hậu trầm luân, nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục.

6. CĂN BẢN THIỀN TẬP

Trung ngôn nghịch nhĩ, khởi bất minh tâm giả tai? Tiện năng tháo tâm dục đức, hối tích thao danh, uẩn tố tinh thần, huyên hiêu chỉ tuyệt.

Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khải ngộ chân nguyên.

Bác vấn tiên tri, thân cận thiện hữu; thử tông nan đắc kỳ diệu, thiết tu tử tế dụng tâm, khả trung đốn ngộ chánh nhân, tiện thị xuất trần giai tiệm.

Thử tắc phá tam giới nhị thập ngũ hữu, nội ngoại chư pháp tận tri bất thật, tùng tâm biến khởi, tất thị giả danh.

Bất dụng tương tâm tấu bạc, đãn tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân; nhậm tha pháp tánh châu lưu, mạc đoạn mạc tục.

Văn thanh kiến sắc cái thị tầm thường, giá biên na biên ứng dụng bất khuyết.

Như tư hành chỉ, thật bất uổng phi pháp phục, diệc nãi thù báo tứ ân, bạt tế tam hữu.

Sanh sanh nhược năng bất thoái, Phật giai quyết định khả kỳ. Vãng lai tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc.

7. TÂM NGUYỆN NGƯỜI TU

Thử chi nhất học tối huyền tối diệu. Đãn biện khẳng tâm, tất bất tương trám. Nhược hữu trung lưu chi sĩ, vị năng đốn siêu, thả ư giáo pháp lưu tâm, ôn tầm bối diệp.

Tinh sưu nghĩa lý, truyền xướng phu dương, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Thời quang diệc bất hư khí, tất tu dĩ thử phù trì.

Trú chỉ uy nghi, tiện thị Tăng trung pháp khí. Khởi bất kiến ỷ tùng chi cát, thượng túng thiên tầm: phụ thác thắng nhân phương năng quảng ích.

Khẩn tu trai giới, mạc man khuy du. Thế thế sanh sanh thù diệu nhân quả.

Bất khả đẳng nhàn quá nhật, ngột ngột độ thời, khả tích quang âm, bất cầu thăng tiến.

Đồ tiêu thập phương tín thí, diệc nãi cô phụ tứ ân. Tích lũy chuyển thâm, tâm trần dị ủng, xúc đồ thành trệ, nhân sở khinh khi.

Cổ vân, bỉ ký trượng phu ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh nhi thoái khuất. Nhược bất như thử, đồ tại tri môn, nhẫm nhiễm nhất sanh, thù vô sở ích.

Phục vọng hưng quyết liệt chi chí, khai đặc đạt chi hoài, cử thác khán tha thượng lưu, mạc thiện tùy ư dung bỉ. Kim sanh tiện tu quyết đoán, tưởng liệu bất do biệt nhân.

Tức ý vong duyên, bất dữ chư trần tác đối, tâm không cảnh tịch, chỉ vị cửu trệ bất thông.

8. GIÚP NHAU THOÁT KHỎI SINH TỬ

Thục lãm tư văn, thời thời cảnh sách, cưỡng tác chủ tể, mạc tuẫn nhân tình. Nghiệp quả sở khiên, thành nan đào tị.

Thanh hòa hưởng thuận, hình trực ảnh đoan, nhân quả lịch nhiên, khởi vô ưu cụ.

Cố kinh vân: “Giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ.”

Cố tri tam giới hình phạt oanh bán sát nhân, nỗ lực cần tu, mạc không quá nhật.

Thâm tri quá hoạn, phương nãi tương khuyến hành trì.

Nguyện bách kiếp thiên sanh, xứ xứ đồng vi pháp lữ, nãi vi minh viết:

9. BÀI MINH TÓM TẮT

Huyễn thân mộng trạch,

Không trung vật sắc,

Tiền tế vô cùng,

Hậu tế ninh khắc?

Xuất thử một bỉ,

Thăng trầm bì cực,

Vị miễn tam luân,

Hà thời hưu tức?

Tham luyến thế gian,

Ấm duyên thành chất,

Tùng sanh chí lão,

Nhất vô sở đắc.

Căn bản vô minh,

Nhân tư bị hoặc,

Quang âm khả tích,

Sát na bất trắc.

Kim sanh không quá,

Lai thế trất tắc.

Tùng mê chí mê,

Giai nhân lục tặc,

Lục đạo vãng hoàn,

Tam giới bồ bặc.

Tảo phóng minh sư,

Thân cận cao đức,

Quyết trạch thân tâm,

Khử kỳ kinh cước.

Thế tự phù hư,

Chúng duyên khởi bức,

Nghiên cùng pháp lý,

Dĩ ngộ vi tắc.

Tâm cảnh câu quyên,

Mạc ký mạc ức,

Lục căn di nhiên,

Hành trú tịch mặc.

Nhất tâm bất sanh,

Vạn pháp câu tức.

1. NHẬN THỨC VÔ THƯỜNG

Vì nghiệp buộc mà nên thân vóc

Do hình hài khó thoát khổ thân

Tinh cha, trứng mẹ tạo nên

Cơm ăn, nước uống, nhờ duyên hình thành.

Bốn đại chủng tương quan, tương thuộc

Rồi đồng thời xung khắc lẫn nhau

Vô thường, già, bệnh đến mau

Sớm còn tối mất, giây sau đổi đời.

Như sương móc vừa rơi thắm thoát

Nắng đầu ngày bỗng chốc thành không!

Dây leo, cây mọc bờ sông

Tuổi đời ngắn ngủi, vô thường đến nhanh.

Mỗi tâm niệm diệt sanh chóng mặt

Ngày tháng dường chỉ một sát-na

Kiếp người hơi thở vào ra

Chớ nên bỏ mặc, trôi qua biếng lười.

2. LÀM NGƯỜI THONG DONG

Xa cha mẹ, mấy khi phụng dưỡng

Lìa người thân, hương đảng, tông đường

Không còn nghĩa vụ nối dòng

Không màng chính trị, chuyên ròng công phu.

Quyết cạo tóc cầu sư học đạo

Giữ niềm chơn, hoằng pháp độ sinh

Chuyển nghiệp đời, quý hòa bình,

Hướng về giải thoát, rộng thênh con đường.

Vừa thọ giới tự phong “đại đức”

Chẳng nghĩ công đàn việt cúng dâng

Cơm: thí chủ, của: mười phương

Không tự dưng có, huênh hoang được gì!

Ăn vừa dứt, thị phi phù phiếm

Chụm đầu vào toàn chuyện thế gian

Ham vui, ấy chính khổ nhân

Nỗi trôi bao kiếp nhiễm trần, khó thông.

Thời gian mất, tháng năm lần lữa

Hưởng thụ nhiều, khó bỏ thói quen

Chạy theo danh sắc hại tâm

Chứa gôm tài vật, lụy thân huyễn này?

Xưa Phật dạy các thầy tu sĩ

Đạo trang nghiêm, thân thể tịnh thanh

Chuyện ăn, mặc, ngủ: chớ tham

Thường không đầy đủ; chuyên tâm tu hành.

Kẻ phàm tục đắm tham, khó dứt

Tháng ngày trôi, phút chốc bạc đầu.

Mới tu chưa hiểu đạo mầu,

Học tu, tham vấn; chớ sầu áo cơm.

3. VƯỢT THÓI PHÀM TỤC

Phật chế Luật khai tâm, chuyển hóa

Gìn oai nghi, sạch tựa tuyết băng

Dừng sai, giới hạnh trắng trong

Hiểu rành điều cấm để không phạm vào.

Quyết nuôi dưỡng “tâm đầu” gìn giữ

Tế hạnh đều đầy đủ hành trì

Niệm tâm trong lúc đứng, đi

Vượt qua thói tệ; Tỳ-ni nằm lòng.

Buông giới luật, không thông kinh giáo

Uổng một đời, láo ngáo luống trôi

Kệ kinh chẳng chút đoái hoài

Đạo mầu khó ngộ, tháng ngày khổ đau.

Tuổi tác lớn, tự cao, bụng rỗng

Không bạn lành; ngạo mạn, huênh hoang

Kinh chẳng thuộc, nghĩa chẳng thông

Chẳng hay tự chủ, buông lung tháng ngày.

Quen lớn tiếng, nói lời vô phép

Không kính, nhường hạ lạp thấp cao

Ăn xong dậy trước, bỏ sau

Uống ăn khua bát, ồn ào khó nghe.

Trái phép tắc, hạnh tu chẳng có

Ngồi, đứng, đi như thể người đời

Làm thì động chúng, rối bời

Sống không gương mẫu, không ai(1) nễ mình.

Được nhắc nhở, biện minh đủ lẽ

“Nào tôi tu núi cả, hang sâu”

Không rành pháp Phật nhiệm mầu,

Thói đời vẫn nhiễm, đạo cao chẳng rành.

4. KHÔNG HOANG PHÍ CUỘC ĐỜI

Đó là bởi sơ tâm biếng nhác

Chạy theo đời, nhiễm mắc thói đời,

Lớn già, quê kệch, lôi thôi

Gặp việc chẳng biết, hỡi ơi, bí lù.

Kẻ hậu học hỏi thưa rát cổ

Chẳng biết gì, nên chả giúp gì

Nói sai kinh, bị người chê

Cho là vô lễ, sân si, lấn người.

