MỤC LỤC
Mục lục
Lời giới thiệu
Dẫn nhập
I. Sự cần thiết của việc nghiên cứu văn học Pali
II. Cơ sở khảo cứu hay cá nguồn tài liệu:
III. Tình hình nghiên cứu văn học Pali trên thế giới
IV. Công tác nghiên cứu dịch thuật và giới thiệu văn học Pàli ở Việt Nam
V. Dự kiến công trình và phương pháp khảo cứu
Phần I: Tổng Quan về Văn Học Pàli
Chương I: Văn học Pàli về phương diện lịch sử
I. Cơ sở hình thành
II. Các kỳ kiết tập
III. Nguồn gốc và sự phát triển
IV. Công tác nghiên cứu và chú giải Tam tạng ở Tích Lan
V. Ý nghĩa và tầm quan trọng
Chương II: Ngôn ngữ Pàli
Chương III: Sự phân loại văn học Pàli
I. Luật tạng (Vinaya Pitïaka), gồm 3 tuyển tập chính
II. Kinh tạng (Sutta Pitïaka hay còn gọi là Panca Nikaya) bao gồm 5 tuyển tập:
III. Luận tạng (Abhidhamma Pitïaka) gồm 7 tác phẩm:
IV. Các tác phẩm hậu Kinh tạng xuất hiện trước thời kỳ các sớ giải:
V. Hai tác phẩm nổi tiếng bàn về Giải thoát đạo và Thanh tịnh đạo:
VI. Các sớ giải về Tam tạng Pàli:
VII. Sớ giải các tâp Nettippakarana và Visuddhimagga
VIII. Các tác phẩm sử liệu
IX. Các tiểu sớ giải hay phụ chú
X. Các sách chỉ nam hay hợp tuyển
XI. Các thi phẩm
XII. Các tác phẩm vũ trụ học và ngữ pháp Pàli
Phần II: Văn Tạng Pàli
Chương IV: Kinh tạng Pàli
Đôi điều về lịch sử
Lược khảo 34 bài kinh Trường Bộ 114 (từ kinh số 1-13)
1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla Suttanta)
2. Kinh Sa môn quả (Sàmannaphala Suttanata)
3. Kinh Ambattha (Ambattha Suttanta)
4. Kinh Sonadanda (Sonnadanda Suttanta)
5. Kinh Kutadanta (Kutadanta Suttanta)
6. Kinh Mahàli (Mahàli Suttanta)
7. Kinh Jàliya (Jàliya Suttanta)
8. Kinh Đại Sư tử hống (Mahasìhanada Suttanta)
9. Kinh Potthapada (Potthapada Suttanta)
10. Kinh Tu Bà (Subha Suttanta)
11. Kinh Kevaddha (Kevaddha Suttanta)
12. Kinh Lohicca (Lohicca Suttanta)
13. Kinh Tam minh (Tevijjà Suttanta)
Chương V: Kinh tạng Pàli
14. Kinh Đại bổn (Mahàpadàna Suttanta)
15. Kinh Đại duyên (Mahànidàna Suttanta)
16. Kinh Đại bát Niết bàn (Mahàparinibbàna Suttanta)
17. Kinh Đại Thiện Kiến vương (Mahà-Sudassana Suttanta):
18. Kinh Xà Ni Sha (Janavasabha Suttanta):
19. Kinh Đại Điển Tôn (Mahà-Govinda Suttanta)
20. Kinh Đại hội (Mahà-Samaya Suttanta)
21. Kinh Đế Thích sở vấn (Sakkapanha Suttanta)
22. Kinh Đại niệm xứ (Mahàsatipatthàna Suttanta)
I. Quán thân trên thân (kàye kàyànupassanà)
II. Quán thọ trên các cảm thọ (vedanàsu vedanànupassanà)
III. Quán tâm trên tâm (citte cittànupassanà)
IV. Quán pháp trên các pháp (Dhammesu dhammànupassanà)
23. Kinh Tệ Túc (Pàyàsi Suttanta)
Chương VI: Kinh tạng Pàli
24. Kinh Ba Lê (Pàtika Suttanta)
25. Kinh Ưu Đàm Bà La Sư tử hống (Udumbarika-Sìhanàda Suttanta):
26. Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (Cakkavatti-Sìhanàda Suttanta)
27. Kinh Khởi thế nhân bổn (Agganna Suttanta)
28. Kinh Tự hoan hỷ (Sampasàdanìya Suttanta)
29. Kinh Thanh tịnh (Pàsàdika Suttanta):
30. Kinh Tướng (Lakkhana Suttanta):
31. Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singalovàda Suttanta):
32. Kinh Ashá Nang Chi (Àtànàtiya Suttanta):
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti Suttanta):
34. Kinh Thập thượng (Dasuttara Suttanta):
Chương VII: Kinh tạng Pàli
1. Kinh Pháp môn căn bản (Mùlapariyàya Sutta)
2. Kinh Nhất thiết lậu hoặc (Sabbàsava Sutta)
3. Kinh Thừa tự pháp (Dhammdayàda Sutta)
4. Kinh Sợ hãi và khiếp đảm (Bhayabherava Sutta)
5. Kinh Vô uế (Anangana Sutta)
6. Kinh Ước nguyện (Àkankheyya Sutta)
7. Kinh Ví dụ tấm vải (Vatthùpama Sutta)
8. Kinh Đoạn giảm (Sallekha Sutta)
9. Kinh Chánh tri kiến (Sammàditthi Sutta)
10. Kinh Niệm xứ (Satipatthàna Sutta)
Chương VIII: Kinh tạng Pali
Lược khảo 152 bài kinh Trung bộ (từ kinh 11-20)
11. Tiểu kinh Sư tử hống (Cùlasìhanàda Sutta)
12. Đại kinh Sư tử hống (Mahàsìhanàda Sutta)
13. Đại kinh Khổ uẩn (Mahàdukkhakkhandha Sutta)
14. Tiểu kinh Khổ uẩn (Cùladukkhakkhandha Sutta)
15. Kinh Tư lượng (Anumàna Sutta)
16. Kinh Tâm hoan vu (Cetokhila Sutta)
17. Kinh Khu rừng (Vanapattha Sutta)
