Thời đại này, mọi người đều đã rõ: Nhân loại đang bị sự uy hiếp của hủy diệt, đến nơi nào cũng toàn là những đều đáng sợ, áp bức não hại. Hơi thở tự do của nhân loại, hầu như đã bị tắt nghẽn rồi! Nhân gian đã trầm trọng đến như vậy, rốt cuộc vì sao? Theo kinh điển nhà Phật, điều này do nhân loại đánh mất đi ý nghĩa nhân sinh, phủ định giá trị của chính mình; mọi người đều sống trong tâm tình không hư, huyễn diệt. Điều này chẳng những hủ hóa, mà càng trầm trọng; chẳng những say mê trong ái dục hư ảo, mà càng điên cuồng trong thù hận ngược đãi sát hại. Tham ái vật dục, tị hiềm oán hận nhân tình, đưa thế giới chúng ta, đến bờ vực tử vong u ám.
Tôi nói: “Nhân loại đánh mất đi ý nghĩa nhân sinh, phủ định giá trị của chính mình”, có ý gì? Điểm này, tôi muốn giải thích một cách đơn giản. Nhân loại đối với chính mình, có ba cách nhìn không giống nhau, chính là nhất thế luận, nhị thế luận, tam thế luận. Hiện tại, nhất thế luận của chủ nghĩa duy vật, tập kích rộng khắp tâm người. Đại bộ phận nhân loại đều chấp cảnh giới vật chất mắt thấy, cho thế giới vật chất chân thật duy nhất. Họ thấy: Nhân sinh chẳng qua là chuyện này. Sinh, chẳng qua cha mẹ hòa hợp mà sinh ra, hoàn toàn là kết quả của sinh lí phát dục và giao hợp. Chết, chỉ là sự tan rã tổ chức sinh lí, từ đây có nghĩa chẳng còn gì. Nhân sinh trong vũ trụ này, chẳng qua chỉ như vậy; song công nhận hiện tại, phủ nhận đời trước, bác bỏ đời sau. Một khi chết ngay tức khắc nhân sinh quan hoàn toàn kết thúc, lại cũng không từ đâu để an thân lập mạng, rơi vào hầm hố cực đoan không hư, ảo não thất vọng đời đời. Nhân sinh vất vả, rốt cuộc vì chuyện gì chứ? Vì chính mình, chính mình chẳng qua như vậy; chết rồi là hết, vậy có ý nghĩa gì? Vì gia đình, vì quốc gia, vì thế giới, rốt cuộc có quan hệ gì với bản thân mình? Như vậy, chỉ có luôn nghĩ đến hiện tại, tất cả vì nghĩ đến lợi ích của bản thân. Càng có tri thức, càng dối gạt, càng nói lời tục tĩu, càng làm việc xấu. Suốt đời cứ chạy theo tư dục chán nản, vụ lợi. Nghĩ tưởng phong phú đến sinh mệnh thanh niên sung sức, bị thế giới cuống hút, dụ dẫn đến điên cuồng, không xem trời đất ra gì, để đạt được mục đích không từ một thủ đoạn nào, hà khắc tàn nhẫn. Chết là hết, xóa sạch ý nghĩa chân thật của con người, đó là nhất thế luận, nhân sinh quan của những người theo chủ nghĩa duy vật. Thế giới hiện tại, đang mang dịch độc truyền nhiễm, phá hoại cả thế giới, làm cho nó trở nên điên cuồng. Có một số người cho rằng phản duy vật luận, phản chủ nghĩa cộng sản, mà không biết nhân sinh quan của chính mình, người này cùng với những người duy vật luận không hai không khác, đều là nhất thế luận cho chết rồi là hết.
Tiếp theo nói đến nhị thế luận, là cách nhìn phổ biến của đa thần giáo và nhất thần giáo. Họ cho rằng: Sau khi chết, vẫn còn đời sau. Theo tư tưởng cổ xưa của người Trung Quốc: Người chết làm quỉ. Có đức được nhập vào cảnh giới của thần. Còn nếu làm nhiều việc xấu, hoặc là không có con cháu, người chết đó sẽ trở thành oan hồn phiêu bạt khắp nơi. Nhưng đến thời nhà Tống, Minh trở về sau, tinh thần sục sôi phi tôn giáo, giới tri thức đã biến thành nhất thế luận dung tục. Loại nhị thế luận này, bất luận có phải là mê tín hay không, ở trong quá khứ thậm chí hiện tại, vẫn luôn kiên định cổ vũ nội tâm của nhân loại, cho nhân loại tràn đầy quang minh của viễn cảnh, nhẫn chịu khó khăn trước mắt, sau đó khắc phục nó. Đối với sự tiến triển của nhân cách, đạo đức, càng có cống hiến phi thường! Chẳng qua, nhị thế luận của thần giáo, hiện tại ngày càng bị mai một và đi xa với tư tưởng ban đầu! Bởi vì, nhị thế luận, đại để tin có một cái linh thức độc lập, từ trước khi sinh ra đến sau khi chết đi, giống như chạy từ nhà này sang nhà khác. Loại rời xa nhục thể, rời xa linh thức hoặc tự ngã của thân tâm này, tư tưởng cận đại không thể tiếp thọ được. Như nhất thần