Một mai bệnh, hỡi ơi, khổ cực

Bao đớn đau trói buộc tấm thân

Sớm lo, tối hoảng tinh thần

Tương lai mờ mịt, biết đường nào đây?

Ra nông nỗi, tiếc đời ta bạc

Đào giếng ư, lúc khát khô mồm?

Hận mình chẳng sớm tu nhân

Đến khi già bệnh, lỗi lầm triền miên.

Khi chết đến, thân liền tan rã

Tâm hoang mang, lo sợ mà thôi

Cũng như lồng thủng chim bay

Tâm do nghiệp kéo, đầu thai tức thời

Như con nợ bị lôi, mất sức

Nghiệp nặng ghì, lê bước theo sau

Ác nhiều sinh ở cõi sầu

Thiện sinh cõi phúc, khổ đau giả từ.

Dòng tâm niệm trôi đi không dứt

Quỷ vô thường bất giác kề bên

Thời gian không kéo dài thêm

Mạng người sẽ chết, chớ quên điều này.

Trong ba cõi luân hồi khó thoát

Phải tái sinh bao kiếp nỗi trôi

Nghiệp duyên, sinh tử vậy thôi

Trầm luân lên xuống, lâu dài biết bao.

Vì thương xót, lòng đau như cắt

Khó nín thinh, khuyên nhắc mấy lời

Chúng ta cách Phật bao đời

Sinh thời tượng pháp, nhiều người chẳng siêng

Chẳng quản ngại tài hèn, trí kém

Khuyên người sau tinh tấn tu thân

Nếu không bỏ thói kêu căng

Con đường chuyển hóa xa dần, khó xong.

5. GƯƠNG HẠNH THOÁT TỤC

Người tu học hướng phương trời rộng

Thân và tâm khác bọn phàm phu

Nối truyền giống Phật, dẹp ma

Bốn ân quyết trả, cứu ba đường phàm.

Chưa được thế, là tăng sĩ dỏm

Hạnh và lời trống rỗng, đáng thương

Tốn hao tín thí, cuống cuồng

Cả đời lựng khựng, tựa nương chỗ nào?

Làm tăng sĩ, hạnh cao, tướng đẹp

Do nhiều đời gieo hạt giống lành

Cớ sao chẳng quý thời gian!

Khoanh tay chểnh mãng, bỏ hoang cuộc đời?

Sự nghiệp đạo chẳng hoài, lười biếng

Chẳng công phu, tu tiến được sao?

Đời này luống uổng qua mau

Nhân nào quả nấy, đời sau tiêu tàn!

Mặc pháp phục, song thân từ giả

Hướng tâm về chí cả, trời cao

Sớm hôm nghĩ nhớ đạo mầu

Tiếc từng giây phút, lúc nào cũng tu.

Làm cho được cột nhà Phật pháp

Vì hậu sinh, gương mẫu tấm thân

Giữ gìn phong độ tu hành

Những người như thế xứng hàng chân tăng.

Mọi lời lẽ thấm nhuần kinh pháp

Luận đàm gì cũng khớp thánh nhân

Hình dung đỉnh đạc, đàng hoàng

Nêu cao chí khí, thênh thang đạo vàng.

Hành trình lớn, cần nương bạn tốt

Gạn đục trong, thanh lọc mắt, tai

Gần nhau, chọn bạn mà chơi

Biết điều chưa biết, sáng ngời thấy nghe.

Sanh thân vóc là do cha mẹ

Trưởng thành nhờ thầy cả, bạn hiền

Đi trong sương móc thường xuyên

Tuy không ước áo, lạnh mèm tấm thân.

Chơi kẻ ác lớn thêm nghiệp ác

Nhân xấu thường phải chuốt khổ đau

Chết rồi chìm đắm cõi sầu

Trôi lăn nhiều kiếp, biết bao giờ ngừng?

6. CĂN BẢN THIỀN TẬP

Lời ngay thẳng trái ngang thính giác

Nghe xong rồi khắc cốt ghi tâm

Vun trồng đức hạnh, ẩn danh

Lánh xa huyên náo, tinh thần sáng trong.

Khi đã muốn tham thiền, học đạo

Hãy vượt lên phương tiện sơ môn

Nghiên tầm nghĩa lý tâm tông

Đạo mầu tỏ ngộ, nguồn chơn nằm lòng.

Học thầy giỏi, sống nương bạn tốt.

Thiền tông cao khó đạt, khó thông

Dụng tâm tinh tế hết lòng

Chánh nhân đốn ngộ, thoát vòng trầm luân.

Đó là thoát hăm lăm cảnh giới

Không kẹt vào ba cõi bụi hồng

Trong ngoài các pháp đều không

Từ tâm biến hiện, danh suông thôi mà!

Tâm chẳng dính, sa đà theo cảnh

Thì cảnh nào bám dính được tâm

Nương theo pháp tánh thậm thâm

Chẳng buông, chẳng nắm cảnh trần thong dong.

Mắt thấy sắc, tai đương nghe tiếng

Gìn thản nhiên, chẳng vướng cõi lòng

Tích môn và cả bản môn

Ứng dụng đầy đủ, vẹn tròn đạo tâm.

Người như vậy xứng danh tu sĩ

Mặc pháp y chẳng phí chút nào

Trên đền đáp bốn ân sâu

Dưới thương ba cõi, dãi dầu độ sanh.

Nếu kiếp kiếp giữ tâm không chuyển

Quả Phật kia sẽ chứng được thôi

Ra vào ba cõi độ người

Noi gương mô phạm, cứu đời trầm luân.

7. TÂM NGUYỆN NGƯỜI TU

Lối học đó thậm thâm, mầu nhiệm

Lòng dặn lòng, thể nghiệm thực hành.

Hạng trung chưa thể tựu thành

Tâm nghiền thánh giáo, ôn tầm nghĩa chơn.

Nắm nghĩa lý, tuyên dương chánh pháp

Độ người sau, báo đáp Phật ân.

Chuyên tu, chớ phí thời gian

Nương công hạnh ấy, làm nhân cứu mình.

Biết nương tựa thắng nhân, hạnh tế

Xứng vào hàng pháp khí Tăng đoàn.

Nhìn xem dây sắn quấn quanh

Bám cây tùng bách, ngang tầm trời cao.

Chớ buông lơi, thiếu sót, lỗi lầm

Giữ gìn phong cách tu tâm

Nhân nào quả nấy, thậm thâm khó lường.

Chớ luống uổng tháng năm vô ích

Dòng đời trôi vùn vụt qua nhanh

Quý từng tích tắc thời gian

Quyết lòng tu tiến, ngày càng thăng hoa.

Chớ lạm dụng đàn na cung dưỡng

Khó đáp đền bốn trọng ân kia

Chứa nhiều, tâm bít, u mê

Bị đời khinh rẻ, cười chê tháng ngày.

“Người trượng phu, ta đây cũng thế

Chớ khinh mình mà tự thoái lui.”

Bằng không luống uổng một đời

Tự ti vô ích cho người và ta.

Chí nguyện lớn phát ra mạnh mẽ

Hoài bão hùng, nối chí cao nhân

Chớ theo lè thói hư hèn

Đời ta ta quyết, chớ nương người ngoài.

“Dứt vọng thức, buông duyên ngoại tại

Cảnh và tâm hết đối chọi nhau

Tâm không, cảnh tịch: Nhiệm mầu.”

Chỉ vì bế tắc quá lâu, chẳng rành.

8. GIÚP NHAU THOÁT KHỎI SINH TỬ

Hãy nghiền ngẫm lời văn Cảnh sách

Giành chủ quyền coi sóc bản thân

Vượt qua lề thói nghiệp trần

Một khi quả trổ, trốn quanh khó lòng.

Âm thanh thuận tiếng vang hòa thuận

Hình thẳng ngay, bóng dáng thẳng ngay

Nhân nào quả nấy xưa nay

Không thể không sợ, có ngày đến ta.

Kinh đã dạy: “Trải qua ngàn kiếp

Nghiệp đã gieo chẳng mất đi đâu

Nhân duyên hội ngộ, đáo đầu

Ai làm nấy chịu, khổ đau bám rình.”

Trong ba cõi, nghiệp hình ràng buộc

Ám hại ta chẳng khác sát nhân

Ngày đêm nỗ lực chuyên cần

Kẻo không, năm tháng trôi nhanh được gì?

Thấy họa, tội, tôi đây tha thiết

Khuyên người sau tâm huyết thực hành

Làm bạn đạo khắp tử sinh

Tâm thành ghi lại lời Minh thế này:

9. BÀI MINH TÓM TẮT

“Thân huyễn khác nào nhà mộng,

Rỗng không hình hài bóng sắc

Truy nguyên quá khứ không cùng

Hướng về tương lai không chắc.

Ẩn hiện nơi này, nơi khác

Lên xuống ba đường cực nhọc

Nếu không thoát khỏi ba vòng

Khổ đau bao giờ mới dứt?

Mãi mê tham luyến thế gian

Năm uẩn gặp duyên chồng chất

Từ lúc sinh ra đến chết

Hầu như không gì giữ được!

Chỉ vì còn kẹt vô minh

Rốt cuộc chìm trong mê hoặc

Hãy quý từng phút từng giây

Cuộc đời vô thường bất trắc.

