Ý nghĩa nhân sinh ở đâu? Đây là vấn đề lớn. Con người sau khi cất tiếng khóc chào đời, trong thoáng chốc liền già, liền chết; trong quá trình sinh lão bệnh tử, luôn bận rộn với công việc, cũng bận rộn ăn uống, lo lắng chuyện áo quần… Rốt cuộc vì thứ gì? Rốt cuộc có ý nghĩa gì? Vấn đề như câu đối, khi còn nhỏ, ngây ngô dại dột, dẫn đến cả đời lưu chuyển theo tập quán xã hội, không có lúc nào nghĩ đến vấn đề này, cố nhiên như vậy. Nhưng cảm thọ nhanh chóng, hoặc hoàn cảnh ác liệt, sự nghiệp thất bại, thân thể bệnh hoạn, đánh mất một phần, thậm chí đánh mất tất cả hi vọng. Lúc đó, vấn đề này cả đời mình rốt cuộc vì thứ gì, bận rộn những việc gì, các nghi vấn này luôn xuất hiện trong tâm. Tuy ngẫu nhiên nghĩ tưởng đến vấn đề này, hoặc cứ mãi xoay vần trong đó, chẳng thể giải quyết, vẫn không thể thoát khỏi cái vòng bận rộn, bận rộn với công việc, bận rộn ăn uống, lo lắng chuyện áo quần… Ây! Rốt cuộc “ý nghĩa nhân sinh ở đâu?”
“Tất cả mọi thứ đều là không”, trong đầu của một số người, đã có được đáp án như vậy. Trong ý nghĩ của một số người đó, cuộc sống bận rộn với công việc, bận rộn ăn uống, lo lắng chuyện áo quần… thật tại chẳng có ý nghĩa gì. Trước kia, có lưu truyền bài hát “tỉnh thế ca”. Mở đầu bài hát: “Trời cũng không, đất cũng không, nhân sinh u ám ở trong đó”. Nói thứ gì: “Chồng cũng không, vợ cũng không, đại hạn kéo đến mỗi người bỏ chạy mỗi nơi”. “Mẹ cũng không, con cũng không, trên đường xuống suối vàng không gặp nhau”. Đoạn cuối nói: “Nhân sinh giống như ong hút hoa, sau khi hút trăm hoa thành mật, đến già vất vả thảy là không!” Điều này thất vọng biết chừng nào, hư không biết bao! “Tất cả đều không”, nhân sinh tuyệt chẳng có chút ý nghĩa, cùng với “tất cả đều không” của Phật pháp, hoàn toàn khác biệt. Cách nhìn của bài “tỉnh thế ca”, tất cả đều qui về thất vọng, tiêu tan, cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì. Mà Phật pháp lại là: Từ trong hiện thật nhân sinh, phủ định ý nghĩa tuyệt đối, khẳng định ý nghĩa tương đối của nó; càng thâm nhập, chỉ rõ ý nghĩa tuyệt đối của cuộc sống, cho nhân loại chỗ quay về cứu cánh.
Tuy nhiên trong hành trình của nhân sinh, luôn bị tập kích bởi hư không, thất vọng, tiêu tan, nhưng con người không thể cứ mãi không có ý nghĩa. Giả sử không hoàn thiện, không chính xác, cũng phải có một chút ý nghĩa, để an ủi mình, tiếp tục sống. Người xưa nói: “Lập đức”, “lập công”, “lập ngôn” là “ba thứ bất diệt”, cũng chính là cho rằng nếu có khả năng như vậy, thì không uổng phí đời này, ngược lại có ý nghĩa vĩnh cửu bất diệt. Nói một cách đại khái, ý nghĩa nhân sinh mà thông thường nói đến, không ngoài hai loại: (1) Tại hiện thật nhân gian; (2) Tại vị lai thiên quốc. Tại hiện thật nhân gian, hoặc xem trọng gia đình con cháu đông đúc của gia tộc: Đây là đem ý nghĩa của nhân sinh, gửi vào sự kéo dài của gia tộc. Cho nên tuy người chết đi, mà vẫn có ý nghĩa tồn tại vĩnh cửu. Nho gia ở Trung Quốc, đặc biệt chú trọng đến điểm này. Loài người trong sự kéo dài gia tộc, cần phải “tiếp nối tổ tiên mở mang thế hệ sau”. Cho nên con người cần phải “làm cho đời sau đầy đủ, nở mặt nở mày người đi trước”, đối với tổ tiên phải hết sức lễ tiết. Ông bà tổ tiên, chẳng có mong cầu gì cả, chỉ hi vọng có được cháu chắt. Để khi họ còn sống “hủ hỉ cho vui cửa vui nhà”, sau khi họ chết lo việc thờ cúng, nhang đèn. Như vậy, có thể nhận thọ thống khổ, an tâm cả đời. Nương vào ý nghĩa này, “bất hiếu có ba, mà không có người nối dõi tông đường là lớn nhất”. Do đó họ cho rằng tất cả những việc mình làm, hoặc thiện hoặc ác, sẽ đổ lên đầu con cháu. Vì thế nói: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.” (nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui; nhà tích chứa điều bất thiện ắt sẽ gặp tai ương.)