giáo ở Tây phương, chỉ nói từ hiện tại đến vị lai rơi vào địa ngục hoặc sinh về nước trời, mà nguồn gốc của sinh mệnh hiện hữu, luôn không thể nói rõ hoàn mãn. Nếu nói đây là sự sáng lập của thần, theo ý chỉ của thần đến nhân gian, điều này hiển nhiên là từ ái của thần, hoàn toàn mâu thuẫn. Bởi vì nhân loại có ngàn vạn, lúc nào trên thế giới cũng đang có người được sinh ra, song thật sự được sinh về nước trời, rốt cuộc có bao nhiêu? Nếu quả thật thần là bậc toàn tri, đại lượng đối với loại đi vào đường địa ngục, không phải không biết! Giả sử nói: Thần cho con người tự do ý chí, thần yêu thích nhân loại, dựa vào tự do ý chí trở lại phục vụ thần. Nhưng mà nhân loại đầy dẫy ngu si, quả thật chẳng khác trẻ con. Đưa những đứa trẻ con vô tri, vào nơi hết sức nguy hiểm (địa ngục), chỉ yêu thích một hoặc hai, đưa một hai đứa này ra khỏi nguy hiểm, như vậy chẳng phải vô cùng tàn khốc sao! Chẳng lẽ thần yêu thích như vậy sao? Nếu quả thật có thần, thần minh biết ngàn vạn người đang đọa lạc trong cảnh khổ, thế thì tốt nhất ngày xưa thần không nên sáng tạo ra; nếu chẳng phải sự si cuồng của thần, thì là tàn khốc! Nhị thế luận của thần giáo, càng ngày càng không được nhân loại tín ngưỡng, bởi nội tâm rơi vào hầm hố của không hư, còn tinh thần cũng chẳng có chỗ nương tựa, đây mới thật sự rơi vào cảnh giới ma vương của chủ nghĩa duy vật nhất thế luận. Đây là nhân tố quan trọng làm cho nền văn minh nhân loại gần 100 năm bị dậm chân tại chỗ!
Tam thế luận, là đặc sắc của tôn giáo Ấn Độ, mà Phật giáo cứu cánh nhất. Nhân loại và tất cả chúng sinh, là sự kéo dài vô hạn của sinh mạng; chẳng phải do thần tạo nên, cũng chẳng phải đột nhiên mà có, lại cũng không phải chết là kết thúc mọi chuyện. Điều này giống như nước chảy, hết làn sóng này đến làn sóng khác; sinh và tử, chỉ là sự hiện khởi hoặc tiêu tán của một giai đoạn nào đó, một hoạt động nào đó. Dựa vào tín niệm của loại tam thế luận này, liền thoát khỏi sự thưởng phạt của thần quyền, trở thành nhân sinh quan tự làm tự chịu, khẳng định ý nghĩa chân thật của nhân sinh. Tư tưởng và hành vi đời trước của chúng ta, nếu hướng về tự lợi lợi tha, hướng về điều thiện rời xa điều xấu, thì đời này mới có khả năng hưởng được quả lành hạnh phúc, an lạc. Như vậy, nếu đời này không tiếp tục làm thiện, sau khi chết nhất định sẽ rơi vào cảnh giới bi thảm tối tăm. Có tín niệm tam thế nhân quả này, nghĩ tưởng về trước kia, đầy đủ khả năng an mệnh, quyết chẳng oán trời trách người; vì đời sau, mà phấn đấu hướng thượng, quyết không giải đãi, buông lung. Nhân sinh quan an mệnh có khả năng sáng tạo ra vận mệnh, là ưu điểm duy nhất của luận tam thế nhân quả. Mặt khác, xem coi từ xa xưa đến nay, thọ khổ và hưởng vui, đều là kết quả của việc làm tốt và xấu. Nhân làm thiện và làm ác có thời hạn, cho nên thọ khổ và hưởng vui, chẳng phải vĩnh viễn như vậy, mà chỉ là một giai đoạn trong lịch trình sinh mệnh. Gặp cảnh ngộ bi thảm như thế nào, dù là địa ngục, cũng không nên thất vọng, bởi vì khi sức mạnh của nghiệp xấu hết, chúng sinh trong địa ngục được thoát khổ. Ngược lại, gặp cảnh ngộ hạnh phúc vui vẻ như thế nào, dù giống như trên nước trời, cũng không được tự mãn, bởi vì khi sức mạnh của nghiệp lành hết, vẫn đọa lạc như thường. Cho nên, người chân chính thực tập tam thế nhân quả, dù ở trong tất cả mọi cảnh ngộ, cũng đều tràn đầy niềm tin hi vọng, mà tinh tấn dõng mãnh tiến lên phía trước. Từ tự làm tự chịu nhân rộng ra cùng làm cùng chịu, mỗi một gia đình, mỗi một quốc gia, trong sự kéo dài của lịch sử, xưa nay cũng đều phù hợp qui luật thăng trầm nhân quả.
Khuyết điểm của nhị thế luận, hoàn toàn được tiêu trừ trong tam thế luận. Cho nên, duy chỉ có mọi người tiếp nhận tín niệm nhân quả của tam thế luận, trở thành tín niệm kiên định, cộng đồng, mới có khả năng giải thoát ra khỏi họa hại của dung tục, duy vật luận, nhất thế luận!