Đời này luống qua vô ích

Đời sau gặp nhiều ngăn lấp

Vướng kẹt mê này mê khác

Hoành hành đều do sáu giặc.

Qua lại, loanh quanh sáu đường

Ba cõi xuống lên lăn lóc

Quyết chí tầm sư học đạo

Siêng năng nương bậc cao đức.

Quán chiếu, làm chủ thân tâm

Diệt trừ tất cả gai góc

Đời như gió thổi mây bay

Trần lao quá nhiều áp lực.

Nghiên cứu thực hành Kinh Phật

Quyết lòng đạt được tuệ giác

Đến khi tâm cảnh đều quên

Xóa mờ làn ranh ký ức.

Dẹp yên sáu giặc giác quan

Đi, đứng, nằm, ngồi: Tĩnh mặc

Một khi tâm đã không sinh

Muôn pháp trong ngoài đều dứt.

 

 

 

 

 
00:00

Phần IV : CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ

(居塵樂道賦)
Phật hoàng Trần Nhân Tông.

HỘI THỨ NHẤT

Mình ngồi thành thị; nết dùng sơn lâm. Muôn nghiệp lặng an nhàn thể tính; nửa ngày rồi tự tại thân tâm.

Tham ái nguồn dừng, chẳng còn nhớ châu yêu ngọc quý; thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt oanh ngâm.

Chơi nước biếc, ẩn non xanh, nhân gian có nhiều người đắc ý; biết đào hồng, hay liễu lục, thiên hạ năng mấy chủ tri âm!

Nguyệt bạc vừng xanh, soi mọi chỗ thiền hà lai láng; liễu mềm hoa tốt, ngất quần sinh tuệ nhật sâm lâm.

Lo hoán cốt, ước phi thăng, đan thần mới phục; nhắm trường sinh, về thượng giới, thuốc thỏ còn đam.

Sách dễ xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu; kinh nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim.

HỘI THỨ HAI

Biết vậy! Miễn được lòng rồi; chẳng còn phép khác.

Gìn tính sáng, tính mới hầu an; nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác.

Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thực kim cương; dừng hết tham sân, mới lảu lòng mầu viên giác.

Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương;

Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc.

Xét thân tâm, rèn tính thức, há rằng mong quả báo phô khoe; cầm giới hạnh, địch vô thường, nào có sá cầu danh bán chác.

Ăn rau ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay; vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc.

Nhược chỉn vui bề đạo đức, nửa gian lều quí nữa thiên cung; dầu hay mến thửa nhân nghì, ba phiến ngói yêu hơn lầu gác.

HỘI THỨ BA

Nếu mà cóc, tội ắt đà không, phép học lại thông.

Gìn tính sáng mựa lạc tà đạo; sửa mình học cho phải chính tông.

Chỉn Bụt là lòng, xá ướm hỏi đòi cơ Mã tổ; vong tài đối sắc ắt tìm cho phải thói Bàng công.

Áng tư tài tính sáng chẳng tham, há vì ở Cánh-diều Yên tử; răn thanh sắc niềm dừng chẳng chuyển, lọ chi ngồi am Sạn non Đông.

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc; sơn lâm chẳng cóc, họa kia thực cả đồ công.

Nguyền mong thân cận minh sư, quả bồ đề một đêm mà chín; phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đơm bông.

HỘI THỨ TƯ

Tin xem! Miễn cóc một lòng; thì rồi mọi hoặc.

Chuyển tam độc mới chứng tam thân; đoạn lục căn nên trừ lục tặc.

Tìm đường hoán cốt, chỉn sá hay phục thuốc luyện đơn; hỏi phép chân không, hề chi lánh ngại thanh chấp sắc.

Biết chân như, tin bát nhã, chớ còn tìm Phật, Tổ Tây Đông; chứng thực tướng, ngỏ vô vi, nào nhọc hỏi kinh thiền Nam Bắc.

Xem tam tạng giáo, ắt học đòi thiền uyển thanh quy; đốt ngũ phận hương, chẳng tốn đến chiên đàn chiêm bặc.

Tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích-ca; cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thực ấy là Di-lặc.

HỘI THỨ NĂM

Vậy mới hay: Bụt ở cong nhà; chẳng phải tìm xa.

Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt; đến cóc hay chỉn Bụt là ta.

Thiền ngỏ năm câu, nằm nhãn cong quê Hà hữu; kinh xem ba bận, ngồi ngơi mái quốc Tân-la.

Cong đạo nghĩa, khoảng cơ quan, đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ; lánh thị phi, ghê thanh sắc, ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.

Đức Bụt từ bi, mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận; ơn Nghiêu khoáng cả, lọt toàn thân phô việc đã tha.

Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa, hoặc chằm hoặc xễ; cơm cùng cháo đói no đòi bữa, dầu bạc dầu thoa.

Ngăn bát thức, nén bát phong, càng đè càng bội; lãy tam huyền, nông tam yếu, một cắt một ma.

Cầm vốn thiếu huyền, sá đàn dấu xoang vô sinh khúc; địch chẳng có lỗ, cũng phiếm chơi xướng thái bình ca.

Lãy cội tìm cành, còn khá tiếc Cu-chi trưởng lão; quay đầu chớp bóng, ắt kham cười Diễn-nhã-đạt-đa.

Lọt quyển kim cương, há mặt hầu thông nên nóng; nuốt bồng lật cức, nào tay phải xước tượng da.

HỘI THỨ SÁU

Thực thế! Hãy sá vô tâm, tự nhiên hợp đạo. Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm; đạt một lòng thì thông tổ giáo.

Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên thiền khách bơ vơ; chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn khéo.

Han hữu lậu han vô lậu, bảo cho hay the lọt duộc thưng; hỏi đại thừa hỏi tiểu thừa, thưa thẳng tắt lòi tiền tơ gáo.

Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại hề thời tiết nhân duyên; chùi cho vặc vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên náo.

Vàng chưa hết quặng, sá tua chín phen đúc chín phen rèn; lộc chẳng còn tham, miễn được một thì chay một thì cháo.

Sạch giới lòng, chùi giới tướng, nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm; ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.

Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân; học đạo thợ thầy, dọt xương óc chưa thông của báo.

HỘI THỨ BẢY

Vậy mới hay: Phép Bụt trọng thay; rèn mới cóc hay.

Vô minh hết bồ đề thêm sáng; phiền não rồi đạo đức càng say.

Xem phỏng lòng kinh, lời Bụt thốt dễ cho thấy dấu; học đòi cơ tổ, sá thiền không khôn chút biết nay.

Cùng căn bản, rửa trần duyên, mựa để mấy hào ly đương mặt; ngã thắng tràng, viên tri kiến, chớ cho còn họa trữ cong tay.

Buông lửa giác ngộ, đốt hoại thảy rừng tà ngày trước; cầm kiếm trí tuệ, quét cho không tính thức thuở nay.

Vâng ơn thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo; mến đức cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay.

Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận; đội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay.

Nghĩa hãy nhớ, đạo chăng quên, hương hoa cúng xem còn nên thảo; miệng rằng tin, lòng lại lỗi, vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay.

HỘI THỨ TÁM

Chưng ấy: Chỉn sá tua rèn; chớ nên tuyệt học.

Lay ý thức chớ chấp trằng trằng; nén niềm vọng mựa còn xóc xóc.

Công danh mảng đắm, ấy toàn là những đứa ngây thơ; phúc tuệ gồm no, chỉn mới khá nên người thực cóc.

Dựng cầu đò, giồi chiền tháp, ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu; săn hỷ xả, nhuyến từ bi, nội tự tại kinh lòng hằng đọc.

Rèn lòng làm Bụt, chỉn sá tua một sức giồi mài; đãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lừa lọc.

Xem kinh đọc lục, làm cho bằng thửa thấy thửa hay; trọng Bụt tu thân, dùng mựa lỗi một tơ một tóc.

Cùng nơi ngôn cú, chỉn chăng hề một phút ngại lo; lật thửa cơ quan, mà còn để tấm hơi lọt lọc.

HỘI THỨ CHÍN

Vậy cho hay: Cơ quan tổ giáo, tuy khác nhiều đàng, chẳng cách mấy gang.

Chỉn sá nói từ sau Mã Tổ; ắt đã quên thuở trước Tiêu Hoàng.

Công đức toàn vô, tính chấp si càng thêm lỗi; quách nhiên bất thức, tai ngu mãng ắt còn vang.

Sinh Thiên Trúc, chết Thiếu Lâm, chôn dối chân non Hùng Nhĩ; thân bồ đề, lòng minh kính, bày dơ mặt vách hành lang.

Vương lão chém mèo, lượt trẩy lòng ngừa thủ tọa; thầy Hồ khua chó, trỏ xem trí nhẹ con giàng.

Chợ Lư Lăng gạo mắc quá ưa, chẳng cho mà cả; sở Thạch Đầu đá trơn hết tấc, khôn đến thưa đang.

Phá táo cất cờ, đạp xuống dấu thiêng thần vật; Cu Chi dơ ngón, dùng đòi nếp cũ ông ang.

Lưỡi gươm Lâm Tế, nạng Bí Ma, trước nạp tăng no dầu tự tại; sư tử ông Đoan, trâu thầy Hựu, răn đàn việt hượm sá nghênh ngang.