Hoặc xem trọng quốc gia, coi là ý nghĩa của nhân sinh, gửi vào trong quốc gia. Người mang chủ nghĩa quốc gia cực đoan, cho rằng mọi người đều thuộc quốc gia, duy chỉ có trong quốc gia, nhân sinh mới có ý nghĩa. Giống như cả đời mình chỉ là vì thực hiện phương châm lớn của quốc gia. Điều này cùng với tư tưởng phát triển gia tộc, vốn xuất phát từ một điểm chung. Ngày xưa có một số dân tộc, lấy toàn dân tộc làm nhất thể; một khi có ai bị tổn hại, xem như toàn dân tộc bị tổn tại, cùng kéo nhau đi báo thù. Do có quan niệm này, cho nên mới chiến đấu hi sinh cho dân tộc, sau đó được xem như thần thánh. Đến khi dân tộc đủ lớn mạnh tổ chức thành quốc gia (hoặc dung hợp nhiều dân tộc lại với nhau làm thành quốc gia), hình thành ý nghĩa nhân sinh, tồn tại cùng với sự cường thạnh và phồn vinh của quốc gia. Nho gia xem trọng những người gần, do đó xem trọng gia đình hoặc tông tộc, vì thế mới phân chia thành nhiều bộ phận khác hẳn nhau.
Hoặc để tâm nơi toàn thể nhân loại, cho rằng ý nghĩa nhân sinh, tồn tại trong sự tiến bộ của nhân loại, xã hội. Tiến bộ của nhân loại, cuộc sống mới có ý nghĩa, cũng chính là lí tưởng của nhân loại. Sở dĩ con người vì sự tiến bộ của toàn nhân loại, nên nỗ lực hết sức vì lợi ích chung và riêng.
Đem ý nghĩa nhân sinh, gửi vào gia đình, quốc gia, toàn nhân loại, chẳng phải là chỗ mong ước của nhân loại, mà chỉ vì tổ hợp thân tâm của cá nhân, sẽ không tồn tại lâu dài, được một mất mười. Như vậy, điều này có khả năng xác lập ý nghĩa nhân sinh không? Nếu xem trọng gia đình, giả sử cuộc sống không có con cái, thế chẳng phải nhân sinh chẳng có ý nghĩa gì sao! Xem trọng quốc gia, hãy xem lại lịch sử, bao nhiêu quốc gia lớn mạnh một thời, song thử hỏi hiện tại có còn không? Đã sớm bị tiêu diệt không còn dấu vết, chẳng thấy dạng thấy hình đâu cả. Toàn thể nhân loại ư? Nhân loại hiện thật, nhân loại mà chúng ta biết, dựa vào trái đất để tồn tại hoạt động. Tuy có khả năng hơi lâu dài, song không thể tránh khỏi, một khi trái đất hủy hoại, đến lúc đó, tiến bộ của văn hóa nhân loại, ý nghĩa nhân sinh, tồn tại ra sao? Nói như thế, ý nghĩa nhân sinh mà người đời thường nói, chung qui là hư không, không vượt khỏi tầm nhìn của bài “tỉnh thế ca”.
Lấy mục đích được sinh về nước trời để nói rõ ý nghĩa nhân sinh, đây là tư tưởng thông thường của các tôn giáo, đặc biệt thần giáo ở phương Tây. Thiên thần giáo xem, nhân gian chỉ rỗng tuyếch. Cuộc sống của nhân loại tại nhân gian, tin thần, yêu thần, phụng hành ý chỉ của thần, hi vọng sau khi chết được sinh lên nước trời. Họ nói: Ngày cuối cùng của thế giới đã đến, người không tin thần sẽ bị chịu khổ vĩnh viễn trong con đường cụt (hỏa ngục); còn tin thần sẽ được về nước trời, hưởng thọ hạnh phúc, vui vẻ vĩnh hằng. Nghiêm khắc mà nói, tất cả đức tin việc tốt ở nhân gian, chẳng qua là để chuẩn bị cho về nước trời mà thôi. Song nước trời là chuyện sau này, còn hiện tại không thể nào được vào nước trời. Vì thế, đây chỉ là tín ngưỡng; vì trong hiện thật nhân sinh, thiên quốc không thể chứng thực được. Dùng nước trời không thể chứng thực, làm ý nghĩa cứu cánh của nhân sinh, không cảm thấy quá ư hồ đồ sao?
Phật pháp đối với nhân sinh, phủ định ý nghĩa tuyệt đối của nó, mà nói là khổ, là không. Song nhân sinh không phải không có ý nghĩa tương đối; nếu không có ý nghĩa tương đối, không thể có khả năng trải qua thực tiễn để thể hiện ý nghĩa tuyệt đối. Đầu tiên nói ý nghĩa tương đối của nhân sinh. Theo lời dạy của đức Như Lai, nhân sinh, thế gian, không ngoài “các hành”, tất cả hiện tượng sinh diệt, quá trình sinh diệt lưu biến. Chẳng có bất biến, gọi là “vô thường”. “Vô thường”, tức không có phước báo hạnh phúc vĩnh hằng, chung qui ở nơi diệt, ở nơi không, cho nên nói là “khổ”. Khổ, là không có cứu cánh, tự do hoàn mãn, cho nên nói là “vô ngã” (ngã, nghĩa là tự tại). Bà-la-môn giáo khi đối diện với thế gian nhân sinh như vậy, tư duy suy nghĩ thành một thật thể, nói là “thường”, là “lạc” là “ngã”. Đức Như Lai phủ định họ một cách triệt để, gọi họ là điên đảo. Đức Như Lai đối diện với hiện thật, mà nói chính quán “vô thường”, “khổ”, “vô ngã”. Trong chính quán vô thường, khổ, vô ngã, khẳng định ý nghĩa nhân sinh như thế nào?
Đức Như Lai dạy, thế gian nhân sinh, là “duyên khởi”. Ý nghĩa của duyên khởi: Tất cả hiện tượng, tất cả sự tồn tại, sở dĩ hình thành hiện tượng như vậy, tồn tại như vậy, chẳng phải ý của thần, không phải tự nhiên, không phải túc mệnh, cũng chẳng phải ngẫu nhiên, mà nương tựa vào Duyên sinh khởi. Dưới nhiều lớp nguyên nhân, các loại điều kiện phức tạp, chủ yếu, thứ yếu, mới trở thành hiện tượng như vậy, tồn tại như vậy. Tất cả đều dựa vào nhân duyên; đối với nhân duyên, gọi là quả. Cho nên thế gian nhân sinh, đó là sự quan hệ nhân quả phức tạp vô hạn, chịu qui định nghiêm khắc của định luật nhân quả.
Theo cách nói của Duyên khởi, con người là sự tồn tại của Duyên khởi. Duyên khởi, có quan hệ qua lại đồng thời với cái khác, có quan hệ kéo dài từ trước đến sau với chính nó (cũng gián tiếp đối với cái khác). Ví dụ như con người, tại cùng một thời gian, có quan hệ qua lại, thay đổi làm nhân quả cho nhau với người khác, chúng sinh, đất, nước, lửa, gió (không khí) trong tự nhiên. Một loại tồn tại, chính là một loại hoạt động, dưới nó đều có ảnh hưởng bất đồng đối với mình, đối với người, trở thành quan hệ nhân quả bất đồng. Ví dụ như một quốc gia, bất luận chính trị, kinh tế, giáo dục, ngoại giao…, một kế sách, một hành động, đều có ảnh hưởng hoặc ít hoặc nhiều đến quốc gia; đương nhiên, ảnh hưởng thâm sâu nhất, vẫn là chính mình (quốc gia). Đoàn thể xã hội, gia đình, cũng giống như vậy. Những hành động của mình, đều có ảnh hưởng đến đoàn thể xã hội và gia đình khác; mà chủ yếu nhất đó là ảnh hưởng của mình (đoàn thể xã hội, gia đình). Con người cũng giống như vậy, bất luận ngôn ngữ, văn tự, hành vi, thân thể, đều có ảnh hưởng đến người khác, lại lập tức ảnh hưởng đến chính mình, ảnh hưởng đến tương lai của mình. Chính là chẳng biểu hiện ngoài hành vi nội tâm, cũng (đối với người khác) ảnh hưởng sinh lí, ảnh hưởng sâu nặng nhất vẫn là nội tâm của chính mình. Duyên khởi thế gian, Duyên khởi nhân sinh, chính là quan hệ mạng lưới của năng động bị động, đối mình đối người như vậy. Trong kinh hình dung nó là “huyễn võng”, “đế võng”, từ trong quan hệ qua lại vô hạn, quan hệ tương tục, lí giải nhân sinh tất cả thế gian.
Dựa vào quán nhân quả của duyên khởi, Phật pháp xác nhận hoạt động thân tâm của nhân sinh, hoặc thiện hoặc ác, không chỉ ảnh hưởng bên ngoài, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mình, hình thành tập tính tiềm tàng bên trong (tạm dùng nó chỉ cho nghiệp lực). Đợi đến thân tâm tổ hợp một đời, tuyên cáo tan rã - chết, tập tính (nghiệp lực) ẩn tàng bên trong, lấy ái dục (ái đời sau) đời sau của ái nhiễm tự ngã làm duyên, lại triển khai tổ hợp thân tâm mới, bắt đầu sinh mạng mới. Đối với quá khứ, là sự quyết định của nghiệp lực quá khứ (song Phật pháp vẫn có công lực của đời hiện tại, cho nên không rơi vào định mệnh luận). Phật pháp như vậy, từ trong sự kéo dài của duyên khởi nhân quả, vô thường vô ngã (không giống với những gì các tôn giáo thông thường khác nói, có linh hồn bất biến), kéo dài vô hạn đời này đến đời khác. Quốc gia cũng giống như vậy, chẳng có quốc gia nào thật thể bất biến, vương triều thay nhau sụp đổ, rồi vương triều khác tuyên cáo thành lập. Xác nhận nhân sinh là duyên khởi như vậy, sẽ khẳng định nhân sinh, tất cả hoặc thiện hoặc ác, hoặc giả thọ báo của đời hiện tại, hoặc thọ báo trong đời kế tiếp. Tóm lại, nhân quả là định luật tất nhiên. Thân tâm của đời này, có thể hủy hoại, chết, song hành vi thiện hoặc ác, ảnh hưởng đến chính mình, quyết định không bao giờ mất. Sự kéo dài của nghiệp báo chúng sinh, hoặc thiện hoặc ác, đều có giá trị hoặc chính hoặc phụ, ảnh hưởng đến đời sau, chịu quả báo hoặc vui hoặc khổ. Cho nên chết là một quá trình sinh mạng, nhưng không phải từ đây nó bị tiêu diệt hoàn toàn. Tất cả đều có quả báo, mà hết đời này đến đời khác, không ngừng tạo tác nghiệp mới. Vì thế các khổ nạn tạm thời, đọa lạc, đều không nên thất vọng; đây chỉ là hiện tượng trong thời gian ngắn, còn tiền đồ phía trước tràn ngập ánh quang minh. song có điều, lìa khổ được vui, duy chỉ có nương theo định luật nhân quả, có được nhờ bỏ ác làm lành. Ngoài ra, chẳng có vận may nào cả, cũng không phải năng lực giúp đỡ của thần linh.
Nhân sinh, có được từ nghiệp lành; song hành vi tốt, xấu của đời hiện tại, trở thành điểm mấu chốt cho việc thăng trầm của đời sau. “Nhân sinh khó được”, một lần nữa đức Như Lai nhắc nhở chúng ta. Điều đáng tiếc, nhiều Phật tử, hiểu sai ý chỉ Phật pháp, do đó đa số than thở nhân sinh là khổ, mà rất ít người vui mừng, hạnh phúc vì “nhân sinh khó được”! Trong kinh đức Như Lai nói: Nhân loại có ba thứ đặc biệt thù thắng, không những thù thắng hơn súc sinh, ngạ quỉ, địa ngục, mà còn thù thắng hơn thiên thần. Những điểm thù thắng đặc biệt của nhân loại là gì? Đó là đạo đức, tri thức và nghị lực kiên cường. Trong thế giới loài người, biết khổ mà có khả năng cứu khổ. Tuy nhiên đạo đức, tri thức và nghị lực của nhân loại vẫn chưa hoàn thiện, khó tránh khỏi dẫn đến tác dụng phụ, thậm chí dẫn đến nguy cơ hủy diệt chính mình. Nhưng nhân loại dựa vào ba thứ này, phát triển thành văn hóa cao thượng, là sự thật không được phủ nhận. Tiến bộ của văn hóa nhân loại, chung qui vẫn chưa lí giải triệt để, hoàn thiện, song đã có được khuynh hướng hoàn thiện, cứu cánh. Cho nên nhân loại không những có khả năng bỏ ác làm lành, tự cầu đa phước, mà còn có hướng thượng siêu việt. Theo nhà Phật, duy chỉ có nhân loại, mình, mới có khả năng phát khởi tâm xuất li, phát tâm Bồ-đề. Duy chỉ có nhân loại, mới có khả năng vượt thoát tương đối, khế nhập tuyệt đối (chứng ngộ ban đầu). Nhân sinh khó được như thế đó! Xác nhận “nhân sinh khó được”, ý nghĩa nhân sinh, biểu hiện ra ngoài với khả năng vốn có. Sở dĩ, “nhân sinh khó được”, nên phải hết sức trân quí, tiếc yêu đời sống này, khéo léo lợi dụng đời sống này, không nên cô phụ nó!
