Khi một hành giả tu Tịnh độ chuyển hoá tận gốc rễ tham ái, hận thù và si mê, gieo trồng vạn thiện công đức: phụng sự xã hội và con người trên tinh thần vô ngã vị tha thì việc sanh về Tây phương không còn quan trọng nữa. Lúc ấy, hành giả đang sống trong cõi Ta Bà với chất lượng cuộc sống của Tịnh độ. Nói cách khác, với chất liệu và chất lượng cuộc sống như vừa nêu, hành giả có mặt ở đâu thì nơi đó được xem là Tịnh độ trần thế. Sau khi phân tích kinh, tác giả đã khẳng định không có yếu tố tha lực trong kinh A-di-đà, dầu chỉ là nghĩa ám chỉ. Theo đó, có thể sự khác biệt căn bản giữa pháp môn Tịnh độ trong kinh A-di-đà và pháp môn Tịnh độ của các vị Tổ sư về tông này. Tu Tịnh độ theo kinh A-di-đà dù có phần khó hơn so với Tịnh độ của các vị tổ sư, nhưng kết quả của sự tu tập và xây dựng Tịnh độ nhân gian khi còn sống và vãng sanh Tịnh độ sau khi qua đời có đảm bảo và chắc chắn hơn. Đó chính là những đóng góp của tác phẩm này.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Pháp hội và bản chất Tịnh Độ
Tiểu Kinh A Di Đà
Đối tượng pháp hội
Cảnh giới Tây phương
Con đường sanh về Tịnh Độ
Thiết lập Tịnh Độ ở ta bà
Sinh thái và sinh hoạt Tịnh Độ
Tâm linh ở Tịnh Độ
Hạ tầng cơ sở
Mô hình sinh thái
Ao thất bảo và nước tám công đức
Hoa sen bảy báu
Nhạc trời và mưa hoa
Nhặt hoa cúng dường
Ăn trong tỉnh thức
Pháp âm nhiệm mầu
Cư dân cõi Tịnh Độ
Điều kiện vãng sanh
Danh hiệu của Phật A Di Đà
Làm bạn bậc trí
Giá trị của khuyến tấn
Điều kiện vãng sanh
Yếu tố hỗ trợ vãng sanh
Nghệ thuật tán dương
Bản chất của sự tán dương
Nghệ thuật tán dương của Phật Thích Ca
Nghệ thuật tán dương của của chư Phật
Như Lai - Bậc hy hữu trong loài người
Ngũ trược ở cõi Ta bà
Học hạnh tuỳ hỷ của chư Phật
Tông chỉ niệm Phật
Giá trị niệm Phật
Phương pháp niệm Phật
Nắm lấy danh hiệu Phật
Chánh niệm tỉnh thức
Thể nghiệm nhất tâm
Thể nghiệm bất loạn
Xa lìa vọng tưởng điên đảo
Viên kim cương tâm linh
Vượt qua hình ảnh trước cửa tử
Visa nhập cảnh cõi Tịnh Độ
Phụ lục
Kinh A Di Đà của Thích Nhật Từ