Đưa phiến tử, cất trúc bề, nghiệm kẻ học cơ quan nhẹ nhẵn; xô hòn cầu, cầm mộc thược, bạn thiền hòa chước móc khoe khoang.

Thuyền tử rà chèo, dòng xanh chửa cho tịn tẩy; Đạo Ngô múa hốt, càn ma dường thấy quái quàng.

Rồng Yển lão nuốt càn khôn, ta xem chỉn lệ; rắn Ông Tồn ngang thế giới, người thấy ắt giang.

Cây bách là lòng, thác ra trước phải phương Thái bạch; bính đinh thuộc hỏa, lại trở sau lỗi hướng thiên cang.

Trà Triệu lão, bánh Thiều dương, bầy thiền tử hãy còn đói khát; ruộng Tào khê, vườn Thiếu thất, chúng nạp tăng những để lưu hoang.

Gieo bó củi, nẩy bông đèn, nhân mang mới nết; lộc đào hoa, nghe tiếng trúc, mặc vẻ mà sang.

HỘI THỨ MƯỜI

Tượng chúng ấy: Cóc một chân không; dùng đòi căn khí.

Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông; há cơ tổ nay còn thửa bí.

Chúng Tiểu thừa cóc hay chửa đến, Bụt sá ngăn Bảo sở hóa thành; đấng Thượng Sĩ chứng thực mà nên, ai ghẻ có sơn lâm thành thị.

Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao; chiền vắng am thanh, chỉn thực cảnh đạo nhân du hý.

Ngựa cao tán cả, Diêm Vương nào kể đứa nghênh ngang; gác ngọc lầu vàng, ngục tốt thiếu chi người yêu quý.

Chuộng công danh, lồng nhân ngã, thực ấy phàm ngu; say đạo đức, dời thân tâm, định nên thánh trí.

Mày ngang mũi dọc, tướng tuy lạ xem ắt bẳng nhau; mặt thánh lòng phàm, thực cách nhẫn vàn vàn thiên lý.

KỆ KẾT THÚC

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.

Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch;

Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

***

 
00:00

Phần V : BA CỐT TỦY CỦA CHÁNH ĐẠO

Je Tsongkhapa
Thích Nhật Từ dịch

Ngài Tsongkhapa (1357–1419) là bậc đạo sư quan trọng của Phật giáo Tây Tạng. Sau khi tiếp nhận giáo pháp từ các bậc thầy thuộc các trường phái Phật giáo Tây Tạng có trước, ngài Tsongkhapa thành lập phái Geluk, còn gọi là Geluk-pa, hay phái Mũ Vàng.

Đến thế kỷ XVI, phái này phát triển mạnh nhất tại Tây Tạng nhờ truyền thống tái sinh của các Dalai Lama, mà nổi tiếng nhất vào giai đoạn đó là là đức Dalai Lama thứ 5, ngài Sonam Gyatso (1577). Theo ngài Tsongkhapa, ba tinh yếu của đạo giải thoát (Three Principal Aspects of the Path) bao gồm tâm yểm ly, tâm bồ-đề và nhận thức tính không. Trên nền tảng ba tinh yếu này, Phật giáo Kim Cương thừa (vajrayāna Buddhism) được hình thành và phát triển.

Từ ngày 1-3/7/2013, pháp hội đặc biệt dành cho người Việt Nam được đức Dalai Lama 14 thuyết giảng tại Tu viện Namgyal, Dharamsala, Ấn Độ. Tác phẩm này được đức Dalai Lama chọn làm bản văn thuyết giảng cho trọn khóa tu 3 ngày. Dựa vào Nghi quỹ chính của Pháp hội do Sư cô Nhật Hạnh dịch từ tiếng Tây Tạng, tôi dịch lại tác phẩm này từ bản tiếng Anh.

KÍNH LỄ VÀ KHÍCH LỆ

1. Con đem hết khả năng giảng thích

Nghĩa tinh hoa pháp Phật nhiệm mầu

Là đường Bồ-tát khen cầu

Thẳng vào giải thoát, tiêu dao tháng ngày.

2. Ai không đắm phước duyên thế tục

Luôn chuyên tâm nỗ lực thực hành

Tin vào chánh đạo Phật ban

Sâu mầu phúc lớn, tịnh lòng lắng nghe!

I. TÂM YỂM LY

3. Hành buông xả là phương tiện tốt

Không tham cầu quả phước luân hồi

Hữu-ái trói buộc bao người

Dứt trừ xiềng xích, quyết đòi xuất ly.

4. Đời ngắn ngủi, thân người khó được

Phải tu hành giải thoát dục tâm

Nghiệp quả thực, lụy hồng trần

Hết lòng quán tưởng, ái tham xa lìa.

5. Không mơ tưởng phước trong sinh tử

Quán chiếu tâm tỏ rõ từng giây

Ngày đêm cầu giải thoát thôi

Xuất ly tâm ấy, rạng ngời khởi sinh.

II. TÂM BỒ-ĐỀ

6. Tâm giác ngộ nếu không phát khởi

Tâm yểm ly khó trở thành duyên

Để cầu giải thoát vô biên

Bồ-đề tâm ấy, phải chuyên thực hành.

7. Bị chìm đắm bốn dòng thác dốc

Bị nghiệp xiềng, trói chặt khó buông

Kẹt vào lưới sắt ngã nhân

Vô minh mờ mịt, phủ trùm khắp nơi.

8. Dòng sinh tử nối đuôi, không dứt

Ba khổ kia bám buộc hành hình.

Chúng sinh như mẹ ruột mình

Khởi lòng thương xót, phát tâm bồ-đề.

III. TÁNH KHÔNG

9. Nếu chỉ có yểm ly, tâm giác

Mà không tu trí tuệ sáng soi

Thì không thể thoát luân hồi

Phải thông duyên khởi, rạng ngời lý chân.

10. Thấy các pháp thế gian, xuất thế

Nhân duyên sanh nên quả chính chân

Cảnh chấp kia vốn rỗng không

Được vào đạo Giác, hân hoan vô cùng.

11. “Tính duyên khởi” là chân lý thực

Ngộ “tánh không”, chẳng mắc kẹt đâu

Nếu không hiểu được lý sâu

Thì chưa hiểu được đạo mầu Như Lai.

12. Lúc ấy, chẳng luân phiên thay thế

Thấy duyên sinh chân thực xưa nay

Diệt trừ chấp thủ trong ngoài

Đến đây, quán chiếu đến hồi thành công.

13. Nhờ “duyên khởi”, hữu-biên dứt sạch

Nhờ “tánh không” chặt đứt vô-biên

Tánh không hiện rõ quả nhân

Không còn kiến chấp đoạn, thường ngay đây.

14. Khi hiểu rõ ba điều trọng điểm

Là tuy hoa đạo giác như trên

Độc cư, tinh tấn ngày đêm

Nguyện tâm thành tựu, đạo vàng sáng soi.

***

 
00:00

Phần VI : 50 DANH NGÔN CỦA ĐỨC DALAI LAMA 14

Thích Nhật Từ sưu tầm và dịch

Trong thời gian làm trưởng Ban tổ chức Pháp hội đức Dalai Lama 14 thuyết giảng cho cộng đồng Việt Nam tại Tu viện Namgyal, Dharmasala, Ấn Độ, từ ngày 1-3/7/2013, tôi có cơ hội đọc các danh ngôn của đức Dalai Lama được viết thành thư pháp trong Phòng phát hành của tu viện. Tìm thêm trên trang Wikiquote và Ineedmotivation.com, tôi tuyển chọn thêm, phân loại và dịch sát nghĩa 50 câu danh ngôn dưới đây. Hy vọng, các danh ngôn này soi sáng và giúp chúng ta sống hạnh phúc bây giờ và tại đây.

I. TRIẾT LÝ SỐNG BÌNH DỊ

1- Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta (Happiness is not something readymade. It comes from your own actions).

2- Nếu có thể, hãy giúp người khác. Nếu không có thể thì ít nhất không nên hại ai (If you can, help others; if you cannot do that, at least do not harm them).

3- Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu bạn muốn được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi (If you want others to be happy, practice compassion. If you want to be happy, practice compassion).

4- Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế (My religion is very simple. My religion is kindness).

5- Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời (Remember that not getting what you want is sometimes a wonderful stroke of luck).

6- Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc (The ultimate authority must always rest with the individual’s own reason and critical analysis).

7- Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người (We can live without religion and meditation, but we cannot survive without human affection).

8- Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves).

9- Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có thể trở nên tử tế (Be kind whenever possible. It is always possible).

10- Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó (If you have fear of some pain or suffering, you should examine whether there is anything you can do about it. If you can, there is no need to worry about it; if you cannot do anything, then there is also no need to worry).

II. LỜI VÀNG

11- Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác. (If you don’t love yourself, you cannot love others. If you have no compassion for yourself then you are not able of developing compassion for others).

12- Tiềm năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác: “ Tôi không có giá trị ” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn.” (Human potential is the same for all. Your feeling, “I am of no value”, is wrong. Absolutely wrong. You are deceiving yourself. We all have the power of thought – so what are you lacking? If you have will power, then you can change anything. It is usually said that you are your own master).

13- Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại. (We must recognize that the suffering of one person or one nation is the suffering of humanity. That the happiness of one person or nation is the happiness of humanity).

14- Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác. (Through violence, you may ‘solve’ one problem, but you sow the seeds for another).

15- Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy (As people alive today, we must consider future generations: a clean environment is a human right like any other. It is therefore part of our responsibility toward others to ensure that the world we pass on is as healthy, if not healthier, than we found it).

16- Danh ngôn Tây Tạng có câu: “Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh”. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực (There is a saying in Tibetan, “Tragedy should be utilized as a source of strength.”No matter what sort of difficulties, how painful experience is, if we lose our hope, that’s our real disaster).

17- Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là con người hay con vật, là để cống hiến, theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới (The creatures that inhabit this earth-be they human beings or animals-are here to contribute, each in its own particular way, to the beauty and prosperity of the world).

18- Cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa đựng. Tương tự, người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người khôn, dù cho có thân cận bậc thánh (A spoon cannot taste of the food it carries. Likewise, a foolish man cannot understand the wise man’s wisdom even if he associates with a sage).

19- Trong cuộc chiến vì tự do, chân lý là vũ khí duy nhất mà chúng ta sở hữu (In our struggle for freedom, truth is the only weapon we possess).

20. Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh (Compassion and tolerance are not a sign of weakness, but a sign of strength).

III. HÃY TẬN HƯỞNG HẠNH PHÚC

21. Mỗi ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may mắn còn sống, tôi có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí phạm cuộc sống này (Everyday, think as you wake up, today I am fortunate to be alive, I have a precious human life, I am not going to waste it).

22. Tâm con người giống như sự nhảy dù. Nó chỉ trở nên tốt đẹp nhất khi nó ở trạng thái mở bung ra (The mind is like a parachute. It works best when it’s open).

23. Nếu bạn nghĩ rằng bạn quá nhỏ bé để tạo ra sự khác biệt, hãy thử ngủ với loài muỗi [rồi bạn sẽ biết] (If you think you are too small to make a difference, try sleeping with a mosquito).

24. Cần ghi nhận rằng tình thương vĩ đại và các thành tựu to lớn thường dính líu đến các rũi ro lớn (Take into account that great love and great achievements involve great risk).

25. Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm tuột mất các giá trị mà bạn có (Open your arms to change but don’t let go of your values).

26. Hãy nhớ rằng im lặng, thi thoảng, là câu trả lời tốt nhất (Remember that silence is sometimes the best answer).

27. Hạnh phúc con người và sự thỏa mãn con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi các thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc từ máyvi tính (Human happiness and human satisfaction must ultimately come from within oneself. It is wrong to expect some final satisfaction to come from money or from a computer).

28. Thật cần thiết trong việc phát khởi thiện chí và thái độ tốt, càng nhiều càng tốt. Với thiện chí và thái độ tốt, hạnh phúc, ngắn hạn và dài hạn, cho chính ta và tha nhân sẽ hiện hữu (It is very important to generate a good attitude, a good heart, as much as possible. From this, happiness in both the short term and the long term for both yourself and others will come).

29. Chúng ta cần hơn một chút nữa từ bi. Nếu chúng ta không thể có từ bi thì không có chính trị gia hay ảo thuật gia nào có thể cứu nguy hành tinh này (We need a little more compassion, and if we cannot have it then no politician or even a magician can save the planet).

30. Giới truyền thông cần có các lỗ mũi dài như con voi để ngửi thấy các chính trị gia, thị trưởng, thủ tướng và nhà kinh doanh. Chúng ta cần biết thực tại, cái tốt lẫn cái xấu, không đơn thuần chỉ là các biểu hiện bên ngoài (Media people should have long noses like an elephant to smell out politicians, mayors, prime ministers and businessmen. We need to know the reality, the good and the bad, not just the appearance).

IV. MỘT THẾ GIỚI AN BÌNH

31. Tha thứ không có nghĩa là quên đi tất cả những gì đã xảy ra. Nếu điều gì đó xảy ra quá nghiêm trọng thì bạn cần phải tiến hành các biện pháp đối phó. Bạn cần có các biện pháp đối phó (Forgiveness doesn’t mean forget what happened. … If something is serious and it is necessary to take counter-measures, you have to take counter-measures).

32. Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam (True happiness comes from a sense of inner peace and contentment, which in turn must be achieved through the cultivation of altruism, of love and compassion and limination of ignorance, selfishness and greed).

33. Đã đến lúc cần giáo dục quần chúng ngừng lại các tranh cãi dưới danh nghĩa tôn giáo, văn hóa, quốc gia và các hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau. Đấu tranh như thế là vô dụng và tự tử (The time has come to educate people, to cease all quarrels in the name of religion, culture, countries, different political or economic systems. Fighting is useless. Suicide).

34. Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì chúng chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều trị tâm. Khi tâm trở thành sự thực tập, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo (Religion does not mean just precepts, a temple, monastery, or other external signs, for these are subsidiary factors in taming the mind. When the mind becomes the practices, one is a practitioner of religion).

35. Tôi cảm nhận rằng tinh hoa của thực tập tâm linh là thái độ của ta đối với tha nhân. Khi bạn có động cơ chân thành và trong sáng, lúc ấy bạn sẽ có thái độ đúng với tha nhân, trên nền tảng từ bi, tình thương và sự tôn trọng. Thực tập Phật pháp, sẽ mang lại cho bạn sự nhận thức rõ ràng về tính chân như của mỗi con người và tầm quan trọng của người khác, làm lợi lạc bởi các hành vi của bạn (I feel that the essence of spiritual practice is your attitude toward others. When you have a pure, sincere motivation, then you have right attitude toward others based on kindness, compassion, love and respect. Dharma Practice brings the clear realisation of the oneness of all human beings and the importance of others benefiting by your actions).

36. Tâm bồ-đề là dược liệu, có khả năng làm mới và cung cấp sự sống cho mỗi chúng sanh, những ai chỉ cần nghe đến nó. Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, lúc ấy các nhu cầu của bạn đang được hoàn thiện như một phó phẩm (Bodhicitta is the medicine which revives and gives life to every sentient being who even hears of it. When you engage in fulfilling the needs of others, your own needs are fulfilled as a by-product).

37. Từ bi không phải là một phản ứng cảm xúc, mà là sự cam kết chắc chắn được xây dựng trên lý trí. Do vậy, thái độ từ bi thực sự đối với tha nhân sẽ không thay đổi, ngay cả trong tình huống bị người khác ứng xử tiêu cực. Từ bi đích thực không dựa trên các đề án hay sự mong đợi, mà thực ra là dựa trên nhu cầu của tha nhân (Compassion is not just an emotional response but a firm commitment founded on reason. Therefore, a truly compassionate attitude towards others does not change even if they behave negatively. Genuine compassion is based not on our own projections and expectations, but rather on the needs of the other...).

38. Các vấn nạn chúng ta đối diện ngày nay như xung đột bạo lực, sự hủy hoại thiên nhiên, nghèo đói v.v... đều là các vấn nạn do chính con người gây ra. Các vấn nạn cần được giải quyết bằng sự hiểu biết và nỗ lực của con người, cũng như sự phát triển ý thức về tình huynh đệ. Chúng ta cần phát huy tính trách nhiệm phổ quát vì nhau và vì hành tinh mà chúng ta đang chia sẻ (The problems we face today, violent conflicts, destruction of nature, poverty, hunger, and so on, are human-created problems which can be resolved through human effort, understanding and the development of a sense of brotherhood and sisterhood. We need to cultivate a universal responsibility for one another and the planet we share).

39. Vì chúng ta chia sẻ hành tinh nhỏ bé này, chúng ta phải học cách sống hài hòa và hòa bình, vì nhau và vì thiên nhiên. Đó không phải là giấc mơ, mà là sự cần thiết. Chúng ta tương thuộc nhau bằng nhiều cách. Chúng ta đã không thể sống trong cộng đồng cô lập và không thể bỏ qua những gì đang xảy ra ngoài cộng đồng. Chúng ta nên chia sẻ các may mắn mà chúng ta đang hưởng được (Because we all share this small planet earth, we have to learn to live in harmony and peace with each other and with nature. That is not just a dream, but a necessity. We are dependent on each other in so many ways, that we can no longer live in isolated communities and ignore what is happening outside those communities, and we must share the good fortune that we enjoy).

40. Mặc dù tôi nhận ra rằng đạo Phật của tôi [có giá trị] giúp ta phát khởi tâm từ bi, ngay cả đối với những ai chúng ta xem là kẻ thù, tôi tin chắc rằng mọi người có thể phát triển thiện chí và ý thức trách nhiệm phổ quát, cùng với hay không cùng với tôn giáo (Although I have found my own Buddhist religion helpful in generating love and compassion, even for those we consider our enemies, I am convinced that everyone can develop a good heart and a sense of universal responsibility with or without religion).

V. TÔN GIÁO VÀ THẾ GIỚI CỦA TÔI

41. Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta; triết học là lòng tử tế (This is my simple religion. There is no need for temples; no need for complicated philosophy. Our own brain, our own heart is our temple; the philosophy is kindness).

42. Từ một góc nhìn, Phật giáo là một tôn giáo. Từ phương diện khác, Phật giáo là khoa học về tâm và không phải là tôn giáo. Phật giáo có thể là cây cầu giữa hai phương diện vừa nêu (From one viewpoint, Buddhism is a religion, from another viewpoint Buddhism is a science of mind and not a religion. Buddhism can be a bridge between these two sides).

