MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Pháp kệ hô chuông
2. Hồi hướng
3. Đảnh lễ ba ngôi báu
LỜI NÓI ĐẦU
Pháp kệ Hô chuông trong nghi thức này bao gồm 37 bài thiền kệ theo thể song thất lục bát được soạn giả phóng tác từ tinh thần của kinh điển Pali và Đại thừa. Số 37 tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo, vốn là những yếu tố quan trọng của con đường tâm linh được đức Phật giảng dạy. Trong trường hợp thời gian ít, người hô chuông có thể dừng lại ở các con số biểu tượng tâm linh Phật giáo như bài kệ thứ 18 (tượng trưng thập bát giới) hoặc 21 (cấp số nhân 3 lần của số 7, biểu tượng của sự trọn vẹn và đầy đủ).
Sau mỗi bài kệ là danh hiệu của Phật, các Bồ tát lịch sử và các Bồ tát Đại thừa. Chú cát tường, chú vãng sanh, hồi hướng công đức và đảnh lễ ba ngôi báu được đưa vào cuối nghi thức như phần hỗ trợ thực tập rất phổ biến trong các khóa lễ. Mỗi vòng tròn sau danh hiệu hay cuối đoạn thi kệ tượng trưng cho tiếng chuông. Dọng chuông trong chánh niệm sẽ giúp hành giả và mọi người được thư lắng tâm trần, rũ bỏ não phiền và hướng đến an vui.
Lời xướng tụng nên chậm rãi rõ ràng để người dọng chuông và người nghe cùng trải nghiệm các giá trị Phật pháp. Tiếng chuông phải ngân vang sâu lắng để tạo tác dụng tâm lý và trị liệu cho người nghe. Dọng chuông, do đó không chỉ là một nghi thức mà còn là một sự trải nghiệm tâm linh và có giá trị trị liệu khổ đau.
Giác Ngộ, ngày 7-4-2011
TT. Thích Nhật Từ
Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM