phong trào

Phần III: GS.TS. Cao Huy Thuần - Bản Chất Văn Hóa Của Cuộc Đấu Tranh Phật Giáo Trong Pháp Nạn 1963

    Hội thảo mà tôi được hân hạnh tham dự hôm nay mang tên: “Năm mươi năm phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam, 1963-2013”. Tên gọi đó lập tức gợi lên một bình luận đáng chú ý: Nên gọi sự kiện lịch sử 1963 là “đấu tranh” hay “pháp nạn?” Người bình luận, tác giả Minh Thạnh, giải thích: “Trong sự kiện đó, phần “đấu tranh” chỉ là phần phụ, phần “pháp nạn” mới là phần chính. Vì có “pháp nạn” nên mới phải đấu tranh. Đấu tranh chỉ là phần hệ quả của pháp nạn.

Phần III: TS. Trần Nam Tiến & Huỳnh Tâm Sáng - Tác Động Của Phong Trào Đấu Tranh Phật Giáo Ở Miền Nam Việt Nam 1963 Đến Quan Hệ Mỹ - Ngô Đình Diệm

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA PHẬT GIÁO Ở MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963

Phần III: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung - Phong Trào Đấu Tranh Của Phật Giáo Miền Nam 1963 - Đỉnh Cao Của Sự Nhập Thế

    Ra đời cách nay trên 2.500 năm, ngay từ đầu, đạo Phật đã là một giáo lý nhập thế. Nhưng không phải ai cũng đồng tình với quan điểm này. Một số ý kiến dựa trên những kinh điển và lối sống của Phật giáo Nguyên thủy đã nhìn Phật giáo như một tôn giáo xa lánh trần tục. Những quan điểm như thế, rõ ràng phản ánh nhận thức không đầy đủ về đạo Phật. 

Phần III: TS. Trần Thuận - Sức Mạnh Truyền Thống Trong Phong Trào Phật Giáo Năm 1963

     Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam đã hơn 2.000 năm. Từ khi vào nước ta đến nay, Phật giáo luôn song hành cùng dân tộc và có những đóng góp lớn lao. Sức mạnh truyền thống của Phật giáo đã góp phần đưa dân tộc ta vượt qua nhiều thử thách nghiệt ngã, có lúc như ngọn sóng trào quét sạch những nguy cơ làm tổn thương tinh thần dân tộc, đem lại sự yên bình cho đất nước.  

Phần III: PGS.TS. Trần Hồng Liên - Từ Phong Trào Tranh Đấu Của Phật Giáo Miền Nam Năm 1963, Nghĩ Về Tinh Thần Nhập Thế Của Phật Giáo Việt Nam

    Nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi phong trào tranh đấu của giới Phật giáo Việt Nam nổi lên chống lại ách thống trị độc tài của chế độ Ngô Đình Diệm. Phong trào ấy đã ghi lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng Tăng Ni, Phật tử, cũng để lại tiếng vang trên trường quốc tế, về một lực lượng Phật giáo Việt Nam tham gia góp phần lớn vào việc lật đổ một chế độ độc tài, gia đình trị.

Phần III: GS.TS. Cao Huy Thuần - Pháp Nạn 1963: Suy Nghĩ Về Bất Bạo Động

    Trong bài viết này, tôi sẽ không nhắc lại lịch sử pháp nạn 1963. Tôi hạn chế vấn đề và chỉ nói đến phương pháp tranh đấu. Phương pháp đó là bất bạo động. Thế giới chứng kiến một cuộc tranh đấu bất bạo động thứ hai trong lịch sử cận đại, sau tranh đấu bất bạo động của thánh Gandhi. Ngay từ đầu, khi phát khởi phong trào, trong đầu của người lãnh đạo lúc đó - tôi muốn nói HT. Trí Quang - đã sáng rực tấm gương của Gandhi.

Phần III: TT.TS. Thích Viên Trí - Bài Học Lịch Sử Từ Ngọn Lửa Quảng Đức

    Có thể không sai khi phát biểu rằng Phật giáo là một trong những tôn giáo yêu chuộng hòa bình nhất trong lịch sử tôn giáo nhân loại; vì suốt gần 3.000 năm tồn tại và phát triển, đạo Phật chưa từng gây ra cảnh chiến tranh, giết chóc, đổ máu vì mục đích truyền đạo hay tranh giành tín đồ. Du nhập đến Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch, giáo lý Phật giáo sớm trở thành lý tưởng sống cho đại đa số người Việt vì tính chất nhân bản, nhân văn và thiết thực của nó.

Phần III: HT.ThS. Thích Đạt Đạo - Tinh Thần Dân Tộc Trong Phong Trào Phật Giáo Năm 1963

    Mọi người đều công nhận xem như là đương nhiên, không cần phải chứng minh, đó là Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc ngày từ những ngày đầu lập quốc. Cố Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết:  “Bình minh của lịch sử dân tộc ta đã gắn liền với Phật giáo”. Tinh thần dân tộc Việt thấm đậm trong tủy, trong máu người dân Việt.

Twitter icon
Facebook icon
Google+ icon
RSS icon
Close menu
Site navigation mobile menu