43. Tôi không muốn cải đạo người khác theo đạo Phật. Tất cả các tôn giáo lớn, khi hiểu một cách đúng đắn, đều có tiềm năng phục vụ cái tốt (I don’t want to convert people to Buddhism — all major religions, when understood properly, have the same potential for good).

44. Năm tháng trôi đi, càng ngày tôi càng tin rằng, bỏ qua các dị biệt về triết lý, các tôn giáo có thể làm việc cùng nhau. Mỗi tôn giáo đều nhắm tới việc phục vụ nhân sinh. Vì thế, các tôn giáo khác nhau có thể làm việc cùng nhau để phục vụ

nhân loại và đóng góp cho hòa bình thế giới (As time passes I have firmed my conviction that all religions can work together despite fundamental differences in philosophy. Every religion aims at serving humanity. Therefore, it is possible for the various religions to work together to serve humanity and contribute to world peace).

45. Các bạn cũ ra đi, các bạn mới xuất hiện. Cũng giống như ngày tháng. Khi ngày cũ trôi qua, ngày mới lại đến. Điều quan trọng là hãy làm cho mọi thứ có ý nghĩa: một người bạn có ý nghĩa, hoặc một ngày có ý nghĩa (Old friends pass away, new friends appear. It is just like the days. An old day passes, a new day arrives. The important thing is to make it meaningful: a meaningful friend — or a meaningful day).

46. Giúp đỡ tha nhân là cần thiết, không chỉ trong thời khóa cầu nguyện của ta, mà phải trong đời sống thường nhật. Khi ta nhận chân rằng chúng ta không thể giúp người khác thì điều tối thiểu ta có thể làm là dừng ngay các hành động thương tổn họ (It is necessary to help others, not only in our prayers, but in our daily lives. If we find we cannot help others, the least we can do is to desist from harming them).

47. Chúng ta cần tự phê bình. [Chẳng hạn như] tôi đã làm được gì trong việc vượt qua giận dữ, chấp dính, hận thù, hãnh diện và ganh tỵ? Đây là những điều chúng ta cần kiểm tra trong đời sống thường nhật bằng kiến thức của lời Phật dạy (We must criticize ourselves. How much am I doing about my anger? About my attachment, about my hatred, about my pride, my jealousy? These are the things which we must check in daily life with the knowledge of the Buddhist teachings).

48. Chủ nghĩa cực đoan là kinh hãi vì nó dựa trên cảm xúc thuần túy, hơn là sự thông minh. Nó ngăn tín đồ không thể suy tư với tư cách là các cá nhân và không vì lợi ích của thế giới (Fundamentalism is terrifying because it is based purely on emotion, rather than intelligence. It prevents followers from thinking as individuals and about the good of the world).

49. Ngày nay, chúng ta thực sự là một gia đình toàn cầu. Những gì xảy ra trong một phần của thế giới có thể ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Điều này dĩ nhiên không chỉ đúng với sự việc tiêu cực, mà còn đúng cả với các phát triển tích cực (Today, we are truly a global family. What happens in one part of the world may affect us all. This, of course, is not only true of the negative things that happen, but is equally valid for the positive developments).

50. Ngày nay, chúng ta đối diện với nhiều vấn nạn. Vài vấn nạn do chính chúng ta tạo ra, do các phân biệt về ý thức hệ, tôn giáo, sắc tộc, tình trạng kinh tế, hoặc do các yếu tố khác. Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ dưới góc độ sâu sắc hơn, dưới lăng kính con người, và từ góc độ này, chúng ta nên ghi nhận và tôn trọng tính tương đồng của người khác với tư cách là nhân loại (Today we face many problems. Some are created essentially by ourselves based on divisions due to ideology, religion, race, economic status, or other factors. Therefore, the time has come for us to think on a deeper level, on the human level, and from that level we should appreciate and respect the sameness of others as human beings).

***

 
00:00

Phần VII : 66 CÂU THIỀN NGỮ LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI

Thích Nhật Từ biên tập

Ghi chú: Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ”này là “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ” (六十六條 經典禪語), có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinh điển [Phật giáo]”, được phổ biến trên internet vào khoảng năm

2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010, có tựa đề là “66 câu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật học làm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đã thêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”. Không rõ người biên tập bản Hoa ngữ là ai. Cũng không rõ ai là dịch giả bản tiếng Việt. Sau khi đối chiếu bản Hoa ngữ, tôi đã hiệu đính một vài từ cho chuẩn xác và trau chuốt lời văn cho thuần Việt hơn. Phần hiệu đính và biên tập được tô màu xanh dương đậm để nhận dạng. Các đại từ nhân xưng “anh” trong bản dịch, tôi đều đổi thành “bạn” cho gần gũi với người đọc.

Từ “Kinh điển thiền ngữ” ở đây nên hiểu là “lời minh triết trong Kinh Phật”. Khó tìm được xuất xứ của 66 thiền ngữ này trong Kinh Phật, mặc dù về mặt tư tưởng, chúng diễn ta triết lý Phật giáo ứng dụng, dưới hình thức danh ngôn. Câu 43 diễn đạt sai tư tưởng Phật học, vì Phật giáo không chấp nhận “ngẫu nhiên”, trong khi câu 50 được người biên tập Hoa ngữ đánh tráo tư tưởng Nhất thần giáo vào thiền ngữ Phật giáo, với mục đích lạc dẫn người đọc tin vào quyền uy toàn năng của Thượng đế, vốn không có thật và không được đạo Phật chấp nhận. Không phải tất cả 66 câu “thiền ngữ” này đều mô tả sâu sắc tư tưởng Phật giáo. Đây là điều các Phật tử cần lưu tâm, khi sử dụng tài liệu trên internet vốn khó kiểm chứng tính nguyên thủy về văn bản học Phật giáo, để khỏi hiểu sai tư tưởng Phật giáo nguyên chất.

Để minh họa cho các bài giảng, tôi tạm phân 66 câu thiền ngữ thành 6 phần, mỗi phần 11 câu và đặt tựa đề cho từng phần, nhằm giúp người đọc dễ nhớ các ý tưởng chính trong từng phần. Sau đây là bản dịch Việt có hiệu đính và nguyên tác Hoa ngữ để đối chiếu.

I. CHẤP DÍNH LÀ GỐC KHỔ ĐAU

1. Sở dĩ người ta đau khổ là do đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Tất cả do nội tâm bạn. Chỉ do bạn không chịu buông xuống.

3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai tạo ra nghịch cảnh cho bạn.

4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung, lượng thứ cho người khác, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn. Bạn phải buông bỏ để có được niềm vui đích thực.

5. Khi đang vui, bạn nên nghĩ rằng niềm vui này không vĩnh hằng. Khi đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí mạng sống mình tại những nơi mà nhất định bạn sẽ ân hận.

9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương. Chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, bạn mới có thể thay đổi người khác.

II. THAY VÌ HẬN NGƯỜI, HÃY TỰ CỨU MÌNH

12. Đừng nên có thái độ bất mãn người khác hoài. Bạn hãy quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính mình.

13. Người nào nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì tâm người đó sẽ không thể được thanh thản.

14. Người nào trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “đa khẩu hạ lưu tình”.

16. Thật sự không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Chẳng lẽ khi bị chó điên cắn một phát, bạn phải chạy đến cắn con chó đó một phát?

17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.

18. Khi bạn biết đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, người khác sẽ dễ hiểu ra vấn đề.

19. Cùng là một chiếc bình giống nhau, sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm, sao bạn phải chứa đầy những não phiền làm chi?

20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong trí tưởng tượng của mình.

21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc vì không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân!

22. Hao tổn tâm lực để chú ý người khác sao bằng dành chút tâm lực phản tỉnh bản thân?

III. BUÔNG CHẤP NGÃ LÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

23. Hận thù người khác là mất mát lớn nhất đối với bản thân.

24. Dù ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được và biết trân quý mạng sống của mình. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với y chỉ là sự trừng phạt.

25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ đau. Buông bỏ tình chấp, bạn mới được tự tại.

26. Muốn không hối hận về sau thì đừng khư khư về cách nghĩ của mình.

27. Khi sống thành thật với chính mình, không ai trên đời sẽ lừa dối bạn được.

28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

29. Người âm thầm quan tâm, chúc phúc người khác là đang trao tặng vô hình.

30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì bạn sẽ mắc phải nhầm lẫn như sự đương nhiên.

31. Muốn hiểu một người có thật lòng không, chỉ cần xem điểm xuất phát và mục đích của họ có giống nhau không.

32. Chân lý của nhân sinh được giấu trong cái bình thường.

33. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và sự tôn quý đến từ chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

IV. HÃY ĐỂ THỜI GIAN CUỐN TRÔI KHỔ ĐAU ĐI

34. Thời gian sẽ trôi qua. Hãy để dòng thời gian cuốn trôi phiền não của bạn đi.

35. Ai nghiêm trọng hóa những chuyện đơn thuần sẽ sống trong đau khổ.

36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

37. Buông một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu hư vọng nữa để biện hộ. Cần gì khổ như vậy?

38. Ai sống một ngày vô tích sự thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39. Người gieo duyên rộng mở sẽ không làm tổn thương người khác.

40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.

41. Kính trọng người khác là tự trang nghiêm.

42. Ai có tình thương vô tư thì sẽ có tất cả.

43. Đến là ngẫu nhiên [nhân duyên], đi là tất nhiên [nhân duyên]. Do vậy, bạn cần phải “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”.

44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của mỗi người.

V. BIẾT THƯƠNG CHÍNH MÌNH

45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

46. Lương tâm là thẩm phán công bằng nhất của mỗi người. Bạn lừa dối người khác được nhưng không thể qua mặt lương tâm mình.

47. Người không biết thương bản thân thì không thể thương người khác.

48. Thi thoảng, ta nên tự thầm hỏi: “Ta đang đeo đuổi cái gì? Ta sống vì cái gì?”

49. Đừng vì một chút tranh chấp mà đánh mất tình bạn chí thân. Đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

50. Cảm ơn đời(1) về những gì tôi đã có. Cảm ơn đời vì những gì tôi không có.

51. Biết đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó là từ bi.

52. Nói năng nên tránh tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán, đừng vạch lỗi người, nhờ đó, biến thù thành bạn.

53. Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm, đừng lừa dối chính mình.

54. Nhân quả chưa từng nợ chúng ta thứ gì, nên xin đừng oán trách nhân quả.

55. Đa số người đời làm được ba việc: Dối mình, dối người và bị người dối.

VI. LÀM CHỦ TÂM, LÀM CHỦ HẠNH PHÚC

56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất. Người khác có thể dối bạn nhất thời, tâm dối gạt bạn suốt đời.

57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này. Nếu chịu buông xuống, bạn có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Người chấp khư khư quan niệm của mình, không chịu buông thì trí huệ chỉ đạt được ở một mức độ nhất định.

59. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là phúc đức của bạn. Hôm nay, biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương ngày mai; biết bao nhiêu người đã trở thành phế nhân, biết bao người đã đánh mất tự do, và biết bao nhiêu người phải nước mất nhà tan.

60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi. Tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61. Nếu muốn nắm được tương lai thì bạn phải làm chủ hiện tại.

62. Đừng thốt ra từ miệng những lời ác độc, cho dù người ta có xấu ác với mình bao nhiêu. Càng nguyền rủa người khác, tâm bạn càng bị nhiễm ô. Hãy nghĩ mọi người là thiện tri thức của mình.

63. Người khác có thể làm trái nhân quả, tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ. Vì chúng ta cần giữ tâm thanh tịnh và bản tánh hoàn chỉnh.

64. Người chưa từng cảm nhận sự đau khổ hoặc khó khăn thì khó cảm thông người khác. Muốn học tinh thần cứu khổ, cứu nạn thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

65. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ. Cái cần vứt bỏ chính là tánh cố chấp. Vạn vật đều hữu dụng, nhưng không thuộc về ta.

66. Khi không thể thay đổi được thế giới xung quanh, ta nên sửa đổi chính mình. Giáp mặt tất cả bằng tâm từ bi và trí huệ.

***

1. Bản internet đã đánh tráo thành “Thượng đế” (上蒼) nhằm đưa tư tưởng Nhất thần của các tôn giáo khác vào tư tưởng Phật giáo. Tôi đã dùng từ “đời” để thay thế từ “Thượng đế” vốn được quan niệm là chưa từng hiện hữu trong triết học Phật giáo.

 
00:00

Phần VIII : BÀI CA TỈNH THỨC CUỘC ĐỜI CỦA THIỀN SƯ CHÍ CÔNG

(CHÍ CÔNG THIỀN SƯ TỈNH THẾ CA)
Thích Nhật Từ dịch

Nam lai, Bắc vãng, tẩu Tây đông

Khán đắc phù sinh tổng thị không

Thiên dã không lai, địa dã không

Nhơn sinh yểu yểu tại kỳ trung

Nhật dã không lai, nguyệt dã không

Lai lai, vãng vãng hữu hà công

Điền dã không, lai địa dã không

Hoán liễu đa thiểu chủ nhân ông

Kim dã không lai, ngân dã không,

Tử hậu hà tằng tại thủ trung,

Thê dã không lai, tử dã không,

Huỳnh tuyền lộ thượng bất tương phùng

Đại Tạng kinh trung không thị sắc

Bát Nhã kinh trung sắc thị không

Triêu tẩu tây lai, mộ vãng đông

Nhân sinh cáp tợ thái hoa phong

Thái đắc bách hoa thành mật hậu

Đáo đầu tân khổ nhất trường không

Thâm dạ thính đắc tam canh cổ

Phiên thân bất giác ngũ canh chung

Tử tế tùng đầu tư tưởng khởi

Cánh thị Nam Kha nhất mộng trung

***

Ngược xuôi Nam Bắc, khắp Tây Đông

Thấy rõ cuộc đời vốn rỗng không

Trời cũng không và đất cũng không

Đời người mù mịt ở trong vòng.

Nhật nguyệt chiếu soi rồi cũng không

Đến đi qua lại có gì công

Ruộng vườn đầy ắp còn đâu nữa

Đổi chủ thay người biết bao lần.

Vàng cũng không và bạc cũng không

Chết rồi tay trắng, chẳng theo thân

Vợ chồng, con cái rồi chia cắt

Chín suối xa nhau biệt hồng trần.

Trong Kinh Phật dạy “không là sắc”

Bát-nhã kinh cho “sắc tức không”

Sáng ở chỗ này, chiều chỗ khác

Đời người như thể kiếp “con ong”.

Hút mật từ hoa luôn bận rộn

Mệt đừ ruốt cuộc được gì đâu!

Canh ba chuông đổ, lòng đau thắt

Trở người, bất giác đã canh năm.

Tâm tưởng mọi điều bao tính toán

Hiểu ra mới biết mộng Nam Kha.

***

 
00:00

Phần IX : THI KỆ TỪNG BƯỚC THẢNH THƠI

(Sáng tác vào mùa Phật đản 2003)
Thích Nhật Từ

THỨC DẬY

Ngủ dậy tâm tỉnh thức

Thân an lạc trọn ngày

Nguyện mọi loài chứng đắc

Tính tuệ giác Như Lai.

XUỐNG GIƯỜNG

Từng bước chân thảnh thơi

Mang an lạc cho đời

Nguyện mọi loài nơi nơi

Thoát khỏi kiếp luân hồi.

MỞ CỬA

Mở cửa đón trời tuệ

Xóa tan mọi u mê

Nguyện người tỏ bản thể

Chân như quyết trở về.

LẤY NƯỚC

Nước lấy từ suối sông

Nước lấy từ lòng đất

Nguyện mọi loài chứng nên

Tâm tịnh thanh chân thật.

RỬA MẶT VÀ TAY CHÂN

Nước có thể tẩy sạch

Mọi cấu uế của đời

Nguyện người người thanh bạch

Cho sự sống sáng ngời.

SÚC MIỆNG

Súc miệng và đánh răng

Cho lời, tâm thơm sạch

Nguyện người có khả năng

Chuyển nhơ thành thanh tịnh.

VÀO NHÀ CẦU

Vốn không nhơ không sạch

Sạch nhơ do tâm sanh

Chân như tỏ nguồn mạch

Ba nghiệp thường tịnh thanh.

CHÙI CẦU

Tẩy sạch mọi nhơ bẩn

Cho đời ngát hương hoa

Nguyện mọi người chứng đặng

Tâm thanh tịnh bao la.

TẮM

Dòng nước tẩy xác thân

Cho tâm khỏi bụi trần

Nguyện mọi loài chúng sanh

Được ngọc Phật trong ngần.

QUÉT DỌN

Quét dọn rác thiền môn

Cho nghiệp sạch lớn dần

Nguyện mọi loài trọn nên

Tâm hương đủ năm phần.

ĐỔ RÁC

Với khả năng chuyển hóa

Rác sẽ thành hương thơm

Kim cương ngời trong đá

Vô thường tỏ nguồn chơn.

CẮM HOA

Xin trang nghiêm cõi Phật

Bằng các đóa hoa tâm

Xin mọi loài đến được

Đất thánh đẹp vô ngần.

THAY NƯỚC BÌNH HOA

Thay nước cho hoa tươi

Hoa làm đẹp cuộc đời

Nguyện mọi loài chuyển hóa

Tâm hoa nở rạng ngời.

ĐỐT ĐÈN

Thắp sáng đèn chánh niệm

Cho đời thoát tối tăm

Nguyện quang minh hiển hiện

Đời theo hạnh Quán Âm.

DÂNG HƯƠNG QUẢ

Đem hoa trái từ tâm

Cúng dường lên chư Phật

Mong mọi loài chúng sanh

Ấm no trên mặt đất.

CẦY ĐẤT

Người tìm vàng nơi đất

Đất tìm Phật nơi tâm

Đất, tâm và tính Phật

Ba một vốn thậm thâm.

LÀM VƯỜN

Siêng nhổ cỏ vườn tâm

Cho giống thiện nẩy mầm

Chuyên cần xới đất thức

Cho nhân cách trưởng thành.

TRỒNG CÂY

Cây cho ta bóng mát

Cho khí thở trong lành

Thành tâm gieo giống Phật

Cho tuệ giác viên thành.

TƯỚI CÂY

Tưới cây cho xanh tốt

Tưới tâm cho lặng yên

Tham sân si lịm tắt

Vượt sanh tử ba miền.

LẶT RAU

Lặt rau tươi xanh ngát

Loại bỏ phần hư, sâu

Nguyện người lặt rau Phật

Được chân tâm nhiệm mầu.