18. Kinh Mật hoàn (Madhupindika Sutta)
19. Kinh Song tầm (Dvedhàvitakka Sutta)
20. Kinh An trú tầm (Vitakkasanthàna Sutta)
Chương IX: Kinh tạng Pàli
21. Kinh Ví dụ cái cưa (Kakacùpama Sutta)
22. Kinh Ví dụ con rắn (Alagaddùpama Sutta)
23. Kinh Gò mối (Vammika Sutta)
24. Kinh Trạm xe (Rathavivùta Sutta)
25. Kinh Bẫy mồi (Nivàpa Sutta)
26. Kinh Thánh cầu (Ariyapariyesana Sutta)
27. Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi (Cùlahatthipadopama Sutta)
28. Đại kinh Ví dụ dấu chân voi (Mahàhatthipadopama Sutta)
29. Đại kinh Thí dụ lõi cây (Mahàsàropama Sutta)
30. Tiểu kinh Ví dụ lõi cây (Cùlasàropama Sutta)
Phụ lục: Tiểu sử các luận sư Buddhaghosa, Buddhadatta, Dhammapàla
Buddhaghosa: Cuộc đời và sự nghiệp
Buddhadatta: Cuộc đời và sự nghiệp
Dhammapàla: Cuộc đời và sự nghiệp
Thư mục tham khảo
Lời nói đầu
Suốt hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, Phật giáo đã để lại cho thế giới nhiều di sản văn hóa to lớn vô giá mà cho tới nay dù đã nỗ lực rất lớn con người vẫn chưa khai thác hết. Trong số đó, văn học Pàli Phật giáo Thượng tọa bộ là một kho báu phong phú, đóng góp rất lớn cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực.
Nhờ tấm lòng nhiệt thành mộ đạo của dân chúng Tích Lan và tính hải đảo của xứ sở này mà nhân loại ngày nay đã có thể tiếp xúc với những lời dạy của Đức Phật và các Thánh giả Phật giáo Ấn Độ một cách khá chân xác, bên cạnh các truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng ít nhiều mang sắc thái bản địa hóa. Các biên niên sử Tích Lan viết bằng tiếng Pàli giúp xác định các truyền thống Phật giáo Ấn Độ và Tích Lan cùng nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử của hai quốc gia này. Nhiều công trình sớ giải Pàli đồ sộ của các luận sư nổi tiếng như Buddhadatta, Buddhaghosa, Dhammapàla… giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề về giáo lý, cung cấp nhiều thông tin liên quan đến văn hóa, học thuật cũng như nhiều vấn đề về lịch sử Ấn Độ và Tích Lan cổ đại.
Văn học Pàli cũng gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Thượng tọa bộ tại một số quốc gia Đông Nam châu Á mà trong lịch sử đã từng có những đóng góp nhất định vào quá trình phát triển của các quốc gia này trên nhiều lĩnh vực. Nhìn chung, văn học Pàli đóng vai trò rất lớn đối với nhiều nền văn hóa ở châu Á và ảnh hưởng của nó vẫn còn sâu sắc và sống động trong đời sống con người và xã hội tại nhiều quốc gia. Thật khó mà lượng hết tiềm năng to lớn của kho tàng văn học này đối với đời sống con người một khi được nghiên cứu đầy đủ và vận dụng đúng, bởi lẽ nó chứa đựng nhiều tinh hoa Phật giáo xuất phát từ nền tảng những lời dạy thánh thiện của bậc Đại giác.
Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý, Phật giáo Việt Nam không có cơ duyên tiếp thu nền văn học này ngay từ những buổi đầu lịch sử. Việt Nam có tuyến đường biển thông giao trực tiếp với Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á từ rất sớm. Có lẽ cũng có một vài trường hợp cá biệt trong đó tăng sĩ Phật giáo Việt Nam đọc được các tác phẩm tiếng Sanskrit hoặc tiếng Pàli nhưng quy mô dịch thuật và truyền bá không lớn. Phần lớn những gì Phật giáo Việt Nam tiếp thu được đều thông qua ngả Trung Hoa. Chính vì lẽ đó mà cho đến nay văn học Pàli rất ít được biết đến ở Việt Nam.
Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là quốc gia có khả năng dung hóa và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Nếu vậy, việc giới thiệu và phổ biến rộng rãi một nền văn học không mới nhưng cũng không cũ như văn học Pàli cho người Việt âu cũng là một dịp hay để người Việt chúng ta có thêm sự hiểu biết mà lọc lấy những gì thích hợp và cần cho mình.
Công tác dịch thuật và giới thiệu văn tạng Pàli đã được khuyến khích và thực hiện ở Việt Nam trong gần năm thập kỷ qua. Hy vọng công trình khảo cứu sơ lược này có thể góp thêm một vài thông tin tham khảo.
Vạn Hạnh, Mùa An cư, 2548
THÍCH TÂM MINH
Kính ghi