Tiếp theo nói từ ý nghĩa tuyệt đối của nhân sinh: Nhân sinh có khả năng làm lành, hướng thượng, nhưng cuối cùng ý nghĩa vẫn chưa hoàn thiện, vẫn chưa vĩnh hằng. Mặc dù có trí lực và phước lực ra sao, đều bị bánh xe thời gian nghiền nát. Người, vẫn đang ở trong sự lưu chuyển (luân hồi) hoặc lên hoặc xuống. Không gì bằng, nhân loại có khả năng ý thức được không hoàn mĩ, không triệt để của mình, cũng có khả năng hiện ra lí tưởng, yêu cầu triệt để và hoàn mĩ (nhà Phật gọi là Phạm hạnh cầu). Nguyện vọng chủ quan này, không thể thực hiện hợp lí, lại bị nước trời vĩnh hằng huyễn tưởng của thần giáo đồ lấn át. Theo Phật pháp, hiện thật của nhân sinh là duyên khởi, duy chỉ có lí giải duyên khởi, nắm vững duyên khởi, thâm nhập bản tính duyên khởi, mới có khả năng vượt thoát tương đối mà thâm nhập vào cảnh giới tuyệt đối. Duyên khởi là hiện tượng vô thường, vô ngã; nhân sinh cũng là nhân sinh của vô thường (không vĩnh hằng), vô ngã (không tự tại). Tất cả do duyên khởi, theo quan điểm nhân quả, đời này đến đời khác, rốt cuộc vì thứ gì, sinh diệt như thế không thôi. Nguyên nhân chính: Chúng sinh, nhân loại lấy (ngược lại với Duyên khởi) ái nhiễm tự ngã làm gốc, dựa vào ái tự ngã mà sinh khởi mọi hành vi. Hành vi dẫn đến nghiệp lực, hình thành hệ nhân quả của tự ngã, mà có sự kéo dài sinh diệt của cá thể. Ngược lại, không có duyên thì không khởi, nếu diệt trừ ái nhiễm tự ngã, liền giải thoát sinh tử, đạt đến cảnh giới “sinh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui”.
Vì sao có ái nhiễm tự ngã? Ái nhiễm tự ngã (đặc tính của nhân loại, nguồn gốc của bản chất tự tư), do nhận thức mê muội (gọi là vô minh), làm chỗ lừa dối mê hoặc hiện tượng, đánh mất khả năng thể nhận bản tính của Duyên khởi bản lai diện mục (mặt mũi xưa nay). Đức Như Lai dùng rất nhiều phương tiện khéo léo, từ trong sinh diệt Duyên khởi, chỉ thẳng sự thường tịch của tính Duyên khởi. Đối với hiện tượng nhận thức thông thường, điều này không rơi vào thời gian và không gian, không rơi vào đây kia, không rơi vào tuyệt đối của sinh diệt. Duyên khởi xưa nay như vậy, chỉ vì chúng sinh, nhân loại bị sự che đậy, mê hoặc của tự ngã kiến, tự ngã ái, điên đảo không nhận chân ra sự thật mà thôi. Cho nên, đức tính, trí lực và nghị lực của nhân loại, dưới phương tiện dẫn dụ của Phật pháp, thông qua việc thực tập phương pháp giải thoát của Phật-đà mà tiến triển cao độ, có khả năng đột phá cảnh giới nhân sinh thông thường. Từ trong Duyên khởi hiện thực, đi thẳng vào (ngộ nhập) tuyệt đối siêu việt. Đạt đến cảnh giới này, nhân sinh tuy vẫn là nhân sinh, mà trong tức khắc nhân sinh là vĩnh hằng, đâu đâu chẳng phải là tự tại giải thoát. Tiểu thừa và Đại thừa của Phật giáo, tuy có ít nhiều sai biệt, song nguyên lí đều giống nhau.
Nhân sinh, không những có ý nghĩa, không những có khả năng phát hiện thấy ý nghĩa, mà còn có khả năng thực hiện ý nghĩa vĩnh hằng tuyệt đối. Tức nhân sinh mà thẳng đến Phật đạo, nhân sinh khó được biết chừng nào!