UỐNG NƯỚC

Uống nước trong lặng im

Cho tâm tư thiền định

Nguyện người người bình an

Không còn các tâm bịnh.

NÂNG BÁT CƠM

Nâng bát cơm hai tay

Thương nhà nông khổ cực

Nguyện người khỏi đắng cay

An vui trong Phật lực.

CẦM ĐIỆN THOẠI

Cầm ống nói trên tay

Âm thanh truyền vạn dặm

Nguyện nói lời Như Lai

Cho tình người sâu đậm.

CHẠY XE ĐẠP

Thăng bằng trên yên xe

Thong thả từng nhịp đạp

Người trí chuyển tâm mê

Lạc an từng nhịp đập.

LÁI XE

Tôi và xe đồng hành

Trên trăm đường vạn hướng

Bận chi chuyện chậm nhanh

Để tâm lìa chân tướng.

MẶC ÁO QUẦN

Nhớ công lao thợ dệt

Giúp ai che tấm thân

Nguyện cho người tâm huyết

Nối liền những chia phân.

KHOÁC CÀ SA / HẬU

Khoác vào áo thoát tục

Cho tâm tư thảnh thơi

Nguyện mọi loài đạt được

An vui ngay cõi đời.

ĐẮP Y

Khoác vào y giải thoát

Áo ruộng phước trời người

Nguyện mọi loài chứng đắc

Pháp thân Phật ba đời.

CHẤP TAY

Xin tặng người búp sen

Ngát thơm đời hương Phật

Xin mọi loài chứng nên

Tịnh thanh ba-la-mật.

SOI GƯƠNG

Soi gương thấy chân tâm

Vốn chẳng từng dơ sạch

Nguyện mọi loài chúng sanh

Chánh niệm soi nguồn mạch.

VÀO THIỀN ĐƯỜNG

Thanh thản trong thiền đường

Thở sống sâu từng phút

Nguyện mọi người xả buông

Không bận chuyện được mất.

NGỒI XUỐNG

Ngồi như cội bồ-đề

Cho thân tâm thiền định.

Nguyện mọi loài hết mê

Sống phút giây thức tỉnh.

ĐIỀU THÂN

Ngồi trong thế hoa sen

Cho chân tâm khai mở

Nguyện mọi người chứng nên

Nguồn an vui muôn thuở.

ĐIỀU HƠI THỞ

Thở vào ra thư thả

Cho tâm tư lắng trong

Nguyện người theo đạo cả

Sống hiện tại thong dong.

ĐI VÀ SỐNG

Hãy đi bằng tâm chơn

Dạo chơi khắp pháp giới

Hãy sống bằng tình thương

Thơi thới.

CHUNG LỐI

Khi đi chung một lối

Xa nhau vẫn gần nhau

Đạo đời cùng một mối

Thanh cao.

XIẾT CHẶT

Tay ta nắm tay người

Cho tình thương liên đới

Tâm ta nối tâm người

Một gồm thâu pháp giới.

NHỊP BƯỚC

Từng bước chân thảnh thơi

Từng nhịp tâm giải thoát

Vô thường tỏ nguồn khơi

Chứng đắc.

BƯỚC

Từng bước nở hoa sen

Gôm tâm về một mối

Từng bước tâm an nhiên

Mở lối.

DẠO CHƠI

Con bướm vờn cánh hoa

Cánh hoa vui đùa gió

Gió dạo cõi bao la

Quên ta người, đây đó.

NHẬN DẠNG

Đang đi trên núi tuyết

Chớ tìm hạt sương rơi

Đang dầm mình dưới biển

Chớ tìm nước nguồn khơi.

CHUYỂN HÓA

Chánh tâm trong biết đủ

Không thiếu cần gì thêm

An vui từng nhịp thở

Rác sẽ biến thành sen.

TỊNH ĐỘ

Tròn đầy tín hạnh nguyện

Tịnh độ trong tầm tay

Tâm thanh tịnh, vô nhiễm

Tịnh độ đã hiện bày.

DUNG THÔNG

An nhiên chẳng lay động

Không sắc và sắc không

Núi cao và biển rộng

Vạn vật thảy dung thông.

NHẬN CHÂN

Đi về phía mặt trời

Bỏ sau lưng bóng tối

Sống ngay kiếp con người

Để nhận ra nguồn cội.

BẤT NHỊ

Chớ bận chi không sắc

Thiên sai và như thị

Rác và hoa đâu khác

Từ cái nhìn bất nhị.

MỘT VÀ HAI

Ta và người thành hai

Trong ghét thương đắp đổi

Ta và người không hai

Trong tử sinh chấp nối.

KHÔNG TĂNG KHÔNG GIẢM

Hoa nở đầy lối cũ

Mây tụ tán cuối trời

An nhiên từng nhịp thở

Pháp nào có đầy vơi!

TRÔI

Mặc dòng đời trôi chảy

Vẫn nguyên nét chân như

Mặc thời gian đi mãi

Lợi danh quyết tạ từ!

VẪN GƯƠNG MẶT THẬT

Tháng ngày phiêu bạt quên chân tính

Trở giấc trời lên bổng giật mình

Mộng huyễn Nam Kha nay bừng tỉnh

Vẫn gương xưa ấy vẫn bóng hình!

CẤT BƯỚC

Bình minh gọi sương tan trong nắng sớm

Vầng trăng khuya nhường bước ánh trời cao

Chim ríu hót chú tiều phu cất bước

Muôn dặm trình tỉnh thức khỏi chậm mau.

NGUỒN CỘI

Sắc không và không sắc

Vô thủy và vô chung

Ngộ thời cùng một gốc

Dung thông.

NHƯ THỊ

Mặt trời tỏ tầng xanh

Cây bách già tuế nguyệt

Trong nhịp sống tịnh thanh

Tịch diệt!

CHÂN THƯỜNG

Trong tuyết phủ mù sương

Hoa xương rồng tươi nở

Trong lạnh giá trần gian

Tâm chân luôn khai mở.

NHỊP TIẾNG

Từng nhịp mỏ nhẹ rơi

Trong không gian vắng lặng

Từng tiếng tâm sáng ngời

Thượng thặng!

KHÔNG

Cây trúc xanh rỗng ruột

Cây chuối lớn lõi không

Ruột lõi không một vật

Như nước chảy trên sông.

ĐẾN ĐI

Ta đến bằng tay trắng

Ta đi rán trời không

Mưa nhỏ từng giọt đắng

Lãng đãng mây phiêu bồng.

CÒN MẤT

Đâu cái còn cái mất

Đâu cái có cái không

Có còn chăng nghiệp lực

Dòng tâm tưởng mênh mông.

PHIÊU LÃNG

Thuyền chao cơn sóng biếc

Sinh tử há hồi đầu

Bao tháng ngày phiêu lãng

Vô thường và bể dâu.

CÁT BỤI

Dấu chân mờ cát bụi

Không gian vốn lặng trôi

Róch rách chừ bên suối

Vô thường nên đắp bồi.

TÙY DUYÊN

Nét thời gian quên lãng

Nhắc ai nhớ chuyện xưa

Bụi xóa mờ chân khách

Từng nhịp sống thoi đưa.

THOÁNG CHỐC

Lá rơi mùa thu vắng

Bồng bềnh bọt biến khơi

Tóc xanh nay điểm trắng

Thoáng đời như mây trôi.

SEN TÂM

Mon men về lối cũ

Từng bước chân thảnh thơi

Núi vắng hoa say nụ

Búp sen tâm tuyệt vời.

VÔ THANH

Cảnh vắng chim ríu rít

Mây trôi gió vô tình

Đường mòn chân xa tít

Khách thiền cười vô thanh.

VÔ NGÔN

Mây trôi, trời mờ tỏ

Mây tạnh, trời rạng soi

Chợt thấy hoa đào nở

Lòng như hoa không lời.

RẢO BƯỚC

Lữ khách đèo nắng xế

Mon men ở lưng triền

Chân rão từng bước nhẹ

Không động cảnh u huyền.

MẶC TÌNH

Gió thoảng, tùng réo rắc

Vạn vật như một thôi

Đánh giấc dài bên suối

Mặc tình mây trắng trôi.

BỪNG SÁNG

Bình minh trời toả sáng

Ríu rít chim ca vang

Thông reo theo gió thoảng

Tâm bừng sáng lạc an.

TRÀ THU

Lá thu vàng rơi rụng

Tóc xanh thoáng bạc màu

Chén trà bên suối vắng

Trầm lắng cạn đêm thâu.

NGẮM CẢNH

Chim hót trên núi vắng

Nắng dọi mây trắng trôi

Chợt thấy hoa đào thắm

Lòng thanh thản vô lời.

BẬN CHI VÔ THƯỜNG

Gió thoảng từng cơn nhẹ

Mây lãng đãng trời xanh

Giấc thiền quên nắng xế

Mặc vô thường giục nhanh.

GIÓ THOẢNG MÂY TRÔI

Phong trần nửa hoàng hôn

Chiêm bao một cõi đời

Tỉnh mê trong dâu bể

Như gió thoảng mây trôi!

MẶC AI

Thuyền đôi bờ ì ạch

Sông dòng chảy muôn đời

Kìa, con chim luyện cánh

Tự tại bốn phương trời.

***

 
00:00