Thích Nhật Từ

Kinh Dược Sư

Kinh Dược Sư

Kinh Dược Sư gọi đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Tráng. Tại Trung Quốc còn có thêm bốn bản dịch khác là: 1) bản dịch đời Đông Tấn (năm 317-322) của ngài Miênthi-lợi Mật-đa-la, 2) bản dịch đời Lưu Tấn (năm 457) của ngài Huệ Giản, 3) bản dịch đời Tùy (năm 615) của ngài Đạt-ma-cấp-đa, và 4) bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh (năm 707).

Tác giả: 
Thích Nhật Từ

Kinh Phổ Môn

Kinh Phổ Môn

Tên gọi thông thường của bài kinh này là Phẩm Phổ Môn, kinh Phổ Môn hay kinh Quán Thế Âm và gọi đủ là Quan Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn Phẩm. Đây là bài kinh nói về hạnh nguyện độ sanh của Bồ-tát Quan Thế Âm, và thông qua đó, giới thiệu cách “quán chiếu” cuộc đời để đạt được giác ngộ và giải thoát như phương pháp tu tập phổ biến và có hiệu quả trong cõi Ta-bà.

Tác giả: 
Thích Nhật Từ

Kinh Vu Lan Báo Hiếu

Kinh Vu Lan Báo Hiếu

Kinh Vu-lan Báo Hiếu là tên gọi tắt của Kinh Vu-lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, dạy về đạo hiếu thảo của Phật giáo theo truyền thống Bắc tông. Hai tụng bản trong nghi thức này là bản dịch song thất lục bát của HT. Thích Huệ Đăng, mà phần lớn Tăng Ni và Phật tử đều thuộc lòng. Nghi thức được biên soan gồm ba phần: Phần dẫn nhập, phần Chánh kinh và phần hồi hướng. Đây là nghi thức thuần Việt có nhiều bài sám nguyện, thường đọc tụng suốt mùa Vu-lan tháng bảy như là tháng báo hiếu của người con Phật.

Twitter icon
Facebook icon
Google+ icon
RSS icon
Close menu
Site navigation mobile menu