MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần I: Cốt tủy đạo Phật
Chương I: Đức Phật
Chương II: Pháp
Chương III: Đạo Phật có phải là tôn giáo?
Chương IV: Phật giáo có phải là một hệ thống đạo đức?
Chương V: Đôi nét đặc sắc của đạo Phật
Chương VI: Nghiệp hay định luật đạo đức nhân quả
Chương VII: Sự tái sinh
Chương VIII: Thuyết duyên khởi
Chương IX: Vô ngã hay không có linh hồn
Chương X: Niết bàn
Chương XI: Đường đến niết bàn
Phần II: Một số chủ đề
Đức Phật được tôn vinh
1. Chư thiên ca ngợi
2. Vua chúa ca ngợi
3. Bà la môn ca ngợi
4. Đệ tử ca ngợi
5. Đức Phật tự minh định
Vì hạnh phúc muôn loài
Biện biệt tà chánh
Chánh kiến
Đạo Phật phải chăng là một tôn giáo
Niết bàn phải chăng là hư vô
1. Định nghĩa niết-bàn
2. Những ví dụ về niết-bàn
3. Những quan điểm về niết-bàn
4. Tính chất của niết-bàn
5. Phân loại niết-bàn
Mục đích của chiếc bè
Phật dạy phương pháp điều tâm qua ẩn dụ người chăn trâu
1. Mười một khuyết điểm của vị Tỷ-kheo
2. Mười một ưu điểm của vị Tỷ-kheo
3. Bảng so sánh giữa các kinh tương đương
4. Vài điểm ghi nhận
Từ ngã, pháp chấp đến ngã pháp giai không
1. Ngã
2. Pháp
Đạo đức Phật giáo trên bình diện nhân sinh
Tính chất hòa bình của Phật giáo
1. Nguyên nhân của mọi sự tranh chấp
2. Hậu quả của những sự tranh chấp
3. Cần phải từ bỏ hận thù và tàn bạo
4. Độ lượng khoan dung trước những công kích
5. Trang trải từ tâm đối với muôn loài
6. Các vì vua Phật tử ứng dụng thông điệp hòa bình
7. Giới trí thức tán dương Phật giáo
Đạo đức chính trị của tiền nhân
1. Độ lượng bao dung
2. Xử trí sáng suốt
3. Vì dân, lấy dân làm gốc
4. Thượng tôn luật pháp
Đặc trưng của Phật giáo giai đoạn đầu nhà Trần
1. Những điều kiện khách quan
2. Những điều kiện chủ quan
Đạo Phật qua nhãn quang của giới trí thức
1. Đức Phật, một bậc vĩ nhân
2. Đạo Phật, một tôn giáo cao siêu
3. Đức Phật, bậc lương y; Phật pháp, phương thần dược
4. Phật giáo, đạo từ bi, cứu kho
5. Tinh thần nhân bản của Phật giáo
6. Phật pháp là thông điệp hòa bình
7. Phật giáo phù hợp với tinh thần khoa học
8. Tính chất văn hóa, giáo dục của đạo Phật
9. Chánh tín, phá chấp và dân chủ
10. Phật giáo làm cho dân tộc hùng cường
11. Phật giáo gắn bó với đất nước, dân tộc
Giữ gìn cây pháp
Kế thừa sự nghiệp của Phật
1. Thiền sư
2. Kinh sư
3. Luật sư
4. Pháp sư
5. Giáo thọ sư
6. Giảng sư
7. Kiến trúc sư
8. Y sư
9. Cứu tế sư
Cảnh tỉnh khuyên tu
1. Mạng sống mong manh, thân người rất quý
2. Thời gian qua mau, thì giờ là vàng ngọc
3. Công danh phú quý phù phiếm tựa bọt bèo
4. Cảnh tỉnh khuyên tu đối với người thiện tâm
5. Cảnh tỉnh chung cho hai hạng người
LỜI NÓI ĐẦU
Tập sách Phật Học Khái Yếu bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua. Nội dung chủ yếu nói về nhân cách của bậc Đạo sư, giáo pháp của Ngài và lợi ích thiết thực khi thực hiện những lời dạy ấy.
Tất cả các bài viết được trình bày một cách giản dị, mạnh lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu nội dung Phật học cơ bản được trích dẫn từ một số kinh điển Bắc truyền và Nam truyền. Các bài: Đức Phật được tôn vinh, nói về đức tính từ bi của Ngài khiến cả chư thiên và loài người đều cung kính, qui ngưỡng, hay bài Đức Phật qua nhãn quang của giới trí thức cũng nói lên nhân cách vĩ đại của đức Thế Tôn. Đặc biệt là bài Cốt tuỷ đạo Phật được dịch từ bản Anh ngữ Buddhism in a Nutshell của Đại đức Narada biên soạn, trình bày một cách tổng quát về giáo lý của đức Phật, gợi lên cho chúng ta một hướng tư duy đúng đắn trên bước đường hướng đến giải thoát, niết-bàn. Bên cạnh đó, có những bài nêu lên tính thực tiễn của giáo pháp đối với cuộc đời, nếu áp dụng lời dạy ấy sẽ mang lại lợi lạc cho chính mình và tha nhân trong bất kỳ bối cảnh xã hội nào. Từ đó, Phật tử có thể hiểu thêm rằng giáo lý đức Phật không phải là những lý thuyết khô khan để lý luận mà phải thực hành ngay trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta.
Với người Phật tử, muốn thực hiện nền hòa bình cho nhân loại, thì mỗi cá nhân phải nỗ lực học và hành giáo lý của đức Phật. Xin nguyện cho mỗi người luôn nỗ lực trong đời sống, luôn tự điều chỉnh trong tư duy và hành động, tưới tẩm hạt giống an lạc, hạnh phúc trong từng hơi thở, nhịp đập của mỗi trái tim. Hy vọng tác phẩm này như là món quà tinh thần, giúp người đọc thể nhập được sự an lạc trong chánh pháp. Trân trọng gửi đến chư Phật tử gần xa.
Thiền viện Vạn Hạnh
Mùa An cư, Kỷ sửu
PL.2553 – Dl. 2009
Tỷ-kheo THÍCH PHƯỚC SƠN